Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN<br />
ĐẾN HÀM LƯỢNG ẨM, PROTEIN VÀ ASTAXANTHIN TRONG ĐẦU TÔM<br />
EFFECT OF STORAGE TIME AND TEMPERATURE ON THE MOISTURE, PROTEIN<br />
AND ASTAXANTHIN CONTENTS IN SHRIMP HEAD<br />
Trang Sĩ Trung1, Vũ Lệ Quyên2, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo3<br />
Ngày nhận bài: 04/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2015; Ngày duyệt đăng: 25/12/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến hàm lượng ẩm,<br />
protein và astaxanthin trong đầu tôm. Đầu tôm được bảo quản 6 giờ ở nhiệt độ thường và 4 ngày ở nhiệt độ lạnh<br />
(0 – 4oC). Phân tích hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin sau mỗi 2 giờ đối với mẫu bảo quản ở nhiệt độ<br />
phòng và sau mỗi ngày đối với mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Thất thoát hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin<br />
của đầu tôm sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ phòng tương ứng là 2,3%, 37,5% và 28,5%. Đối với đầu tôm bảo<br />
quản ở nhiệt độ lạnh, thất thoát hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin sau 4 ngày tương ứng là 3,7%, 23,2%<br />
và 27,5%. Kết quả này cho thấy hàm lượng ẩm, protein và astaxanthin của đầu tôm giảm đáng kể theo thời<br />
gian bảo quản trong những điều kiện này.<br />
Từ khóa: Penaeus vannamei, astaxanthin, phế liệu tôm, bảo quản lạnh<br />
ABSTRACT<br />
This study was to investigate the effect of storage time and temperature on the moisture, protein and<br />
astaxanthin contents in shrimp heads. Shrimp heads were stored in room temperature for 6 hours and at<br />
chilled (0 – 4oC) temperature for 4 days. The moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads were<br />
analyzed at every 2 hours of storage period in room temperature and 1 day interval for chilled storage. The<br />
moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads after 6 hours of storage at room temperature were<br />
lost 2.3%, 37.5% and 28.5%, respectively. After 4 day in chilled temperature condition, the values were 3.7%,<br />
23.2% and 27.5% for moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads, correspondingly. The results<br />
showed that the moisture, protein and astaxanthin contents of shrimp heads were significantly decreased with<br />
storage time.<br />
Keywords: Penaeus vannamei, astaxanthin, shrimp waste, chilled storage<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia<br />
hàng đầu thế giới về nuôi trồng, chế biến và<br />
xuất khẩu tôm. Hàng năm sản lượng tôm của<br />
Việt Nam từ đánh bắt và nuôi trồng khoảng<br />
trên 500.000 tấn. Trong quá trình chế biến<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
các dạng sản phẩm tôm, hầu hết đầu và/hoặc<br />
vỏ bị loại bỏ. Tùy vào công nghệ chế biến và<br />
loại tôm khác nhau mà lượng phế liệu đầu<br />
và vỏ tôm thải ra cũng khác nhau, chiếm từ<br />
35 – 45 % so với khối lượng nguyên liệu ban<br />
đầu [5]. Theo Bản tin Thương mại thủy sản<br />
<br />
PGS.TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Vũ Lệ Quyên, 3 TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
số 1/2015, sản lượng tôm nuôi trồng của<br />
nước ta năm 2014 ước tính khoảng 493.000<br />
