VËt lý<br />
<br />
<br />
<br />
¶nh hëng cña ph©n bè n¨ng lîng b¬m<br />
lªn cÊu tróc chïm tia ph¸t laser r¾n<br />
b¬m ngang b»ng laser b¸n dÉn<br />
MAI VĂN LƯU<br />
Tóm tắt: Trong bài viết này chúng tôi dẫn ra biểu thức mô tả sự phụ thuộc của<br />
tiêu cự thấu kính nhiệt vào các tham số của nguồn bơm trong laser rắn bơm ngang<br />
bằng laser bán dẫn. Từ đó, đưa ra các biểu thức đặc trưng cho cấu hình buồng<br />
cộng hưởng và cấu trúc chùm tia laser phát ra. Trong một mô hình cụ thể làm ví<br />
dụ, ảnh hưởng của bán kính vết chùm bơm lên tiêu cự thấu kính, bán kính mặt thắt<br />
không gian mode cơ bản và bán kính vết chùm tia, cũng như góc phân kỳ của chùm<br />
tia đã được mô phỏng và bình luận.<br />
Từ khóa: Laser rắn, Cấu trúc chùm tia, Phân bố năng lượng<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Laser rắn bơm bằng nguồn không kết hợp luôn luôn cần làm lạnh để giảm bớt ảnh<br />
hưởng của hiệu ứng nhiệt vào chất lượng của chùm tia tạo ra [1,10]. Để giảm hiệu ứng<br />
nhiệt, việc sử dụng nguồn laser kết hợp là một lựa chọn tối ưu. Do bơm ngang bằng hai<br />
hoặc bốn laser bán dẫn, hơn nữa, phân bố năng lượng của chùm bơm laser có dạng Gauss,<br />
nên năng lượng bơm phân bố không đều theo tiết diện ngang[2,3,4]. Điều đó nghĩa là, quá<br />
trình nhiệt xuất hiện không đồng nhất trong hoạt chất laser. Đây là một nguyên nhân tạo ra<br />
hệ thấu kính nhiệt trong buồng cộng hưởng laser [5]. Với hệ thấu kính nhiệt, cấu trúc<br />
quang học của BCH sẽ thay đổi và do đó, cấu trúc chùm tia laser sẽ được thay đổi [11].<br />
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày các biểu thức của thấu kính nhiệt, chiều dài<br />
buồng cộng hưởng và bán kính cong của gương khi tính đến ảnh hưởng của hiệu ứng<br />
nhiệt. Sử dụng các biểu thức dẫn ra chúng tôi khảo sát và bình luận ảnh hưởng của phân<br />
bố năng lượng bơm vào cấu trúc buồng cộng hưởng và cấu trúc chùm tia laser phát ra.<br />
2. THẤU KÍNH NHIỆT GÂY RA DO NGUỒN BƠM<br />
Thay đổi nhiệt độ dẫn đến thay đổi chiết suất tại một điểm của hoạt chất được biễu diễn<br />
bởi công thức [6]:<br />
n T n 0 (dn / dT )T (1)<br />
trong đó, n(0) là chiết suất khi T 0 , dn / dT là “hệ số nhiệt” của chiết suất phụ<br />
thuộc nhiệt độ.<br />
Trong trường hợp nhiệt độ thay đổi dạng Gradient theo bán kính hướng tâm của hoạt<br />
chất, chiết suất được biễu diễn bởi công thức:<br />
2<br />
n n(0) n2 ( ) (2)<br />
2<br />
trong đó, n2 là hệ số thay đổi chiết suất do nhiệt năng, là bán kính hướng tâm trong<br />
hoạt chất. Với phân bố chiết suất theo (2), tiêu cự thấu kính nhiệt gây ra do thay đổi chiết<br />
suất được tính[11]:<br />
n <br />
1/ f n2 n0 sin 2 d (3)<br />
n0 <br />
trong đó, d là chiều dài hoạt chất. Từ (1) và (2) ta có:<br />
<br />
<br />
<br />
128 M. V. Lưu, "Ảnh hưởng phân bố năng lượng bơm … bơm ngang bằng laser bán dẫn."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
dn / dT T n2 2 / 2 (4)<br />
Hay:<br />
n2 2(dn / dT )(T / 2 ) (5)<br />
Nếu gọi T là độ chênh lệnh nhiệt giữa tâm và biên của hoạt chất có bán kính a , ta<br />
