intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của gốc ghép cho đến năng suất và khả năng chống bệnh với cà chua vụ đông xuân sớm năm 2007 tại Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện pháp này tuy không còn mới mẻ, nhưng chưa được triển khai phổ biến, rộng khắp, đặc biệt ở Thái Nguyên chưa ai nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép trong sản xuất cà chua, với mục đích xác định tổ hợp ghép cà chua thích hợp nhằm sản xuất cà chua trái vụ tại Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của gốc ghép cho đến năng suất và khả năng chống bệnh với cà chua vụ đông xuân sớm năm 2007 tại Thái Nguyên

51(3): 3 - 7<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 3 - 2009<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG<br /> CHỐNG BỆNH VỚI CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN SỚM NĂM 2007<br /> TẠI THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Thúy Hà (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)<br /> <br /> 1.Đặt vấn đề<br /> Mức độ bị bệnh của cây cà chua ở các bộ phận tiếp đất rất cao, đặc biệt là các bệnh héo<br /> xanh vi khuẩn, tuyến trùng hại rễ, nhất là vào thời điểm trái vụ. Để khắc phục các trở ngại trên,<br /> nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đưa vào thử nghiệm như: trồng cà chua trên các vùng<br /> đất cao, trồng giống cà chua kháng bệnh. Một trong những hướng tích cực được nhiều nơi trên<br /> thế giới áp dụng là sử dụng biện pháp ghép cây con của cà chua lên cây cùng họ có bộ rễ tốt, có<br /> khả năng chống lại các bệnh từ đất và sinh trưởng, phát triển tốt trong mùa hè. Ứng dụng phương<br /> pháp ghép ngọn cà chua lên gốc cà là một biện pháp có tính khả thi cao. Biện pháp này tuy<br /> không còn mới mẻ, nhưng chưa được triển khai phổ biến, rộng khắp, đặc biệt ở Thái Nguyên<br /> chưa ai nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng<br /> phương pháp ghép trong sản xuất cà chua, với mục đích xác định tổ hợp ghép cà chua thích hợp<br /> nhằm sản xuất cà chua trái vụ tại Thái Nguyên.<br /> 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> - Cà tím cao sản mua tại công ty liên doanh hạt giống Đông Tây.<br /> - Cà pháo xanh là giống địa phương thu thập từ Thái Nguyên.<br /> - Cà pháo trắng là giống địa phương thu thập từ Cao Bằng.<br /> - Cà pháo xanh là giống địa phương thu thập từ Bắc Kạn.<br /> - Cà chua DV2926 là giống cà chua lai F1 có nguồn gốc từ Ấn Độ.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Xác định tổ hợp ghép thích hợp cho cà chua.<br /> Thí nghiệm được bố trí ở vườn ươm và ngoài ruộng sản xuất gồm 5 công thức, được bố<br /> trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm vườn ươm: 1m2<br /> cho một công thức như vậy tổng diện tích thí nghiệm là 15 m².<br /> Diện tích ô thí nghiệm ngoài đồng ruộng: mỗi công thức 20m² như vậy tổng diện tích thí<br /> nghiệm là 300 m² không kể dải bảo vệ.<br /> Công thức 1: cà chua không ghép.<br /> Công thức 2: cà chua ghép trên gốc cà tím.<br /> Công thức 3: cà chua ghép trên gốc cà pháo Thái Nguyên.<br /> Công thức 4: cà chua ghép trên gốc cà pháo Cao Bằng.<br /> Công thức 5: cà chua ghép trên gốc cà pháo Bắc Kạn.<br /> Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển được đo đếm theo phương pháp quan trắc.