tấn, trong đó sản lượng tôm sú chiếm khoảng<br />
248.000 tấn và sản lượng tôm thẻ chân trắng<br />
chiếm khoảng 243.000 tấn [1]. Như vậy, ước<br />
tính lượng phế liệu thải ra từ quá trình chế biến<br />
tôm tương ứng khoảng 200.000 tấn phế liệu.<br />
Trong thành phần phế liệu tôm, phần đầu<br />
chiếm khoảng 35 – 45% và phần vỏ chiếm<br />
khoảng 10 – 15% trọng lượng phế liệu tôm.<br />
Phế liệu tôm chứa nhiều thành phần có giá trị<br />
như chitin, protein, khoáng và chất màu (chủ<br />
yếu là astaxanthin) [2]. Trong đầu tôm, protein<br />
chiếm tỷ lệ cao khoảng 54,4 ± 1,8% và<br />
carotenoid chiếm khoảng 206 ± 14 mg/kg [8].<br />
Do đó, ngoài sản xuất chitin – chitosan, phế<br />
liệu đầu tôm còn được sử dụng để chiết tách<br />
hỗn hợp caroten-protein dùng cho chế biến<br />
thực phẩm và chăn nuôi.<br />
Trong thực tế sản xuất, phế liệu đầu tôm<br />
rất dễ bị ươn thối gây tổn thất các thành<br />
phần có giá trị và ô nhiễm môi trường đáng<br />
kể. Trong đầu tôm, protein và astaxanthin là<br />
những thành phần rất dễ bị biến đổi do đầu<br />
tôm có chứa các enzyme nội tạng xúc tác cho<br />
các phản ứng thủy phân và oxy hóa gây biến<br />
đổi protein và astaxanthin, ảnh hưởng đáng kể<br />
đến hiệu suất chiết tách và chất lượng hỗn hợp<br />
caroten-protein, làm hạn chế phạm vi sử dụng<br />
chế phẩm này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu<br />
xác định điều kiện thích hợp để bảo quản phế<br />
liệu đầu tôm mang tính cấp thiết nhằm duy trì<br />
chất lượng đảm bảo cho việc khai thác các<br />
thành phần có giá trị nói chung và chiết tách hỗn<br />
hợp caroten-protein nói riêng, đồng thời giảm<br />
thiểu ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu và hóa chất<br />
Đầu tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)<br />
được lấy tại phân xưởng chế biến Công ty Cổ<br />
phần Nha Trang Seafoods (F17). Chọn đầu<br />
tôm tươi và bảo quản lạnh (< 4oC) bằng nước<br />
đá trong thùng styrofoam cách nhiệt khi đưa về<br />
<br />
Số 4/2015<br />
phòng thí nghiệm Trường Đại học Nha Trang.<br />
Tại phòng thí nghiệm, phế liệu đầu tôm được<br />
rửa sạch, để ráo sử dụng cho nghiên cứu này.<br />
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu<br />
này đều là loại đạt tiêu chuẩn dùng cho phân<br />
tích hóa học, được mua từ các công ty hóa<br />
chất Sigma-Aldrich (Hoa Kỳ), Loba Chemie<br />
(Ấn Độ), Wako (Nhật Bản) và Guanghua<br />
(Trung Quốc).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để xác định điều kiện thích hợp cho bảo<br />
quản đầu tôm dùng trong sản xuất hỗn hợp<br />
caroten-protein, các thí nghiệm được tiến hành<br />
như sau:<br />
Cân mỗi mẫu thí nghiệm 50g và cho vào<br />
túi nilon và cột kín. Tiến hành bảo quản mẫu<br />
đầu tôm ở nhiệt độ lạnh đông (-15oC ÷ -20oC),<br />
nhiệt độ lạnh (0 ÷ 4oC) và nhiệt độ thường<br />
(25 ÷ 30oC). Trong quá trình bảo quản, định kỳ<br />
lấy mẫu phân tích để xác định sự biến đổi hàm<br />
lượng protein và astaxanthin trong đầu tôm<br />
theo thời gian và nhiệt độ bảo quản. Đối với<br />
mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh đông (-15oC ÷<br />
-20oC), cứ sau 1 tháng lấy mẫu phân tích hàm<br />
lượng protein và astaxanthin một lần. Đối với<br />
mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh (0 ÷ 4oC), cứ sau<br />
1 ngày lấy mẫu phân tích hàm lượng protein và<br />
astaxanthin một lần. Đối với mẫu bảo quản ở<br />
nhiệt độ thường (25 ÷ 30oC), cứ sau 2 giờ lấy<br />
mẫu phân tích hàm lượng protein và astaxanthin<br />
một lần.<br />
3. Phương pháp phân tích<br />
3.1. Phương pháp phân tích hàm lượng ẩm<br />
Hàm lượng ẩm trong đầu tôm được phân<br />
tích theo tiêu chuẩn ISO 1442:1997 [3].<br />
3.2. Phương pháp phân tích hàm lượng protein<br />
Hàm lượng protein trong đầu tôm được<br />
phân tích theo phương pháp Biuret [6] với chất<br />
chuẩn là BSA.<br />
Đầu tôm được xử lý với NaOH loãng để<br />
chiết tách protein. 1ml dịch chiết protein được<br />
cho vào ống nghiệm và 4ml thuốc thử biuret.<br />
Lắc đều, để phản ứng xảy ra trong 30 phút,<br />
sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 550nm trên<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
quang phổ kế UV-VIS. Mẫu trắng được chuẩn<br />
bị tương tự chỉ thay thế dịch protein bằng<br />
nước cất. Hàm lượng protein được tính toán<br />
dựa vào đường chuẩn.<br />
3.3. Phương pháp phân tích hàm lượng<br />
astaxanthin trong đầu tôm<br />
Hàm lượng astaxanthin trong đầu tôm được<br />
phân tích theo phương pháp của Metusalach<br />
[4] và Tolasa và cộng sự [7]. Cân chính xác 1g<br />
mẫu cho vào ống đồng hóa (hay cốc thủy tinh).<br />
Thêm 5ml dung môi chứa hexan và isopropanol<br />
với tỷ lệ 3:2 (v:v). Đồng hóa trong 2 phút với<br />
tốc độ 15000 vòng/phút. Để yên 30 phút. Sau<br />
đó tiến hành lọc qua giấy lọc Whatman No.1.<br />
Tách chiết 3 lần. Dịch chiết được đựng trong<br />
bình chiết và bổ sung thêm nước muối sinh<br />
lý với tỷ lệ 1:2. Lắc nhẹ bình chiết và để yên<br />
trong 10 phút ở nhiệt độ phòng cho tách pha<br />
hoàn toàn. Tách bỏ pha dưới, lấy pha hexan<br />
bên trên. Sau đó, rửa pha hexan bằng nước<br />
muối sinh lý. Tiến hành cô quay chân không ở<br />
40oC để bay hơi hexan. Hòa tan mẫu với ete<br />
dầu mỏ và định mức lên 10ml. Sau đó, tiến<br />
hành pha loãng mẫu (nếu cần) và đo độ hấp<br />
thụ của dung dịch ở bước sóng 468 nm (A468),<br />
dùng eter dầu mỏ làm dung dịch so sánh.<br />
Hàm lượng astaxanthin tổng số trong mẫu<br />
được tính theo công thức của Saito và Regier<br />
(1971):<br />
A.D.V<br />
C(μg/g mẫu) = ——— (g)<br />
0,2. G<br />
Trong đó:<br />
C: là hàm lượng astaxanthin (µg/g mẫu).<br />
A: độ hấp thụ của dung dịch ở 468 nm.<br />
V: thể tích pha loãng (ml).<br />
D: hệ số pha loãng.<br />
G: trọng lượng mẫu khô (g).<br />
0,2: là độ hấp thụ của dung dịch ở bước<br />
sóng 468 nm của 1 µg/ml astaxanthin chuẩn.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu trình bày trong bài báo này là giá<br />
trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. Sự khác<br />
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) của<br />
các giá trị trung bình được phân tích trên phần<br />
mềm thống kê R phiên bản 3.1.2.<br />
<br />
Từ kết quả ở hình 1a cho thấy, hàm lượng<br />
ẩm trong đầu tôm không thay đổi trong 2 giờ<br />
đầu của quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường.<br />
Sau 2 giờ bảo quản, hàm lượng ẩm trong đầu<br />
tôm giảm đáng kể (P < 0,05). Nguyên nhân<br />
giảm hàm lượng ẩm trong đầu tôm phế liệu<br />