có:<br />
dn T<br />
n2 2 (6)<br />
dT a 2<br />
Đối với hoạt chất laser rắn, thông thường thoả mãn điều kiện d n2 1 , do đó, từ (3)<br />
có thể tính tiêu cự thấu kính nhiệt f 1/ n2 d , hay:<br />
1<br />
a 2 dn <br />
f T (7)<br />
2d dT <br />
Giả thiết môi trường hoạt chất là đồng nhất về mặt vĩ mô (về phương diện vi mô hoạt<br />
chất laser rắn không đồng nhất), khi đó thay đổi chiết suất trong môi trường hoạt chất laser<br />
được cho bởi [12]:<br />
T ( )<br />
n( ) n(0) n( ) (n0 1) (8)<br />
T0<br />
trong đó, T0 là nhiệt độ tại tâm, n0 là chiết suất tại tâm, T ( ) là chênh lệch nhiệt độ tại<br />
vị trí so với tâm. Trong cấu hình laser rắn bơm ngang bằng laser bán dẫn, phân bố năng<br />
lượng của laser bơm có dạng tựa Gauss. Giả sử phân bố cường độ bơm trong hoạt chất<br />
sau khi đi qua hệ thấu kính được viết theo công thức sau[9]:<br />
2<br />
Win 0 2x2 <br />
I in ( x, y ) I 0 exp 2 (9)<br />
Win ( y ) Win ( y ) <br />
Cũng trong cấu hình này, giả sử bốn thanh laser bán dẫn được thiết kế sao cho các<br />
thông số I 0 , y0 và W0 như nhau, khi đó phân bố cường độ tổng trong hoạt chất có thể mô<br />
tả bởi công thức sau (với các biến số vị trí x và y thay đổi vai trò cho nhau):<br />
1 2 2 x2 1 <br />
2<br />
2x2 <br />
exp 2 exp 2 <br />
W ( y) <br />
2 in Win ( y) Win ( y) Win ( y) (10)<br />
I fourside ( ) I fourside ( x, y) I0Win0 2 2 <br />
1 2 y2 1 2 y2 <br />
exp 2 exp 2 <br />
Win ( x) Win ( x) Win (x) Win (x) <br />
Trong nghiên cứu này chúng ta chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của nguồn bơm lên cấu<br />
trúc của chùm laser phát trong chế độ tối ưu, tức là khi không gian bơm và không gian<br />
mode cơ bản trùng nhau, nghĩa là[7]:<br />
L<br />
Wb WMODE L( R L) (11)<br />
2<br />
trong đó, L là độ dài buồng cộng hưởng, R là bán kính cong của gương phản xạ 100%<br />
trong buồng cộng hưởng bán tiêu (một gương cầu và một gương phẳng- Hermiconfocal<br />
resonator). Trong công trình [9,12], đã đưa ra biểu thức tính chiết suất của môi trường khi<br />
có tác động của chùm laser bơm dạng Gauss như sau:<br />
Q W 2 n 0 1 2 2 (12)<br />
n ( ) n 0 0 b ln 2 <br />
8K n T0 Wb <br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08-2014 129<br />
VËt lý<br />
<br />
<br />
trong đó, Q0 là nhiệt lượng tại tâm hoạt chất tích tụ do bơm[12]:<br />
Pb L<br />
Q0 2<br />
(13)<br />
2 .d .Wb b L<br />
ở đây, Pb là công suất bơm [W], l , b là tần số sóng laser và sóng bơm, d là chiều dài<br />
hoạt chất [cm], Wb là một nửa độ rộng 1/e của phân bố năng lượng bơm trên tiết diện<br />
ngang của hoạt chất [cm], K n là hệ số dẫn nhiệt của hoạt chất [W/cm.K] và T0 là nhiệt độ<br />
của hoạt chất khi chưa có bơm [K]. Từ (11), (12) và (13) ta nhận được biểu thức tính<br />
chênh nhiệt độ giữa tâm và biên của hoạt chất như sau:<br />
Pb L 1 2a 2 <br />
T (a ) ln 2 (14)<br />
2 d b L 8 K n Wb <br />
Thay (14) vào (7) ta nhận được biểu thức tính tiêu cự thấu kính nhiệt:<br />
1<br />
a 2 dn Pb L 1 2a 2 <br />
f ln (15)<br />
2d dT 2 d b L 8 K n Wb2 <br />
<br />
Từ (15) ta thấy, tiêu cự thấu kính nhiệt (f)<br />
