Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NANOCLAY VÀ ỐNG NANOCACBON<br />
ĐẾN TỔ CHỨC VÀ CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN<br />
CỦA XI MĂNG NANOCOMPOZIT<br />
Phạm Tuấn Anh1, Vũ Minh Thành1*, Đoàn Tuấn Anh1, Lê Văn Thụ2,<br />
Đào Văn Chương2, Hoàng Thị Ngọc Hà3, Nguyễn Văn Thao4<br />
Tóm tắt: Xi măng chứa nanoclay và ống nano cacbon là loại xi măng<br />
nanocompozit có nhiều tính chất ưu việt đang được nghiên cứu sử dụng để nâng cao<br />
tính chống thấm và độ bền cho các công trình xây dựng. Bài báo này khảo sát ảnh<br />
hưởng của hàm lượng nanoclay, ống nano carbon (CNT) sau biến tính đến tổ chức<br />
và cường độ chịu nén của xi măng nanocompozit. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,<br />
xi măng chứa 0,6% nanoclay và 0,02% CNT có cường độ chịu nén tăng 27% so với<br />
xi măng thông thường.<br />
Từ khóa: Nanoclay, Ống nano carbon, Xi măng nanocompozit, Cường độ chịu nén.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nâng cao chất lượng của xi măng là một đòi hỏi cấp thiết để đáp ứng yêu cầu kỹ<br />
thật của các công trình xây dựng đặc biệt quan trọng [1]. Đây là một hướng nghiên<br />
cứu đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm để tạo ra sản phẩm xi măng chất<br />
lượng cao có nhiều tính năng ưu việt [2]. Xi măng nanocompozit được chế tạo từ<br />
clinke, nanoclay và ống nanocacbon (CNT) có tính năng vượt trội so với xi măng<br />
thông thường, làm tăng tính chống thấm và cường độ chịu nén của bê tông [3,4].<br />
Hướng nghiên cứu này đã được Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn<br />
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện với mục tiêu tạo ra sản<br />
phẩm xi măng nanocompozit chất lượng cao bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong<br />
nước. Do vậy, vấn đề khảo sát ảnh hưởng của nanoclay và CNT tới tổ chức và<br />
cường độ chịu nén của xi măng là cần thiết nhằm lựa chọn ra thành phần phối liệu<br />
hợp lý trong chế tạo xi măng nanocompozit.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Nguyên vật liệu<br />
- Clinke: loại CPC40, nơi sản xuất Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, trên<br />
90% hạt có kích thước nhỏ hơn 90 μm;<br />
- Nanoclay đã biến tính có độ sạch > 90%, chiều dài hạt trung bình 100 ÷ 150 nm;<br />
- Ống nanocacbon đã biến tính có độ sạch > 90%, đường kính ống 10 ÷ 50 nm,<br />
chiều dài ống trung bình 1 ÷ 10 µm;<br />
- Cát đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 7570-2006.<br />
2.2. Thiết bị chế tạo và phân tích mẫu<br />
2.2.1. Thiết bị chế tạo<br />
- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1,0 g;<br />
- Ống đong các loại;<br />
- Khuôn chế tạo mẫu xác định cường độ nén theo TCVN 6016:2011;<br />
- Máy trộn xi măng.<br />
<br />
<br />
136 P. T. Anh, V. M. Thành, …, “Ảnh hưởng của nanoclay… của xi măng nanocompozit.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.2.2. Thiết bị phân tích<br />
- Thiết bị thử nén xác định cường độ nén theo TCVN 6016:2011;<br />
- Kính hiển vi điện tử quét xác định hình thái học bề mặt của mẫu xi măng.<br />
2.3. Chế tạo mẫu vữa xi măng<br />
Chế tạo các mẫu xi măng nanocompozit từ clinke, nanoclay và CNT có thành<br />
phần thay đổi như bảng 1 bằng công nghệ nghiền trộn trong máy nghiền bi.<br />
Sau đó chế tạo mẫu xác định cường độ chịu nén kích thước 40×40×160 mm có<br />
phối liệu: 450g ± 2g xi măng, 1350g ± 5g cát, 225g ± 1g nước và mẫu vữa xi măng<br />
chụp ảnh hiển vi điện tử quét có tỷ lệ xi măng : nước = 3 : 1.<br />
Bảng 1. Thành phần phối liệu của xi măng nanocompozit.<br />
Thành phần khối lượng, %<br />
TT Ký hiệu mẫu Ống nano<br />
Nanoclay Clinke<br />
carbon<br />
1 XM-0 0 0 100<br />
2 XM-1.1 0,2 0 Còn lại<br />
3 XM-1.2 0,4 0 Còn lại<br />
4 XM-1.3 0,6 0 Còn lại<br />
5 XM-2.1 0 0,005 Còn lại<br />
6 XM-2.2 0 0,02 Còn lại<br />
7 XM-2.3 0 0,06 Còn lại<br />
