MỞ ĐẦU<br />
<br />
Thần thoại Hy Lạp không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu <br />
đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, <br />
hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn tái sinh, luôn luôn có mặt, <br />
hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay từ khi mới xuất hiện, <br />
thần thoại Hy Lạp đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận, là nhân tố thổi hồn cho <br />
văn học, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc và rất nhiều nhiều lĩnh vực khác. Để làm sáng tỏ điều <br />
ấy, sau đây, bằng những kiến thức tích lũy cá nhân, sự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo có <br />
chọn lọc qua tài liệu, sách báo và hơn hết là niềm yêu thích, hứng thú và say mê đặc biệt với <br />
nền văn minh Hy Lạp cũng như những câu chuyện thần thoại huyền hoặc, em xin được <br />
trình bày vấn đề : “Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn <br />
minh Hy Lạp cổ đại”.<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI HY LẠP<br />
<br />
Thần thoại, tiếng Hy Lạp cổ là Mithôlôghia có nghĩa là một tập hợp, một tổng thể <br />
những chuyện kể dân gian truyền miệng ra đời trước khi có chữ viết với những nội dung <br />
mà ngày nay chúng ta coi là hoang đường, kỳ ảo, huyền hoặc. Đó là sự đối thoại đầu tiên <br />
giữa con người và thế giới tự nhiên huyền bí xung quanh, là sản phẩm của sự sáng tạo và trí <br />
tưởng tượng phong phú của con người. Kho tàng thần thoại Hy Lạp bao gồm những truyện <br />
về khai thiên lập địa, về các vị thần cai quản các lĩnh vực đời sống xã hội, về nhiều anh <br />
hùng dũng sĩ…, qua đó phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của <br />
người dân Hy Lạp.<br />
<br />
1. Sự hình thành và phát triển của thần thoại Hy Lạp<br />
<br />
Thần thoại Hy Lạp hình thành trong quãng thời gian lịch sử khá dài. Đó là một quá <br />
trình lịch sử từ thời kì nền văn minh Myxen (khoảng 2000 – 1100 TCN) đến những buổi thi <br />
biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Hôme trong những ngày hội Điônixôx… Trong quá trình <br />
lịch sử khá dài đó, thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều giai đoạn. Không kể đến những dấu <br />
vết của thần thoại Ấn – Âu nguyên thủy và thần thoại Cret, thần thoại Hy Lạp cho chúng ta <br />
biết nhiều nhất về nền văn minh Myxen. Đọc thần thoại Hy Lạp chúng ta ghi nhận được <br />
nhiều chi tiết phù hợp, tương ứng với những dữ kiện khoa học do khảo cổ học và sử học <br />
cung cấp. Những nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trong th ần tho ại đều là những địa <br />
điểm danh tiếng trong nền văn minh Myxen: Thành Myxen, quê hương của vị chủ tướng <br />
Agamemnông; thành Tiranhtơ, quê hương của người anh hừng Hêraclex; thành Tebơ có bảy <br />
cổng, quê hương của người anh hùng Edip với chiến công thanh trừ con quái vật Xphanh… <br />
Thần thoại Hy Lạp đã phát triển từ những cơ sở thời kì mẫu quyền sang thời kì phụ quyền <br />
với sự quần tụ huyền thoại quanh ngọn núi Olympia, từ những huyền thoại cổ Tităng – <br />
Xiclốp sang huyền thoại có tính nghệ thuật: huyền thoại nhân hình nhân tính, anh hùng. <br />
Trong thời kì chế độ công xã thị tộc tan rã, thần thoại với tư cách là niềm tin ngây thơ, kết <br />
thúc số phận của mình và chuyển dần sang loại thần thoại triết học tự nhiên. Bước sang <br />
chế độ chiếm hữu nô lệ, với tư cách là những hình thức nghệ thuật, thần thoại đóng vai trò <br />
khá quan trọng trong việc phục vụ hệ tư tưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ (thời kì cổ <br />
điển) và cuối cùng suy tàn và tiêu vong của thời cổ đại (thời kì Hy Lạp hóa, đế chế La Mã <br />
suy tàn).<br />
<br />
Nhìn chung, sự hình thành và phát triển thần thoại Hy Lạp qua các giai đoạn kể trên <br />
