YOMEDIA
ADSENSE
Áp dụng mô hình CIPO trong đào tạo giáo viên mầm non tối ưu hóa quá trình đào tạo cho nhu cầu giáo dục hiện đại
7
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, việc đào tạo hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non có vai trò quan trọng, thiết yếu trong việc hình thành chất lượng giáo dục mầm non. Bài viết này đi sâu vào việc ứng dụng mô hình CIPO để nhận biết các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng mô hình CIPO trong đào tạo giáo viên mầm non tối ưu hóa quá trình đào tạo cho nhu cầu giáo dục hiện đại
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 ÁP DỤNG MÔ HÌNH CIPO TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CHO NHU CẦU GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI APPLYING THE CIPO MODEL IN PRESCHOOL TEACHER TRAINING: OPTIMIZING THE TRAINING PROCESS FOR MODERN EDUCATIONAL NEEDS LÊ THỊ THÚY UYÊN, lttuyen@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 26/5/2024 Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, việc đào tạo hiệu quả đội ngũ Ngày nhận lại: 15/6/2024 giáo viên mầm non có vai trò quan trọng, thiết yếu trong việc hình Duyệt đăng: 20/6/2024 thành chất lượng giáo dục mầm non. Bài viết này đi sâu vào việc Mã số: TCKH-S02T6-2024-B13 ứng dụng mô hình CIPO để nhận biết các yếu tố quan trọng ảnh ISSN: 2354 - 0788 hưởng đến việc đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bằng cách tổng hợp các nghiên cứu hiện có và bằng chứng thực nghiệm, nó cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách khai thác mô hình CIPO để tối ưu hóa quá trình đào tạo, đảm bảo rằng các nhà giáo dục mầm non được trang bị các kỹ năng và năng lực cần thiết để phát triển trong môi trường giáo dục hiện đại. Từ khóa: mô hình CIPO, đào tạo, đào tạo ABSTRACT giáo viên mầm non, bối cảnh đổi In the context of educational reform, the effective training of mới giáo dục. preschool teachers stands as a pivotal aspect in shaping the quality Keywords: of early childhood education. This paper focuses on the application CIPO model, context of of the CIPO model to discern the critical elements influencing educational innovation; preschool preschool teacher training amidst educational transformations. By teacher training, training. synthesizing existing research and empirical evidence, it offers insights into how the CIPO model can be harnessed to optimize the training process, ensuring that preschool educators are equipped with the necessary skills and competencies to thrive in contemporary educational settings. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ yếu tố quá trình (Process) và yếu tố đầu ra Mô hình CIPO (Context, Input, Process, (Output/Outcom). Những minh chứng hình thức Outcome) được áp dụng rộng rãi trong quản lý dựa trên thông tin phản hồi từ người học đã tốt chất lượng giáo dục. Mô hình CIPO có tính chất nghiệp không còn đáng tin cậy mà nó cần được kiểm soát quá trình đào tạo khi được xem xét vận hành trong một hệ thống bền vững, khi các trong một bối cảnh cụ thể. Các yếu tố bối cảnh yếu tố đầu vào - quá trình - đầu ra không còn khác (Context) cụ thể này có sự tác động mạnh mẽ lên biệt và nhất là sự tham gia của yếu tố bối cảnh. quá trình đào tạo, gồm: yếu tố đầu vào (Input), Trong bối cảnh đổi mới giáo dục tại Việt Nam, 110
- LÊ THỊ THÚY UYÊN nhu cầu đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) Quá trình (Process), Đầu ra (Output); các thành chất lượng cao ngày càng được đặt lên hàng đầu. tố này được đặt trong bối cảnh (Context) cụ thể Tuy nhiên, hoạt động đào tạo GVMN hiện tại của môi trường kinh tế - xã hội địa phương và vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức của chịu sự tác động nhằm quản lý đào tạo. yếu tố bối cảnh này, sự khác biệt về nhu cầu giáo Đầu vào (Input): Bao gồm các nguồn lực dục giữa các địa phương, sự phát triển nhanh vật chất và nhân lực như chương trình đào tạo; chóng của công nghệ, và yêu cầu ngày càng cao hoạt động tuyển sinh; đội ngũ giảng viên; cơ sở về năng lực của GVMN đang tạo nên những vật chất gồm học liệu, trang thiết bị giảng dạy, thách thức mới và chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ phần mềm - công nghệ hỗ trợ và nguồn tài chính quá trình đào tạo. Hiện nay, có khá nhiều công phục vụ quá trình đào tạo. trình nghiên cứu về vận dụng mô hình CIPO Quá trình bồi dưỡng (Process): Bao