8 XM-2.4 0 0,2 Còn lại<br />
9 XM-3.1 0,6 0,005 Còn lại<br />
10 XM-3.2 0,6 0,02 Còn lại<br />
11 XM-3.3 0,6 0,06 Còn lại<br />
12 XM-3.4 0,6 0,2 Còn lại<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Hình thái học bề mặt của các mẫu xi măng nanocompozit<br />
Các mẫu xi măng sau 28 ngày tiến hành chụp ảnh SEM ở các độ phóng đại khác<br />
nhau như hình 1. Nhìn vào ảnh SEM trên hình 1 nhận thấy, nanoclay và CNT đều<br />
xuất hiện trong những mẫu xi măng có bổ sung thành phần này.<br />
Khi bổ sung nanoclay trong các mẫu XM-1.1, XM-1.2, XM-1.3 nhận thấy không<br />
xuất hiện vết nứt và các lỗ rỗ như trong mẫu XM-0. Cấu trúc lớp của nanoclay còn<br />
thấy xuất hiện trong các mẫu XM-3.1, XM-3.2, XM-3.3 và XM-3.4. Do đó, có thể<br />
thấy nanoclay đóng vai trò giảm thiểu vết nứt và khe hở trong xi măng.<br />
Khi bổ sung CNT trong các mẫu từ XM-2.1 đến XM-3.4 nhận thấy trong vữa xi<br />
măng CNT một phần bị bao bọc bởi vữa xi măng, một phần ở dạng CNT tự do.<br />
Thành phần CNT trong vữa xi măng có vai trò giống như nanoclay. Thành phần<br />
CNT tự do đóng vai trò là cầu nối giữa các hạt, các phần trong xi măng có tác dụng<br />
cản trở sự phát triển của vết nứt nâng cao cơ tính cho vữa xi măng. Nhìn vào ảnh<br />
SEM cũng nhận thấy, khi tăng hàm lượng CNT thì lượng CNT tự do trong vữa xi<br />
măng cũng tăng lên.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 137<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(1) (2) (3)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(4) (5) (6)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(7) (8) (9)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(10) (11) (12)<br />
Hình 1. Ảnh SEM của các mẫu xi măng sau 28 ngày.<br />
Mẫu XM-0 (1); Mẫu XM-1.1 (2); Mẫu XM-1.2 (3); Mẫu XM-1.3 (4);<br />
Mẫu XM-2.1 (5);Mẫu XM-2.2 (6);Mẫu XM-2.3 (7); Mẫu XM-2.4 (8);<br />
Mẫu XM-3.1 (9); Mẫu XM-3.2 (10);Mẫu XM-3.3 (11); Mẫu XM-3.4 (12).<br />
3.2. Cường độ nén của các mẫu xi măng nanocompozit<br />
Tiến hành xác định cường độ chịu nén của các mẫu xi măng sau 3 ngày và sau<br />
28 ngày. Kết quả cường độ chịu nén được thể hiện trên đồ thị hình 2.<br />
Kết quả trên hình 2 nhận thấy, khi bổ sung nanoclay và CNT thì đều có hiệu<br />
ứng làm tăng cường độ chịu nén so với xi măng thông thường.<br />
Ở hình 2a, hàm lượng nanoclay được bổ sung 0,4% ở mẫu XM-1.2 và 0,6% ở<br />
mẫu XM-1.3 cho kết quả cường độ chịu nén tăng khoảng 15%. Còn ở mẫu XM-1.1<br />
có hàm lượng nanoclay 0,2% cho kết quả thay đổi cường độ chịu nén không nhiều.<br />
<br />
<br />
138 P. T. Anh, V. M. Thành, …, “Ảnh hưởng của nanoclay… của xi măng nanocompozit.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Do nanoclay biến tính có tính kỵ nước nên khi phân bố trong xi măng sẽ giúp các<br />
hạt clinke dễ dàng trượt lên nhau làm tăng mật độ của xi măng. Đồng thời, với kích<br />
thước nhỏ mịn nên nanoclay dễ dàng chèn vào các vị trí vết nứt tế vi tạo thành<br />
trong quá trình thủy hóa giúp nâng cao cơ tính của xi măng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c)<br />
Hình 2. Cường độ chịu nén của các mẫu xi măng.<br />
Hình 2b là kết quả cường độ chịu nén của xi măng khi bổ sung CNT. Khi tăng<br />
hàm lượng CNT thì cường độ chịu nén của mẫu tăng, sau đó giá trị cường độ chịu<br />
nén lại giảm dần. Kết quả hình 2b chỉ ra mẫu XM-2.2 với hàm lượng CNT 0,02%<br />
cho giá trị cường độ chịu nén cao nhất, tăng khoảng 25% so với mẫu xi măng<br />
thông thường XM-0. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do với hàm<br />
lượng CNT thấp thì lượng CNT tự do đóng vai trò làm cầu nối ngăn cản vết nứt<br />
trong xi măng thể hiện không rõ nét. Ngược lại, khi tiếp tục tăng hàm lượng CNT<br />
trong xi măng lên thì lượng CNT tự do cũng tăng do vậy chúng làm cản trở quá<br />
trình thủy hóa, bên cạnh đó lượng CNT tự do lại có thể trở thành tâm để phát triển<br />
các vết nứt tế vi. Chính điều này làm giảm tính chất của xi măng nano compozit.<br />