diễn ra rất phức tạp. Đó là một quá trình phức hợp, từ chỗ là một hình ảnh, một hạt nhân <br />
thô sơ được mở rộng ra, bồi đắp và thêm thắt vào đến chỗ các huyền thoại quần tụ lại <br />
thành hệ thống, được sắp xếp theo tôn ti trật tự. Chắc chắn rằng những gì chúng ta lưu giữ <br />
được hiện nay về thần thoại Hy Lạp chỉ là một phần nhỏ và không phải là thần thoại Hy <br />
Lạp ở dạng thức cổ nhất. Dù vậy, tuy bị mai một đi khá nhiều, gia tài thần thoại Hy Lạp <br />
còn lại với chúng ta ngày nay vẫn là một di sản phong phú của kho tàng văn học và nghệ <br />
thuật nhân loại.<br />
<br />
2. Đặc điểm của thần thoại Hy Lạp<br />
<br />
Về cơ bản, thần thoại Hy Lạp có ba đặc điểm chính như sau:<br />
<br />
Thứ nhất, thần thoại phản ánh một thời kì quan trọng và nhiều biến động trong lịch <br />
sử Hy Lạp: thời kì chuyển tiếp từ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước.<br />
<br />
Thứ hai, do được tạo dựng từ thực tế cuộc sống, những vị thần trong thần thoại Hy <br />
Lạp không phải là thế lực nào đó quá xa xôi, có quyền uy và sức mạnh tuyệt đối đến đáng <br />
sợ, mà là những hình tượng rất gần gũi với con người, như nữ thần Hêra – người bảo hộ <br />
cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình, thần nông nghiệp Đêmêter, hay thần rượu nho <br />
Điônidôx…<br />
<br />
Thứ ba, thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đến nền văn minh Hy Lạp <br />
nói riêng và văn minh châu Âu nói chung.<br />
<br />
3. Ý nghĩa của thần thoại Hy Lạp đối với Hy Lạp cổ đại<br />
Thông qua thần thoại Hy Lạp, con người Hy Lạp tiếp cận và nhận thức, lý giải được <br />
mọi sự vật, hiện tượng và bản chất của chúng trong thế giới này. Thần thoại tạo ra những <br />
khuôn mẫu ứng xử nhất định, chuyển tải những thói quen và quy tắc sinh hoạt từ thế hệ <br />
này sang thế hệ khác. Thần thoại Hy Lạp còn đề cao những tình cảm đạo đức lớn lao: tình <br />
yêu quê hương, đất nước, đồng bào, đồng loại; tình cảm gia đình thủy chung son sắt… qua <br />
đó góp phần hình thành trong tư tưởng người dân Hy Lạp những đức tính tốt đẹp, sống <br />
hướng thiện, hạnh phúc với gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, thần thoại còn có ảnh hưởng <br />
rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp, bởi nó đã cung cấp kho đề tài vô <br />
tận và nguồn ảnh hưởng lớn lao cho lĩnh vực thơ, kịch, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ <br />
đại.<br />
<br />
PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN THOẠI ĐẾN LĨNH VỰC VĂN HỌC VÀ NGHỆ <br />
THUẬT CỦA VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI<br />
<br />
Thần thoại Hy Lạp đi vào nền văn minh cổ đại Hy Lạp bằng con đường văn học và <br />
nghệ thuật. Những giá trị nhân văn của nó chẳng những không bị nhấn chìm trong những <br />
quy tắc chuẩn mẫu, giáo điều của hệ tư tưởng tôn giáo mà còn được “con mắt” của văn <br />
học nghệ thuật phát hiện ra và nâng cao lên, từ đó cung cấp cho văn học nghệ thuật những <br />
đề tài phong phú.<br />
<br />
1. Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học<br />
<br />
Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng to lớn đến nền Văn học Hy Lạp, cụ thể nhất ở ba <br />
lĩnh vực sử thi, thơ ca và kịch.<br />
<br />
1.1. Sử thi<br />
<br />
Nhắc đến sử thi Hy Lạp cổ đại, không thể không kể đến hai thiên sử thi kinh điển <br />
̉<br />
Iliát va ̀Ôđixê cua nhà th ơ mù Hôme. Nội dung bao gồm các sự kiện năm thứ mười của cuộc <br />
chiến thành Tơroa và hành trình trở về quê hương của người anh hùng Ôđixê (hay Uylix) – <br />
người đã nghĩ ra cái mưu “con ngựa thành Tơroa” đầy táo bạo.<br />
<br />
Hai bản sử thi này được tắm mình trong không khí huyền thoại, được đan dệt bằng <br />