<br />
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
1. Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và<br />
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản ở nhiệt<br />
độ thường<br />
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm lượng<br />
ẩm, protein và astaxanthin trong đầu tôm<br />
bảo quản ở nhiệt độ thường được thể hiện ở<br />
hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b)<br />
và astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản<br />
ở nhiệt độ thường<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
có thể là do nước dính ướt và dịch đầu tôm<br />
chảy ra trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, ở<br />
nhiệt độ thường (25 ÷ 30oC), những biến đổi do<br />
enzyme và vi sinh vật diễn ra nhanh, đặc biệt<br />
là đầu tôm có chứa nội tạng nên hoạt động của<br />
vi sinh vật và enzyme tiêu hóa gây biến đổi làm<br />
tách nước [9].<br />
Hàm lượng protein trong đầu tôm giảm đáng<br />
kể (P < 0,05) sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường<br />
(hình 1b). Điều này có thể là do hoạt động của<br />
enzyme protease trong đầu tôm làm thủy phân<br />
protein tạo thành các peptide và acid amin hòa<br />
tan vào dịch đầu tôm chảy ra trong quá trình bảo<br />
quản, gây thất thoát protein. Kết quả phân tích cho<br />
thấy, sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường làm<br />
thất thoát 37,5% protein trong đầu tôm.<br />
Cùng với sự tổn thất protein, hàm lượng<br />
astaxanthin trong đầu tôm cũng giảm đáng<br />
kể (P < 0,05) sau 6 giờ bảo quản ở nhiệt độ<br />
thường (hình 1c). Tổn thất này có thể là do sự<br />
thủy phân protein giải phóng tự do astaxanthin<br />
trong liên kết astaxanthin-protein. Astaxanthin<br />
dạng tự do rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ thường<br />
và một phần bị tổn thất theo dịch đầu tôm chảy<br />
ra trong quá trình bảo quản.<br />
<br />
Số 4/2015<br />
đầu tôm bảo quản lạnh được thể hiện ở<br />
hình 3.<br />
<br />
Hình 3. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b)<br />
và astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản lạnh<br />
Hình 2. Sự biến đổi của đầu tôm bảo quản ở nhiệt độ<br />
thường: (a) đầu tôm trước khi bảo quản, (b) đầu tôm<br />
sau 4 giờ bảo quản<br />
<br />
Sau 4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường,<br />
phần lớn đầu tôm bị biến đỏ, một số đầu bị<br />
biến đen, có mùi tanh khai và chảy nhiều dịch<br />
màu đen nhạt (hình 2b). Chất lượng đầu tôm<br />
lúc này đã bị biến đổi đáng kể, không còn đáp<br />
ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích chiết tách<br />
hỗn hợp caroten-protein dùng làm thực phẩm.<br />
2. Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và<br />
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản lạnh<br />
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm<br />
lượng ẩm, protein và astaxanthin trong<br />
<br />
Từ kết quả ở hình 4a cho thấy, hàm lượng<br />
ẩm trong đầu tôm giảm dần theo thời gian bảo<br />
quản lạnh ở 0 ÷ 4oC. Tuy nhiên, sự thay đổi<br />
hàm lượng ẩm trong đầu tôm không nhiều,<br />
hàm lượng ẩm trong đầu tôm giảm đi khoảng<br />
3% sau 4 ngày bảo quản lạnh. Hiện tượng này<br />