phụ thuộc vào nhiều tham số. Ảnh hưởng<br />
của f vào tiết diện mặt thắt phân bố năng<br />
lượng bơm W0 (hình 1) được mô phỏng<br />
cho tinh thể YAG:Nd có a 3mm ,<br />
d 10cm , dn / dT 7,3.106 / K ,<br />
K n 12, 6.102 W/ cm.K , L 1.06 m ,<br />
b 0.95 m , R 100cm và L 30cm [10].<br />
Từ hình 1 ta thấy, khi phân bố năng<br />
lượng trên tiết diện ngang của chùm bơm<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của tiêu cự vào có dạng Gauss, tiêu cự của thấu kính<br />
bán kính tiết diện phân bố năng lượng bơm. nhiệt tăng khi bán kính tiết diện tăng.<br />
3. ẢNH HƯỞNG CỦA THẤU KÍNH NHIỆT LÊN CẤU TRÚC CHÙM TIA<br />
Giả sử trong buồng cộng hưởng xuất hiện môi trường hoạt chất đóng vai trò như một<br />
thấu kính nhiệt trong quá trình hoạt động (hình 2). Với các điều kiện bơm nhất định, thấu<br />
kính này có tiêu cự f và nó phụ thuộc vào các tham số như đã nói ở trên. Khi đó, gương<br />
phản xạ 100% và thấu kính tạo thành một hệ quang có tiêu cự:<br />
f .R / 2 (16)<br />
f '<br />
R/2 f<br />
Hệ quang này tương đương với một gương có bán kính cong:<br />
f .R<br />
R' (17)<br />
R/2 f<br />
Sử dụng lý thuyết ma trận truyền trong của các hệ quang [10], vị trí của hệ quang so<br />
với gương phẳng được xác định:<br />
( L a)a f <br />
L ' L f a (18)<br />
f <br />
<br />
<br />
130 M. V. Lưu, "Ảnh hưởng phân bố năng lượng bơm … bơm ngang bằng laser bán dẫn."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
Từ (18) ta thấy, để L’ có ý nghĩa vật lý, tức là L’>0 thì f phải lớn hơn a. Thông thường,<br />
trong laser bơm bằng laser bán dẫn, độ dài của hoạt chất gần với độ dài của buồng cộng<br />
hưởng ( d L ). Nếu hoạt chất trở thành thấu kính nhiệt thì mặt phẳng chính của thấu kính<br />
nằm tại tâm hoạt chất, gần tâm của buồng cộng hưởng, nghĩa là a L / 2 , do đó:<br />
f L/2 (19)<br />
Bất đẳng thức (19) chính là điều<br />
kiện hoạt động của laser khi có hiệu<br />
ứng thấu kính nhiệt. Với điều kiện<br />
này, từ (18) có thể suy ra:<br />
L' L (20)<br />
Điều này cho thấy điểm thắt của<br />
chùm tia không còn nằm trên gương<br />
Hình 2. Buồng cộng hưởng bán cầu ra nữa mà dịch vào trong buồng cộng<br />
chứa thấu kính nhiệt. hưởng.<br />
Trong trường hợp f a L / 2 thì:<br />
L ' (L a2 / f ) L (21)<br />
nghĩa là hiệu ứng thấu kính nhiệt không ảnh hưởng đến cấu trúc buồng cộng hưởng hay<br />
cấu trúc chùm tia phát. Thế R và L trong (11) bởi R’ và L’ trong (17), (18) ta nhận được<br />
biểu thức mới cho bán kính mặt thắt của mode cơ bản trong buồng cộng hưởng có thấu<br />
kính nhiệt:<br />
L<br />
WMode, f L '( R ' L ') (22)<br />
2<br />
Thay (22) vào (9), lưu ý rằng tọa độ gốc z=0 tại gương ra được thế bởi (L’-L), ta có<br />
biểu thức của cường độ laser phát ra từ buồng cộng hưởng chứa thấu kính nhiệt:<br />
W m od e , f 2 2 (23)<br />
I ( , z ) I (0, L ' L ) ex p 2 <br />
W ( z L ' L ) W ( z L ' L ) <br />
2<br />
trong đó W ( z ) WMODE , f 1 z / b ' và b ' 2 L '( R ' L ') .<br />
Từ các biểu thức (11), (17) và (18) chúng ta khảo sát ảnh hưởng của hiệu ứng thấu kính<br />