truyền thuyết “quả táo bất hòa” nổi tiếng. Bên cạnh những người anh hùng trần thế, sự <br />
xuất hiện của các vị thần và các sự kiện liên quan cũng được nhắc đến xuyên suốt tác <br />
phẩm, như thần Dớt (Zeus) tối cao trên đỉnh Olympia; bữa tiệc cưới của anh hùng Pêlê và <br />
nữ thần biển Têtít; sự tranh chấp quả táo “tặng người đẹp nhất” của ba nữ thần: nữ thần <br />
Hêra với vẻ đẹp đường bệ cao sang, nữ thần Athena với sắc đẹp thông tuệ, thần Aphrôđitơ <br />
quyến rũ, tươi trẻ, kiêu kì; sự xuất hiện của thần Apollo hay một nhân vật châm ngòi sâu xa <br />
nhất là nữ thần bất hòa Eris…<br />
Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa các vị thần và con người <br />
trong hai thiên sử thi này. Các vị thần Hy Lạp mang hình dáng con người, họ không phải là <br />
những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. <br />
Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của <br />
con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị <br />
thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự <br />
quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.<br />
<br />
1.2. Thơ ca<br />
<br />
Bên cạnh hai bộ sử thi nói trên, đề tài thần thoại còn lặp đi lặp lại trong thơ cơ Hy <br />
Lạp, tiêu biểu là tập thơ “Gia phả các vị thần” của nhà thơ Hêđiốt. Ngoài ra, hình ảnh các vị <br />
thần cũng xuất hiện trong các bài thơ trữ tình. Ví dụ như trong bài thơ “Tặng nữ thần sắc <br />
đẹp”, tác giả đã cầu xin nữ thần Arphrôđitơ giúp mình thoát khỏi sự khổ não, được toại <br />
nguyện trong tình yêu:<br />
<br />
Hỡi Aphrôđit, lệnh nữ thần của thần Dớt<br />
Ngài là vị nữ thần đầy trí tuệ.<br />
Với nỗi u buồn, con cầu xin ngài<br />
Hãy cứu vớt con, cứu vớt con thoát khỏi buồn đau.<br />
…<br />
1.3. Kịch<br />
Nghệ thuật kịch của Hy lạp bắt nguồn từ các hình thức ca múa hóa trang trong các <br />
ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Điônixốt. Trong những ngày lễ hội này, người ta <br />
múa hát hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong thần thoại. Sau <br />
này, kịch của Hy Lạp phát triển trong cả hai khía cạnh bi kịch và hài kịch. Một trong những <br />
nhà soạn kịch tiêu biểu là Etsin, hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của ông đều lấy đề tài trong <br />
thần thoại Hy Lạp với những tác phẩm Ôrextê, Prômêtê… Còn có Xôphôclơ, người được <br />
mệnh danh là “Hôme của nghệ thuật kịch” với tác phẩm nổi tiếng nhất là “Ơđíp làm vua”. <br />
Và những nhân vật không thể thiếu trong những vở kịch này chính là những vị thần.<br />
2. Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực nghệ thuật<br />
<br />
Nghệ thuật Hy Lạp bao gồm ba mặt chủ yếu là kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Thần <br />
thoại đã thổi hồn và mang lại hơi thở cho nghệ thuật khiến cho mặt nào cũng có những <br />
thành tựu hết sức rực rỡ.<br />
<br />
2.1. Kiến trúc<br />
Nhắc đến kiến trúc Hy Lạp không thể không kể đến những công trình mang đậm tính <br />
chất tôn giáo, đó là đền đài. Đền thờ theo người Hy Lạp là nơi ở của thần thánh, đền thờ <br />
Hy Lạp có quy mô không lớn nhưng lại có sự tuyệt mĩ trong công trình kiến trúc, đi từ bố <br />
cục chung cho đến những chi tiết nhỏ bé nhất. Bố cục kiến trúc Hy Lạp nói lên sự sung bái <br />
các vị thần và thể hiện quan niệm tôn giáo của nhân dân Hy Lạp. Dường như không ở đâu <br />
trên mảnh đất Hy Lạp thiếu vắng những đền đài với hình ảnh những vị thần, mỗi thành <br />
bang Hy Lạp có 1 vị thần bảo trợ và tương ứng với nó là những ngôi đền tinh tế thờ phụng <br />
các thần. Ta có thể kể đến một số ngôi đền tiêu biểu như: quần thể đền đài Acropolis ở <br />
Athen, Đền thờ thần Zeus ở Olympia, Đền Erechtheion thờ thần Athena và Poseidon, Nhà <br />
hát Dionysos…<br />
<br />
2.2. Điêu khắc<br />
