intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Anolit phòng chống bệnh tằm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

82
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay sản xuất dâu tằm được triển khai tại nhiều vùng trên cả nước, đóng góp một phần lớn vào thu nhập của nhiều hộ nông dân và nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng tằm thường mắc một số bệnh truyền nhiễm cấp tính do các nhóm nấm, vi khuẩn, virus và nhóm động vật nguyên sinh (bệnh tằm gai). Các bệnh của tằm hầu như xuất hiện quanh năm với khả năng lây nhiễm cao, khó loại trừ mầm bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tằm, làm giảm năng suất và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Anolit phòng chống bệnh tằm

  1. Anolit phòng chống bệnh tằm Hiện nay sản xuất dâu tằm được triển khai tại nhiều vùng trên cả nước, đóng góp một phần lớn vào thu nhập của nhiều hộ nông dân và nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng tằm thường mắc một số bệnh truyền nhiễm cấp tính do các nhóm nấm, vi khuẩn, virus và nhóm động vật nguyên sinh (bệnh tằm gai). Các bệnh của tằm hầu như xuất hiện quanh năm với khả năng lây nhiễm cao, khó loại trừ mầm bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tằm, làm giảm năng suất và chất lượng kén, ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng tơ. Từ trước tới nay, để phòng chống dịch bệnh, người ta thường dùng các loại hóa chất để vệ sinh sát trùng như formol, clorua vôi, lưu huỳnh... Tuy nhiên các loại hóa chất này có độc tính tương đối cao, mùi rất khó chịu, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Trong thực tế chăn nuôi tằm ở nước ta thường ở qui mô nhỏ, các hộ nông dân tận dụng diện tích nhà ở để nuôi tằm, vì vậy việc phun các thuốc khử trùng tiêu độc chưa được thực hiện đầy đủ, phát sinh dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện các đề tài do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ thực hiện từ năm 2005 đến nay cho thấy sử dụng dung dịch hoạt hoá anolit có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn, bào tử gai gây bệnh trên tằm. Dung dịch hoạt hoá anolit do người Nga tìm ra cách điều chế từ nước muối loãng bằng các phương pháp điện hoá từ năm 1972 và được đưa vào ứng dụng nhiều trong y tế, chăn nuôi, bảo quản rau quả, chế biến thực phẩm... từ những
  2. năm 1990 ở các nước tiên tiến nhất trên thế giới. Ứng dụng dung dịch hoạt hoá anolit vệ sinh sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm trong mô hình nuôi tằm hai giai đoạn tại hợp tác xã Hồng Xuân - Vũ Thư - Thái Bình cho kết quả các hộ gia đình có sử dụng anolit tỷ lệ bệnh tằm gai là 0%, năng suất kén bình quân tăng 43,35% so với các hộ không sử dụng anolit. Phương pháp sử dụng dung dịch Anolit 1. Sát trùng mặt trứng tằm trước khi đưa vào ấp Để tránh sự nhiễm bệnh tằm ngay từ khi mới nở, sát trùng mặt trứng bằng anolit bằng cách ngâm trứng trong thời gian 40 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. 2. Xử lý môi trường trước và sau khi nuôi tằm Khu vực nuôi tằm và các dụng cụ nuôi tằm thường xuyên tồn tại mầm bệnh nên việc khử trùng là cần thiết. Người dân thường ở chung với khu vực nuôi tằm vì vậy nhu cầu chất khử trùng không độc hại là rất cấp bách. Trước khi nuôi tằm và sau khi kết thúc lứa tằm, toàn bộ nhà cửa (phòng nuôi tằm, phòng để dâu, nong, né, dụng cụ nuôi tằm), môi trường xung quanh khu vực nuôi tằm cần được phun dung dịch anolit với mức tiêu tốn 2-3 lít cho 10m2 diện tích bề mặt sau đó để khô ít nhất trong vòng 3 - 4 giờ. 3. Khử trùng lá dâu Lá dâu bị nhiễm mầm bệnh cũng như còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây hại cho tằm. Dùng anolit để làm sạch lá dâu trước khi cho tằm ăn sẽ loại trừ được phần lớn nguy cơ nói trên. Dâu sau khi hái về được rửa bằng dung dịch anolit đã pha theo tỷ lệ 1 phần anolit nguyên chất pha với 10 phần nước sạch. Cho khoảng 10 lít dung dịch đã pha chế vào chậu to để rửa từ 10 đến
  3. 20 kg lá dâu. Sau đó lá dâu được vớt ra cho ráo nước, nếu bảo quản lá dâu sẽ giữ được tươi lâu hơn, nếu cho tằm ăn ngay nên trải lá dâu ra để khô tự nhiên khoảng 1-2 giờ rồi mới cho tằm ăn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2