nhiệt lên cấu trúc chùm tia phát nhờ biểu thức (23). Trên cơ sở đó có thể so sánh cấu trúc<br />
của chùm tia trong hai trường hợp: có hiệu ứng thấu kính nhiệt (23). Với các thông số đã<br />
chọn ở trên, ảnh hưởng của bán kính tiết diện phân bố năng lượng bơm lên bán kính mặt thắt<br />
chùm tia mô phỏng như hình 3 và phân bố năng lượng vết chùm tia ở trường xa với các giá<br />
trị khác nhau của mặt thắt chùm bơm như hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của bán kính tiết diện Hình 4. Phân bố năng lượng vết chùm tia<br />
phân bố năng lượng bơm lên bán kính. ở trường xa với các giá trị khác nhau.<br />
mặt thắt chùm tia. của mặt thắt chùm bơm.<br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08-2014 131<br />
VËt lý<br />
<br />
<br />
Qua hình 3, ta thấy: 1) bán kính mặt thắt không xác định ứng với giá trị bán kính vết<br />
chùm bơm nào đó. Trong trường hợp mà chúng ta quan tâm, giá trị đó gần bằng 1μm<br />
( Wb 1 m ). Với giá trị này của mặt thắt chùm bơm, thấu kính nhiệt có tiêu cự rất nhỏ.<br />
Khi thấu kính này đặt trong buồng cộng hưởng, buồng cộng hưởng sẽ không ổn định, tức<br />
là, không có hiện tượng truyền qua lại nhiều lần trong buồng cộng hưởng, dẫn đến không<br />
hình thành mode ngang trong buồng cộng hưởng; 2) khi Wb 1 m , mặt thắt mode bắt<br />
đầu tăng lên rất nhanh và tuyến tính đến giá trị cực đại. Vùng này ứng với vùng tiêu cự tăng<br />
chậm theo bán kính vết chùm bơm. Trong vùng lân cận cực đại, mặt thắt mode thay đổi<br />
chậm vì tiêu cự của thấu kính nhiệt không thay đổi lớn; 3) khi bán kính vết thắt chùm bơm<br />
tăng lên, qua giá trị cực đại mặt thắt mode giảm chậm. Vùng này ứng với vùng tăng nhanh<br />
của tiêu cự thấu kính nhiệt. Khi tiêu cực thấu kính nhiệt quá lớn, ảnh hưởng của nó đến sự<br />
thay đổi của chiều dài buồng cộng hưởng hầu như không đáng kể, mà chỉ ảnh hưởng đến<br />
bán kính cong của gương (17). Như vậy, khi tiêu cự thấu kính tăng, thì bán kính cong R’<br />
cũng tăng theo. Điều này dẫn đến, mặt thắt mode sẽ dịch dần về phía gương phẳng, do đó,<br />
kích thước mặt thắt sẽ giảm theo.<br />
<br />
<br />
Từ hình 4 ta thấy, sự thay đổi vết<br />
tại các khoảng cách z khác nhau trong<br />
vùng centimet là không lớn lắm. Tuy<br />
nhiên, sự thay đổi sẽ lớn khi khoảng<br />
cách quan sát lớn. Để khẳng định điều<br />
này, chúng ta khảo sát góc phân kỳ của<br />
các chùm tia theo mặt mắt mode:<br />
L / Wmod e , f , kết quả mô phỏng<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của bán kính trên hình 5.<br />
tiết diện phân bố năng lượng bơm lên<br />
góc phân kỳ của chùm tia.<br />
<br />
Trên hình 5, rõ ràng, góc phân kỳ tỉ lệ nghịch với mặt thắt mode và thay đổi trong vùng<br />
rất nhỏ, từ 1,17.10-6 rad đến 1,32.10-6 rad.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Từ kết quả mô phỏng cho thấy, tiêu cự thấu kính và bán kính mặt thắt không gian mode<br />
cơ bản phụ thuộc mạnh vào bán kính vết chùm bơm. Tuy nhiên, trong một cấu hình buồng<br />
cộng hưởng đã cho, bán kính vết chùm bơm trong vùng đã chọn không ảnh hưởng đến cấu<br />
