intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh Photoshop - Nhìn từ triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

114
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm "Quà của biển". Những bức ảnh có sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo (photoshop) xuất hiện nhiều hơn, thậm chí giành những giải thưởng cao tại triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 vào dịp Quốc khánh 2-9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi trong cuộc hội thảo bàn về triển lãm diễn ra ngày 18-10, tổ chức tại Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh Photoshop - Nhìn từ triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc

  1. Ảnh Photoshop - Nhìn từ triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc Tác phẩm "Quà của biển". Những bức ảnh có sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo (photoshop) xuất hiện nhiều hơn, thậm chí giành những giải thưởng cao tại triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 vào dịp Quốc khánh 2-9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi trong cuộc hội thảo bàn về triển lãm diễn ra ngày 18-10, tổ chức tại Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Nếu ở những triển lãm toàn quốc lần trước, mảng ảnh sử dụng photoshop, kỹ xảo mới chỉ là mang tính chất tìm tòi, thử nghiệm thì lần này đã chiếm một số lượng lớn. Giải thưởng trong triển lãm lần này đã được chia làm hai loại, ảnh chụp trực tiếp truyền thống và ảnh sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo. Bằng cách này, mục đích của ban tổ chức là tạo điều
  2. kiện cho những tác giả sử dụng phần mềm Photoshop được mặc sức sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ mới của kỹ thuật vào nghệ thuật nhiếp ảnh. Tác phẩm đoạt Huy chương vàng trong loại ảnh kỹ xảo là bức "Quà của biển" của tác giả Phạm Hữu Tiến. Tác giả đã giữ gần như nguyên vẹn bố cục ban đầu của hình gốc và bổ sung các mảng màu thô ráp, lấp lánh ánh bạc - màu vảy cá. Kỹ xảo sử dụng ở đây đã khiến bức ảnh giống như một bức tranh sơn dầu thô ráp chứ không còn mịn, trong và bóng như những bức ảnh thông thường. Ông Chu Chí Thành, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhận xét: "Bức ảnh này vừa lạ vừa quen, chất liệu tạo hình khiến bức ảnh trở thành một bức tranh, nhưng vẫn giữ nguyên được bố cục tự nhiên của ảnh cơ bản. Sự hài hoà giữa bố cục và màu sắc (màu vảy cá - gam màu chính trong ảnh) vừa phù hợp với nội dung vừa gợi cho người xem những cảm xúc thực về biển". Theo đánh giá của các nghệ sĩ tham gia hội thảo, giải vàng trao cho tác phẩm này là xác đáng. Ông Vũ Huyến, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam- Ủy viên Ban tổ chức Triển lãm, cho biết, việc tách bạch các tác phẩm thành hai thể loại truyền thống và sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo nhằm mục
  3. đích khuyến khích các tác giả tự do sáng tạo và thực hiện ý tưởng, phát huy sở trường nghệ thuật của mình ở cả hai thể loại, vì hai thể loại này có những yêu cầu kỹ thuật và đánh giá khác nhau. Ban tổ chức ủng hộ tất các phương thức sáng tác và ứng dụng kỹ thuật để tạo ra được sản phẩm – tác phẩm nghệ thuật có giá trị đối với cuộc sống. Việc sắp xếp riêng thể loại ảnh sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo cũng không nằm ngoài mong muốn nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam tiếp cận những kỹ thuật mới của thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến đánh giá, mảng ảnh sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo tại triển lãm lần này chưa thể hiện được tiêu chí này. Phần lớn ảnh có dùng photoshop tham gia triển lãm mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản là loại bỏ hay thêm vào một số chi tiết, thay đổi màu sắc, độ đậm nhạt, sáng tối… mà chưa tạo được sự đột phá, ấn tượng cả về nghệ thuật lẫn nội dung cũng như ý tưởng. Như nhà báo Việt Văn (báo Lao Động) nhận xét: “Ảnh sử dụng kỹ xảo, kỹ thuật giúp cho tác giả sáng tạo không giới hạn, tuy nhiên nhiều tác phẩm ảnh dự thi lần này đều chưa phát huy được thế mạnh này. Trong khi đó, mảng ảnh kỹ xảo đòi hỏi tác giả phải có ý tưởng riêng, khác biệt trong một cách chơi riêng đầy ngẫu hứng”. Ông Chu Chí Thành cũng nhận xét: “Ảnh kỹ thuật, kỹ xảo tại triển lãm lần này có một bước tiến đáng kể, nhưng thiếu những bức ảnh có ý tưởng sâu sắc, độc đáo".