<br />
Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đến thế kỉ V TCN đã có nhiều kiệt tác ấn tượng, đa số <br />
những công trình điêu khắc nổi tiếng ấy là những bức tượng khắc họa hình ảnh các vị thần. <br />
Có thể kể đến bức tượng Aphrodite de Milos (Nàng Venus của thành Milo) một trong <br />
những bức tượng cổ xưa và nổi tiếng nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ đại, được coi là <br />
bức tượng đẹp nhất của thân hình phụ nữ. Qua những thăng trầm của lịch sử, cánh tay và <br />
chân tượng đã bị mất, tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp <br />
của nữ thần Arphrôđitơ thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng. Hay như bức <br />
tượng lừng danh Winged Victory of Samothrace (Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có <br />
cánh), khắc họa vị thần chiến thắng của Hy Lạp với tư thế rất tự nhiên, mềm mại với bộ y <br />
phục có những đường nét uốn lượn được tạc vô cùng khéo léo và điêu luyện khiến người ta <br />
tưởng như nàng Samothrace đang đứng trước biển và tận hưởng ngọn gió mát lành. Ngoài <br />
ra, những bức tượng như bức tượng đồng diễn tả thần Hermes đang bế và nô đùa với thần <br />
rượu nho Điônixôx; tượng Apollo ở Belvedere; các bức tượng thần Zeus, thần Poseidon, <br />
thần Athena và Marchiatte hay tượng Vệ nữ Milo… là một số minh chứng cho sự diện diện <br />
của đề tài thần thoại Hy Lạp trong nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này. Những tác phẩm này <br />
khắc họa các vị thần có thần thái, tư thế, tỉ lệ cơ thể rất hòa hợp với nhau và mô phỏng con <br />
người, dường như các vị thần rất gần gũi với con người, là hình ảnh mà con người luôn <br />
muốn hướng tới.<br />
2.3. Hội họa<br />
Sự ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp không chỉ tỏa sáng ở điêu khắc, kiến trúc mà <br />
còn ở hội họa. Tuy vậy, phần lớn các tác phẩm mỹ thuật thời kì Hy Lạp cổ đại đã bị phá <br />
hủy sau bao cuộc chiến tranh thôn tính và tôn giáo. Những tác phẩm hội họa còn lại đến <br />
ngày nay chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm mà thôi. Có thể kể đến tác phẩm Kylix <br />
(cốc uống nước) mô tả Eos và Memnon. Eos là vị thần bình minh, ôm thi thể của người con <br />
trai, Memnon, bị người anh hùng Achilles giết chết… Tuy di sản còn sót lại rất ít, nhưng hội <br />
họa của thời kỳ Hy Lạp cổ đại luôn được ca tụng là buổi bình minh tuyệt vời của mỹ thuật <br />
loài người, là vương quốc của cái đẹp. Ở đó, cái Đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể <br />
hiện ở hình thể mà còn ở đề tài. Mà cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị <br />
anh hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp.<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Như vậy, qua những điều em vừa trình bày trên đây, ta có thể thấy sức ảnh hưởng to <br />
lớn của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Từ những bức vẽ, <br />
bức tượng, những công trình kiến trúc vĩ đại… đều đã khai thác đề tài, cốt truyện, nhân vật, <br />
sự kiện trong thần thoại; trong văn chương, những thành ngữ, điển tích từ thần thoại Hy <br />
Lạp cũng được sử dụng phổ biến như một tín hiệu vô cùng thân quen. Có thể nói rằng, <br />
những câu chuyện li kì về những vị thần trên đỉnh Olympia, những cuộc chiến đã ghi dấu ấn <br />
đâmh sâu vào mọi ngõ ngách của thành trì Hy Lạp, là tiền đề cho nghệ thuật Hy Lạp nói <br />
riêng và toàn bộ châu Âu nói chung. <br />
<br />
<br />
Trên đây là vốn kiến thức mà em đã tìm hiểu và tích lũy được, dù đã rất nỗ lực <br />
nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, thiếu hụt. Kính mong được thầy cô <br />
nhận xét, góp ý để bài tập của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