<br /> Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại: theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật.<br /> Các số liệu thu được được xử lí trên chương trình máy tính SAS.<br /> 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> 1<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 51(3): 3 - 7<br /> <br /> 3 - 2009<br /> <br /> Thí nghiệm được tiến hành vào vụ đông xuân sớm tại Trung tâm thí nghiệm trường Đại<br /> học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Kết quả ghép cà chua trong vườn ươm<br /> Kĩ thuật ghép giúp cây chống chịu tốt với bệnh hại và môi trường bất thuận nhưng cũng<br /> làm ảnh hưởng đến sức sống của cây giống trong giai đoạn đầu. Kết quả theo dõi tỉ lệ cây đạt<br /> tiêu chuẩn xuất vườn của các tổ hợp ghép được chúng tôi trình bày ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Tỉ lệ đạt tiêu chuẩn của các tổ hợp cà chua ghép trong vườn ươm<br /> Công thức<br /> 1. Cà chua không ghép<br /> 2. Cà chua/cà tím<br /> 3. Cà chua/cà pháo Thái Nguyên<br /> 4. Cà chua/cà pháo Cao Bằng<br /> 5. Cà chua/cà pháo Bắc Kạn<br /> <br /> Tổng số cây<br /> 300<br /> 300<br /> 300<br /> 300<br /> 300<br /> <br /> Tỉ lệ cây sống<br /> (%)<br /> 98,21<br /> 93,12<br /> 80,15<br /> 80,00<br /> 82,25<br /> <br /> Tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn<br /> (%)<br /> 96,15<br /> 90,24<br /> 78,00<br /> 76,21<br /> 80,13<br /> <br /> Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỉ lệ sống sau ghép của các tổ hợp ghép biến động từ 80% –<br /> 93,12%, tuy nhiên ở các gốc ghép khác nhau thì tỉ lệ sống khác nhau. Trong các công thức thí<br /> nghiệm, cà chua ghép trên gốc cà tím có tỉ lệ sống cao hơn cả (đạt 93,12%), thấp nhất là công<br /> thức 4 (cà chua ghép trên gốc cà pháo Cao Bằng) đạt 80%.<br /> So sánh với tiêu chuẩn cây đạt tiêu chuẩn, tỉ lệ cây ghép trong thí nghiệm đạt tiêu chuẩn<br /> trồng ra ruộng khá cao ở cả 4 tổ hợp, đều đạt trên 70%, nhưng cao nhất là tổ hợp cà chua/cà tím<br /> đạt 90,24%, tiếp theo là tổ hợp cà chua/cà pháo Bắc Kạn đạt 80,13%, thấp nhất là tổ hợp cà<br /> chua/cà pháo Cao Bằng đạt 76,21%.<br /> 3.2. Khả năng thích ứng của cây cà chua ghép trên ruộng sản xuất vụ Đông Xuân sớm<br /> 2007- 2008 tại xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên<br /> 3.2.1. Ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br /> Công thức<br /> 1. Cà chua không ghép<br /> 2. Cà chua/cà tím<br /> 3. Cà chua/cà pháo Thái Nguyên<br /> 4. Cà chua/cà pháo Cao Bằng<br /> 5. Cà chua/cà pháo Bắc Kạn<br /> CV%<br /> LSD0,05<br /> <br /> Số chùm/thân<br /> (chùm)<br /> 5.87<br /> 6.45<br /> 5,67<br /> 5.51<br /> 6.3<br /> <br /> Tỉ lệ đậu<br /> quả (%)<br /> 50.5<br /> 57.3<br /> 53.9<br /> 50,9<br /> 56,6<br /> <br /> Số quả/cây<br /> (quả)<br /> 18.3<br /> 28.1<br /> 20.5<br /> 20.4<br /> 24,5<br /> <br /> Khối lượng<br /> TB quả (g)<br /> 125<br /> 146<br /> 118<br /> 112<br /> 117<br /> 4.2<br /> 9.49<br /> <br /> Năng suất<br /> (tấn/ha)<br /> 31.5<br /> 37.2<br /> 31,7<br /> 30,1<br /> 32,7<br /> 5,6<br /> 2,7<br /> <br /> Trong các tổ hợp cà chua ghép, tổ hợp cà chua ghép trên cà tím tỏ ra có ưu thế hơn cả. Về<br /> tính trạng, số chùm quả trên cây đạt 6,45 chùm, tiếp theo là tổ hợp cà chua/cà pháo Bắc Kạn,<br /> giống đối chứng là cà chua không ghép đạt 5,87 chùm và tổ hợp cà chua ghép trên cà pháo Thái<br /> Nguyên và cà pháo Cao Bằng đạt 5,67 và 5,51 chùm/cây.