intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng công nghệ thuỷ luyện trong quá trình sản xuất phân photphat

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

95
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, ngành sản xuất phân photphat chủ yếu dựa trên công nghệ axit sunfuric. Một số nhược điểm của công nghệ là: - Phát sinh một lượng lớn phosphogyp có tính phóng xạ, đều này đặt ra các vấn đề về bãi chứa và môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng công nghệ thuỷ luyện trong quá trình sản xuất phân photphat

  1. Áp dụng công nghệ thuỷ luyện trong quá trình sản xuất phân photphat Hiện nay, ngành sản xuất phân photphat chủ yếu dựa trên công nghệ axit sunfuric. Một số nhược điểm của công nghệ là: - Phát sinh một lượng lớn phosphogyp có tính phóng xạ, đều này đặt ra các vấn đề về bãi chứa và môi trường.
  2. - Sừ dụng các thiết bị phản ứng đắt tiền cho phản ứng với axit và phải thường xuyên thay thế các cánh khuấy bị hư hỏng. - Các vấn đề về xử lý nguyên liệu, ví dụ thất thoát một lượng lớn P2O5 trong quá trình sản xuất. Áp dụng công nghệ thủy luyện đối với quá trình chế biến quặng photphat có thể giải quyết được những vấn đề này. Ví dụ, việc ngâm chiết tại chỗ trong khối quặng hoặc trong thùng chứa sẽ g.giải quyết được vấn đề của thiết bị phản ứng, nhưng phải sử dụng axit nitric thay cho axit sunfuric. Axit nitric đắt hơn nhưng sẽ giải quyết được vấn đề phosphogyp. Nồng độ axit phải là 20% HNO3, sao cho dung dịch ngâm chiết sẽ là monocanxi photphat và canxi nitrat: Ca10 (PO4)6F2 + 14HNO3 → 3Ca (H2PO4)2 + 7Ca(NO3)2 + 2HF Thay vì cô dung dịch monocanxi photphat, người ta bổ sung đá vôi để kết tủa đicanxi photphat ở dạng mịn: Ca(H2PO4)2 + CaCO3 → 2CaHPO4 + CO2 + H2O Sản phẩm (40% P2O5) không tan trong nước nhưng tan trong axit xitric và là loại phân bón rất tốt. Vì là chất trung tính nên nó có thể được phối trộn với các loại phân đạm khác. Ngoài ra, thay vì lọc đicanxi photphat, người ta có thể cô bùn loãng chân không để tạo ra loại phân bón hỗn hợp gồm đicanxi photphat - canxi nitrat.
  3. Trong công nghệ này, tiêu hao axit nitric thấp hơn so với quy trình sản xuất nitrophot, là quy trình được thực hiện theo phản ứng: Ca10(PO4)6F2 + 20HNO3 → 6H3PO4 + 10Ca(NO3)2 + 2HF Sau khi kết tinh một phần canxi nitrat, dung dịch này được xử lý bằng amoniăc Ca(NO3)2 + 2H3PO4 + 3NH3 → 2NH4NO3 + CaHPO4 + NH4H2PO4 HF trong dung dịch sẽ phản ứng với silic oxit để tạo thành axit fiosilisic: 6HF + SiO2 → H2SiF6 + 2H2O Axit này có thể được thu hồi từ dung dịch ngâm chiết nhờ phản ứng kết tủa với na tri nitrat để tạo thành hexaflosilicat: H2SiF6 + 2 Na+ → Na2SiF6 + 2H+ Dicanxi photphat sản xuất theo quy trình này cũng có thể được dùng làm thức ăn cho gia súc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2