  4. Nghệ sĩ Đinh Quang Thành lại lên án những phương thức ghép ảnh khiến cho tác phẩm thiếu logic: “Ảnh kỹ xảo nếu được xử lý tốt sẽ tạo hiệu quả tốt trong việc thuyết phục người xem. Dù ảnh có qua xử lý nhưng vẫn phải bảo đảm tính hiện thực, chứ không thể phi lý như cùng trên một sân golf mà bóng nắng lại đổ về hai hướng khác nhau, hoặc việc chắp ghép một đoạn dây cáp của cầu mà đưa vào cần cẩu…”. Nhà nghiên cứu lý luận Trần Mạnh Thường phản ứng gay gắt về những bức ảnh ghép không logic: " Có những bức ảnh ghép thô thiển đến mức bỏ qua cả quy luật ánh sáng, tỷ lệ gần xa, chẳng hạn như bức "Công việc thời hiện đại", cái xô ở trên thì đổ bóng, xô bên dưới lại không hề đổ bóng, chưa kể chân người thợ còn đưa cả vào trong bức décor của căn nhà". Ông Thường nhấn mạnh: "Dù là ảnh kỹ xảo, cũng phải tôn trọng thực tế, phải bảo đảm tính chân thực". Nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân, Ủy viên Hội đồng nghệ thuật triển lãm ảnh toàn quốc nhận xét: "Việc đặt ra thể loại ảnh kỹ xảo nhằm giải thoát cho tâm lý sáng tạo của tác giả muốn nhấn mạnh cái Tôi trong tác phẩm của mình, thế nhưng, xét theo góc nhìn của Ban
  5. giám khảo, rõ ràng các nhà nhiếp ảnh Việt Nam vẫn còn yếu. Bởi vì ảnh kỹ xảo đòi hỏi nhà nhiếp ảnh phải sung mãn về ý tưởng, có những kiến thức nhất định về hội hoạ". Ông Tân cho rằng, đây là lần đầu tiên tách bạch thành hai thể loại để chám giải, cho nên không tránh khỏi có sự nhầm lẫn. Một vấn đề khác mà nhiều nhà nhiếp ảnh và phê bình đưa ra tại hội thảo là sự lẫn lộn giữa ảnh truyền thống và sử dụng kỹ xảo, nhiều ảnh kỹ xảo lại đưa sang thi ở mảng ảnh truyền thống, mà ban tổ chức không nhận ra. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng nói: "Ban tổ chức đã để "lọt lưới" ít nhất là hàng chục ảnh truyền thống nhưng thực chất lại là kỹ xảo, bởi tác phẩm đã được can thiệp khá sâu bằng kỹ thuật photoshop. Có những bức ảnh mô tả nắng vàng, nhưng mây lại cuồn cuộn, hoặc chụp mùa thu trời trong xanh lại thay bằng mây mùa hạ trắng xốp bồng bềnh "trôi" trong tác phẩm". Không thể phủ nhận thành công của Triển lãm ảnh Nghệ thuật toàn quốc, trong đó mảng ảnh kỹ xảo đã phần nào thể hiện khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới và hội nhập với nhiếp ảnh quốc tế. Tuy nhiên, để tránh những hạt sạn không đáng có và để chất lượng các tác phẩm được nâng cao hơn nữa sau mỗi cuộc thi, đã có những ý kiến cho rằng,
  6. ban giám khảo nên có những đánh giá chặt chẽ hơn nữa, xác đáng hơn nữa trong việc sàng lọc, thậm chí bản thân ban giám khảo phải tự "làm mới" mình trong việc nắm vững photoshop, để lựa chọn ra những tác phẩm thực sự có chất lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2