<br /> Tỉ lệ đậu quả ở các tổ hợp ghép đều đạt trên 50%, trong đó tổ hợp ghép cà chua/cà tím, cà<br /> chua/cà pháo Bắc Kạn và cà chua/cà pháo Thái Nguyên cho tỉ lệ đậu quả cao hơn so với cà chua<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 51(3): 3 - 7<br /> <br /> 3 - 2009<br /> <br /> không ghép. Còn tổ hợp ghép cà chua/cà pháo Cao Bằng tỉ lệ đậu quả tương đương với cà chua<br /> không ghép.<br /> Cà chua ghép trên gốc cà tím có số quả trên cây lớn nhất 28,1 quả/cây, tiếp theo là tổ hợp<br /> cà chua ghép trên gốc cà pháo Bắc Kạn 24,5 quả/cây, thấp hơn là tổ hợp cà chua ghép trên cà<br /> pháo Thái Nguyên và cà pháo Cao Bằng tỉ lệ đậu quả đạt 20,4 - 20,5 quả/cây.<br /> Khối lượng quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt. Cà chua ghép trên<br /> gốc cà tím được đánh giá là tổ hợp cho quả có khối lượng cao nhất đạt 146g/quả, cao hơn cà<br /> chua không ghép và các tổ hợp ghép khác trong thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.<br /> Về năng suất cà chua ghép trên gốc cà tím cho năng suất cao nhất cao hơn chắc chắn so<br /> với đối chứng đạt 36,2 tấn/ha, còn các tổ hợp ghép khác năng suất tương đương với công thức<br /> đối chứng ở mức độ tin cậy 95% .<br /> 3.2.2. Khả năng chống chịu của cà chua ghép trong vụ Đông Xuân 2007- 2008<br /> Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại trong các tổ hợp ghép được trình bày tại bảng 3.<br /> Bảng 3. Tình hình sâu,bệnh hại của các tổ hợp cà chua ghép trong thí nghiệm<br /> Công thức<br /> 1. Cà chua không ghép<br /> 2. Cà chua/cà tím<br /> 3. Cà chua/cà pháo Thái Nguyên<br /> 4. Cà chua/cà pháo Cao Bằng<br /> 5. Cà chua/cà pháo Bắc Kạn<br /> <br /> Sâu đục quả (%)<br /> 3.5<br /> 3,0<br /> 2,9<br /> 2,8<br /> 3,2<br /> <br /> Tỉ lệ cây bị bệnh (%)<br /> Héo xanh vi khuẩn<br /> Tuyến trùng<br /> 13.8<br /> 2,7<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Theo dõi sâu hại của các tổ hợp cà chua ghép trên đồng ruộng, chúng tôi thấy tất cả các<br /> công thức trong thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục quả, nhưng do phòng trừ bằng biện pháp phòng<br /> trừ tổng hợp tốt nên tỉ lệ nhiễm bệnh không cao, chúng dao động từ 2,8 - 3,5% số quả bị sâu đục.<br /> Về bệnh hại, tất cả các tổ hợp ghép đều không bị nhiễm bệnh, còn cà chua không ghép bị<br /> nhiễm bệnh nặng, điển hình là một số bệnh từ đất: có tới 13,8% cà chua không ghép bị nhiễm<br /> bệnh héo xanh vi khuẩn, còn bệnh tuyến trùng bị nhiễm với tỉ lệ thấp hơn chiếm 2,7%.<br /> 3.2.3. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của cà chua ghép<br /> Để cụ thể hóa ưu nhược điểm của phương pháp ghép trong sản xuất cà chua, chúng tôi sơ<br /> bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà chua ghép. Kết quả trình bày tại bảng 4.<br /> Bảng 4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của cà chua ghép<br /> Đơn vị:1000 đồng<br /> Công thức<br /> 1. Cà chua không ghép<br /> 2. Cà chua/cà tím<br /> 3. Cà chua/cà pháo Thái Nguyên<br /> 4. Cà chua/cà pháo Cao Bằng<br /> 5. Cà chua/cà pháo Bắc Kạn<br /> <br /> Tổng thu<br /> 94.500<br /> 111.600<br /> 95.100<br /> 90.300<br /> 98.100<br /> <br /> Tổng chi<br /> 33.000<br /> 37.000<br /> 36.500<br /> 36.500<br /> 36.500<br /> <br /> Thu - chi<br /> 61.500<br /> 74.600<br /> 58.600<br /> 53.800<br /> 61.600<br /> <br /> Ghi chú: giá bán 3000đ/kg<br /> <br /> - Kết quả bảng 4 cho thấy, sản xuất cà chua trong điều kiện trái vụ đạt hiệu quả kinh tế<br /> tương đối cao, từ 53.800.000 đ/ha đến 74.000.000đ/ha.