Hình 2c là cường độ chịu nén của các mẫu có cùng hàm lượng nanoclay 0,6%<br />
còn hàm lượng CNT thay đổi, hiệu ứng cũng tương tự như các mẫu trên hình 2b,<br />
tuy nhiên nhờ có thêm nanoclay nên các mẫu này có giá trị cường độ chịu nén cao<br />
hơn so với các mẫu trên hình 2b. Mẫu XM-3.2 với hàm lượng nanoclay 0,6% và<br />
CNT 0,02% cho giá trị cường độ chịu nén cao nhất, cao hơn 27% so với mẫu xi<br />
măng thông thường XM-0.<br />
Từ hình 2 thấy ảnh hưởng của ống nano cacbon (CNT), với hàm lượng thích<br />
hợp, đến cường độ chịu nén của xi măng nanocompozit là rõ rệt.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Nanoclay và ống nanocacbon làm giảm thiểu các vi vết nứt và khe hở trong xi<br />
măng và có ảnh hưởng lớn đến tổ chức, tính chất của vữa xi măng. Khi thêm 0,6%<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 139<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
nanoclay và 0,02% ống nanocacbon vào xi măng thì cường độ chịu nén sau 28<br />
ngày của xi măng đạt 60,0 Mpa, tăng 27% so với xi măng thông thường.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của đề tài độc lập cấp<br />
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu công nghệ chế tạo xi<br />
măng nano composit ứng dụng trong bê tông siêu chống thấm", mã số<br />
VAST.ĐL.05/13/14.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Bá Cẩn, "Xi măng và bê tông nặng", NXB Khoa học và kỹ thuật, 2008.<br />
[2]. Li GY, Wang PM, Zhao X, "Mechanical behavior and microstructure of<br />
cement composites incorporating surface-treated multi-walled carbon<br />
nanotubes", Carbon 2005.<br />
[3]. M.S. Morsy, S.H. Alsayed, M. Aqel, "Hybrid effect of carbon nanotube and<br />
nanoclay on physico-mechanical properties of cement mortar", Construction<br />
and Building Materials 25, P 145 - 149, 2011<br />
[4]. G. Ferro et all, "Carbon nanotubes cement composites", Cassino (FR), Italia,<br />
13-15 Giugno 2011.<br />
[5]. TCVN 6016:2011, "Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ", Bộ<br />
KH&CN, 2011.<br />
[6]. Nguyễn Tấn Quý, Nguyễn Thiện Ruệ, "Giáo trình công nghệ bê tông xi<br />
măng", NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.<br />
[7]. Rafat Siddique, Ankur Mehta, "Effect of carbon nanotubes on properties of<br />
cement mortars", Construction and Building Materials 50 (2014) 116 - 129.<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF NANOCLAY AND CARBON NANOTUBES<br />
ON THE MICRO STRUCTURE AND COMPRESSIVE STRENGTH<br />
OF THE NANOCOMPOSITE CEMENT<br />
The cement containing nanoclay and carbon nanotubes as<br />
nanocomposite cements have many advance properties are being studied to<br />
improve the use of waterproofing and durability of the construction works.<br />
This paper investigated the effect of nanoclay, modified carbon nanotubes<br />
(CNT) content on the micro structure and compressive strength of the<br />
nanocomposites cement. Research results indicate that the cement containing<br />
0.6% nanoclay and 0.02% CNT have the compressive strength increased by<br />
27% compared with conventional cements.<br />
Keywords: Nanoclay, Carbon nanotubes, Nano-composite cement, Compressive strength.<br />
<br />
Nhận bài ngày 27 tháng 05 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 28 tháng 03 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 08 năm 2016<br />
Địa chỉ: 1 Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng;<br />
2<br />
Viện Kỹ thuật Hóa học, Sinh học và Tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục HC-KT, Bộ Công an ;<br />
3<br />
Khoa Tự nhiên, Đại học Hoa Lư Ninh Bình ;<br />
4<br />
Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
*<br />
Email: vmthanh222@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
140 P. T. Anh, V. M. Thành, …, “Ảnh hưởng của nanoclay… của xi măng nanocompozit.”<br />