2. Lịch sử văn minh thế giới, Nguyễn Văn Ánh (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt <br />
<br />
Nam<br />
3. Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa (Biên soạn), Nxb Văn hóa<br />
<br />
4. Những nền văn minh thế giới, Almanach, Nxb Hồng Đức, 2018<br />
<br />
5. Những hiện tượng bí ẩn về các nền văn minh, Văn Quyên, Nxb Hồng Đức<br />
6. Các nền văn minh thế giới – Hy Lạp cổ đại, Richard Tames, dịch: Thanh Hoa, <br />
<br />
Nxb Đông A<br />
7. Các nền văn minh cổ đại, Francoise Perrudin, người dịch: Nguyền Thị Như Ý – <br />
<br />
Đặng Thị Mỹ Lan, Nxb Kim Đồng<br />
8. Đề tài thần thoại Hy Lạp trong mỹ thuật phương Tây, Nghiêm Thị Thanh Nhã, <br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội.<br />
9. Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại, Hồ Bích Ngọc, Báo Dân trí, <br />
<br />
2012<br />
10. Iliad, Odyssey, Wikipedia ( https://vi.wikipedia.org/wiki/Iliad )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
1. Điển tích “quả táo bất hòa” hay “sự phán xét của Paris”<br />
Trong tiệc cưới của nữ thần Têtít và Pêlê tổ chức ở thiên đình, các vị thần đều được <br />
mời tới dự. Riêng nữ thần bất hòa Eris không được mời. Tức giận vì việc đó, Eris đã <br />
ném vào giữa bàn tiệc một quả táo bằng vàng trên đó có dòng chữ: "Tặng người đẹp <br />
nhất". Ba nữ thần Hêra, Atêna và Arphrôđitơ tranh nhau danh hiệu người đẹp nhất và <br />
đến nhờ thần Dớt phân xử. Dớt bảo họ đi gặp chàng trai đẹp nhất châu Á là Paris. Khi <br />
gặp Paris, Arphrôđitơ hứa sẽ giúp Paris lấy được Hêlen – người phụ nữ đẹp nhất châu <br />
Âu nếu xử cho mình thắng cuộc, và Paris đã trao quả táo vàng cho nữ thần Arphrôđitơ <br />
xinh đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều mâu thuẫn đã xảy ra và sau này dẫn đến cuộc chiến thành <br />
Tơroa kéo dài suốt 10 năm. Tập Iliad viết về cuộc chiến 10 năm này.<br />
(Tóm tắt dựa vào điển tích này trong sách “Điển tích văn học”, Nxb Giáo dục, xuất <br />
bản 1996)<br />
2. Điển tích “Con ngựa thành Troy” (Con ngựa thành Tơroa)<br />
Con ngựa thành Tơroa là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng <br />
quân Tơroa trong cuộc chiến thành Tơroa . Sau 10 năm chiến đấu ở thành Tơroa, <br />
quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Tơroa bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc <br />
phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó <br />
giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Tơroa, <br />
khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức <br />
tượng Atêna đã bị phá hủy. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Tơroa no <br />
say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng <br />
thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng và hoàn <br />
toàn đánh bại quân địch.<br />
3. Gia phả các vị thần Hy Lạp<br />
4. Những công trình kiến trúc tiêu biểu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quần thể kiến trúc Acropolis<br />
<br />
Ngọn đồi Acropolis lưu giữ nhiều công trình độc đáo của nhân loại như đền thờ nữ thần Athena Nike, <br />
Parthenon, Erechtheion, bảo tàng Acropolis và tạo thành quần thể kiến trúc Acropolis độc đáo<br />
Đền Erechtheion thờ thần Athena và Poseidon<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đền Parthenon thờ thần Athena <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đền thờ thần Zeus dưới chân đồi Acropolis<br />
Nhà hát Dionysos<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5. Những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu<br />
<br />
<br />
Bức tượng Aphrodite de Milos Bức tượng Winged Victory of Samothrace<br />
<br />
(Nàng Venus của thành Milo) (Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh)<br />
<br />
6. Hội họa<br />
Eos và Memnon<br />