có thể giải thích tương tự như trong trường<br />
hợp bảo quản ở nhiệt độ thường, hàm lượng<br />
ẩm trong đầu tôm giảm đi là do hoạt động của<br />
enzyme thủy phân protein làm tách nước.<br />
Trong điều kiện bảo quản lạnh, hoạt động của<br />
enzyme bị hạn chế nên hàm lượng ẩm trong<br />
đầu tôm giảm chậm hơn so với bảo quản ở<br />
nhiệt độ thường.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Hàm lượng protein trong đầu tôm giảm<br />
đáng kể (P < 0,05) sau 1 ngày bảo quản lạnh<br />
(hình 3b), hàm lượng protein thất thoát sau 1<br />
ngày bảo quản lạnh khoảng 23,8%. Rõ ràng<br />
rằng ở nhiệt độ bảo quản lạnh từ 0 ÷ 4oC chỉ<br />
làm chậm chứ không thể ức chế được hoạt<br />
động của enzyme protease trong đầu tôm nên<br />
quá trình thủy phân protein vẫn diễn ra, các<br />
peptide và acid amin tạo thành hòa tan vào<br />
dịch đầu tôm chảy ra trong quá trình bảo quản,<br />
gây thất thoát protein. Từ ngày bảo quản thứ<br />
2 trở đi, hàm lượng protein trong đầu tôm thay<br />
đổi không đáng kể (P > 0,05). Điều này cho<br />
thấy lượng protein trong đầu tôm bị thất thoát<br />
chủ yếu là các protein dễ bị thủy phân và hòa<br />
tan nên sự thất thoát protein diễn ra chủ yếu ở<br />
ngày đầu của quá trình bảo quản lạnh.<br />
Hàm lượng astaxanthin trong đầu tôm cũng<br />
giảm đáng kể (P < 0,05) sau 1 ngày bảo quản<br />
lạnh (hình 3c), hàm lượng astaxanthin thất thoát<br />
sau 1 ngày bảo quản lạnh khoảng 18,4%. Từ<br />
ngày bảo quản thứ 2 trở đi, sự biến đổi hàm<br />
lượng astaxanthin trong đầu tôm diễn ra chậm,<br />
thất thoát astaxanthin sau 4 ngày bảo quản lạnh<br />
khoảng 26,6% so với ban đầu. Điều này cho<br />
thấy tổn thất astaxanthin trong quá trình bảo<br />
quản có liên quan đến sự biến đổi protein.<br />
<br />
Số 4/2015<br />
Kết quả phân tích sự biến đổi hàm lượng<br />
ẩm, protein và astaxanthin trong đầu tôm bảo<br />
quản lạnh đông được thể hiện ở hình 5.<br />
<br />
Hình 5. Sự biến đổi hàm lượng ẩm (a), protein (b) và<br />
astaxanthin (c) trong đầu tôm bảo quản đông lạnh<br />
<br />
Hình 4. Sự biến đổi của đầu tôm bảo quản lạnh: (a)<br />
đầu tôm trước khi bảo quản, (b) đầu tôm sau 1 ngày<br />
bảo quản.<br />
<br />
Sau 1 ngày bảo quản lạnh, phần lớn đầu<br />
tôm bị biến đỏ, một số đầu bị biến đen, có<br />
mùi tanh khai và chảy nhiều dịch màu đen<br />
nhạt (hình 4b). Chất lượng đầu tôm lúc này<br />
đã bị biến đổi đáng kể, không còn đảm bảo<br />
chất lượng cho mục đích chiết tách hỗn hợp<br />
caroten-protein dùng làm thực phẩm.<br />
Sự biến đổi hàm lượng ẩm, protein và<br />
astaxanthin trong đầu tôm bảo quản đông lạnh<br />
<br />
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tương tự như trong trường hợp bảo quản<br />
ở nhiệt độ thường và bảo quản lạnh, hàm lượng<br />
ẩm của đầu tôm sau 1 tháng bảo quản đông<br />
lạnh giảm đi một ít so với ban đầu (hình 5a),<br />
sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
Điều này có thể là do trong quá trình bảo<br />
quản đông lạnh, hơi nước trong không khí<br />
ngưng tụ thành tuyết làm cho lượng ẩm<br />
trong không khí giảm, dẫn đến sự chênh lệch<br />
áp suất bay hơi của nước đá ở bề mặt đầu<br />
tôm với môi trường xung quanh, làm nước<br />
ở trạng thái rắn trong đầu tôm bị thăng hoa,<br />
<br />