trúc của chùm tia laser phát. Từ đây, có thể kết luận rằng, việc sử dụng các thanh hoạt chất<br />
bơm ngang cho laser rắn là hoàn toàn hợp lý và không cần quan tâm đến ảnh hưởng của<br />
bán kính vết chùm bơm lên cấu trúc chùm tia.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. R.Pressley, “Handbook of laser with selected data on optical technology,” Cleveland,<br />
1971.<br />
[2]. T.Y.Fan et al, “Diode laser-pumped solid-state lasers,” IEEE J. Quantum Electron. 24, 1988.<br />
[3]. Y. F. Chen et al, “Optimization in scaling fiber-coupled laser-diode endpumped lasers to<br />
higher power: influence of thermal effect,” IEEE J. Quantum Electron. 33, 1997.<br />
<br />
<br />
132 M. V. Lưu, "Ảnh hưởng phân bố năng lượng bơm … bơm ngang bằng laser bán dẫn."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
[4]. P. Laporta and M. Brussard, Design criteria for mode size optimization in diode-<br />
pumped solid-state lasers, IEEE J. Quantum Electron. 27, 1991.<br />
[5]. Javier Alda, “Laser and Gaussian beam propagation and transformation,” In<br />
Encyclopaedia of Optical Engineering, New York, 2002.<br />
[6]. Yvonne A. Carts, “Nonlinear Optics and Solid-State Lasers,” Star at CLEO’ 93,<br />
Laser Focus World, 1993.<br />
[7]. H.Q.Quy, M.V.Luu, V.N.Sau, “Matching of pump and mode volume inside diode-<br />
laser pump laser rod,” Comm. In Phys., Vol.20, No.3, 2010.<br />
[8]. M.V.Luu, D.X.Khoa, V.N.Sau, H.Q.Quy, “Transverse distribution of pump power in<br />
the diode - lasser side-pumped solid-state laser rod,” Comm. in Phys., Vol.19, No.1,<br />
2009.<br />
[9]. W. Xie et al, “Influence of the thermal effect on TEM00 mode output power of a laser-<br />
diode side-pumped solid-state laser,” Appl. Opt. Vol. 39, No.30, 2000.<br />
[10]. H.Q.Quy, “Solid-state laser and application,” HNU Pub. House, 2006.<br />
[11]. H.Q.Quy, M.V.Luu, “Influence of pumping power on laser beam from four-side<br />
diode pumped solid laser,” Tạp chí NCKH&CNQS, số 16/2011, trang 83.<br />
[12].P. A. Roos, “The Dioe-Pump continuous wave Raman laser: Classical and Thermo-<br />
optical fundamental,“ Bozeman, Kontana, 2002.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFLUENCE OF PUMPED ENERGY DISTRIBUTION ON BEAM<br />
STRUCTURE OF TRANSVERSE-PUMPED SOLID-STATE LASER<br />
BY DIODE LASERS<br />
<br />
The expresion of thermal lens depending on parameters of pumping diode<br />
lasers is derived. By it, the characters of cavity structure is design. The influence<br />
of beam waist of pumping laser on the focal length of thermal lens, the beam waist<br />
of base mode, and divergent angle of solid-state laser is simulated and discussed.<br />
Keywords: Solid-state laser Beam structure, Enegy distribution.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 01 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 04 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 06 năm 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Vật lý, Trường ĐH Vinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08-2014 133<br />