<br /> - Kĩ thuật ghép đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là công thức ghép cà chua trên gốc<br /> cà tím cao sản đạt 74.000.000đ/ha, cao hơn tất cả các tổ hợp ghép trong thí nghiệm.<br /> 3<br /> <br /> 51(3): 3 - 7<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 3 - 2009<br /> <br /> -Trong các công thức thí nghiệm, công thức ghép cà chua trên gốc cà tím cao sản hiệu<br /> quả kinh tế đạt cao nhất, cao hơn công thức cà chua không ghép là 13.100.000 đ/ha.<br /> 4. Kết luận và đề nghị<br /> 4.1. Kết luận<br /> - Trong vụ đông xuân sớm năm 2007, cà tím là giống có khả năng làm gốc ghép tốt nhất<br /> so với cà pháo Thái Nguyên, cà pháo Bắc Kạn và cà pháo Cao Bằng.<br /> - Khả năng tiếp hợp của tổ hợp ghép cà chua trên cà tím cao nhất, tỉ lệ sống đạt 93,12%,<br /> tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 90,24%.<br /> - Năng suất của cà chua ghép trên cà tím cao hơn các loại gốc ghép khác trong thí nghiệm<br /> và cao hơn cà chua không ghép, năng suất đạt 37,2 tấn/ha.<br /> - Tất cả các tổ hợp ghép trong thí nghiệm không bị bệnh héo xanh vi khuẩn và tuyến<br /> trùng, còn cà chua không ghép mắc bệnh với tỉ lệ cao, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn (13,8%).<br /> - Trong các tổ hợp ghép, tổ hợp cà chua ghép trên cà tím cho hiệu quả kinh tế cao nhất<br /> đạt 74.000.000đ/ha và cao hơn cà chua không ghép 13.100.000 đ/ha.<br /> 4.2. Đề nghị<br /> - Tìm hiểu thêm các gốc ghép chống bệnh cho cây cà chua.<br /> - Chuyển giao kĩ thuật ghép trong sản xuất cà chua trái vụ cho bà con nông dân trồng cà<br /> chua tại Thái Nguyên <br /> Summary<br /> The Experiment was conducted at Dong Hi district, Thai Nguyen province in eavly<br /> spring crop, 2007. The experiment was set up randomized complete block design (RCBD) with<br /> 3 replications. Apink tomato vaviety was compared to 3 others local vavieties of vound – white<br /> tomato vavieties called Thai Nguyen, Bac Kan and Cao Bang vavieties. As a result, the pink<br /> tomato vaviety show the best recombination of root stock the rate of alived pland was 93,12% as<br /> will as standar plant type was 90,24%, by propagation method. Yield of pink tomato vaviety in<br /> voot stock bypropagation was higher than conventional vavieties. It was 37,2 ton per ha. All of<br /> voot stock were no effected by pseudomonas solanacearum as well as meloidogyne disseaser.<br /> However on the conventional vavieties the vate of pseudomonas solanacearum dissease was<br /> found of 17,8%. Growing root stock of pink tomoto vaviety have the highest economic effect of<br /> 74.000.000 VND per hectave white, the conventional vavieties have only earned 13.100.000<br /> VND per hectave.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1]. Tạ Thu Cúc (2007), Kĩ thuật trồng rau sạch. NXB Phụ nữ.<br /> [2]. Trần Văn Lài (2005), Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loài rau chủ yếu.<br /> NXB Nông nghiệp.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2