gồm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tuy nhiên các hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động kiểm nghiên cứu đặc trưng cho đào tạo GVMN là rất tra đánh giá, mối quan hệ giữa người dạy và hạn chế. Trên cơ sở đó, bài viết cụ thể hóa mô người học, cũng như việc sử dụng các tài nguyên hình đào tạo dựa vào CIPO để xác định các thành giáo dục và công nghệ phục vụ cho hoạt động tố của quá trình đào tạo GVMN trong bối cảnh đào tạo. đổi mới giáo dục hiện nay. Trong đó, các yếu tố Đầu ra (Output/Outcome): Bao gồm những của bối cảnh đổi mới giáo dục được xem xét và thay đổi, tiến bộ hoặc kết quả đạt được từ quá xác định một cách cụ thể, có sự gắn kết chặt chẽ trình đào tạo và được cụ thể hoá bằng hệ thống với các thành tố còn lại của quá trình đào tạo năng lực, phẩm chất của sinh viên đáp ứng chuẩn theo một quy trình với những mục tiêu riêng phù đầu ra (CĐR); hiệu quả của các hoạt động tư vấn hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục. Tiếp cận hỗ trợ việc làm cho sinh viên, thu thập thông tin phản CIPO trong đào tạo GVMN tạo nên sự liên kết hồi của sinh viên sau tốt nghiệp; thu thập thông tin giữa các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra, phản hồi của cơ sở tuyển dụng sinh viên; sự cải thiện đồng thời thể hiện sự phụ thuộc vào điều kiện về phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động bối cảnh nhằm đảm bảo sự toàn diện của các mặt giảng dạy của người dạy, và các giá trị ảnh trong quá trình đào tạo, cũng như làm rõ được hưởng đến cộng đồng, xã hội. đăc trưng, mối quan hệ giữa các khâu của quá Bối cảnh (Context): Bao gồm các yếu tố về trình đào tạo GVMN ở các trường sư phạm. Việc điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội; sự phát triển áp dụng mô hình CIPO trong hoạt động đào tạo của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức; GVMN giúp nâng cao chất lượng đào tạo luật pháp, các cơ chế chính sách tác động đến GVMN, đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng yêu đào tạo; thị trường lao động, mối quan hệ với các cơ cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. sở sử dụng lao động; hội nhập và hợp tác quốc tế; 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU xu thế phát triển giáo dục trên thế giới trong 2.1. Khái quát về mô hình CIPO nước và của nhà trường. Mô hình CIPO với 4 thành tố chính bao gồm: 2.2. Vận dụng mô hình CIPO xác định các yếu Bối cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quá trình tố đào tạo sinh viên ngành học mầm non trong (Process), Đầu ra (Output/Outcome) được phát triển bối cảnh đổi mới giáo dục bởi Jaap Scheerens (1990) (Seameo Innotech, 2018). Một số nghiên cứu về việc vận dụng mô Năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO, hình CIPO trong quá trình đào tạo như: “Vận với quan điểm chất lượng đào tạo là một quá dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo theo trình giáo dục tổng thể, xem xét hoạt động đào năng lực thực hiện” (Hà, n.d.), “Vận dụng mô tạo gồm 3 thành tố cơ bản: Đầu vào (Input), hình CIPO trong quản lý đào tạo tiếp cận năng lực 111
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 hướng tới việc làm”(Bình, n.d.), và một vài khía quá trình đào tạo, chưa chỉ ra các yếu tố mới cần cạnh khác của việc vận dụng mô hình CIPO như thiết phải cập nhật ở từng thành tố cho phù hợp trong hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp với bối cảnh hiện tại, cũng như chưa xem xét (Nguyễn Ngọc Trang, 2018), trong quản lý thực và xác định các yếu tố cụ thể của thành tố bối tập sư phạm (Lê Thị Hà Giang, 2014), trong đào cảnh và sự tác động của chúng đến các thành tố tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng còn lại của quá trình đào tạo nhằm đáp ứng các (Hùng, 2009)… cho thấy các nhà nghiên cứu đã yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. nhấn mạnh đến mối quan hệ và sự gắn kết chặt Do vậy, vấn đề nghiên cứu về đào tạo chẽ giữa các thành tố của C-I-P-O để tạo nên GVMN tiếp cận theo mô hình CIPO (Context- chất lượng đào tạo cũng như vai trò của sự tác Input-Process-Output/Outcome) nhằm xác định động từ các yếu tố bối cảnh đến các thành tố còn các yếu tố của đào tạo bao gồm: đầu vào, quá lại trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, cụ thể hoá trình, đầu ra, các yếu tố của bối cảnh cho phù trong đào tạo GVMN thì có rất ít các công trình hợp với bối cảnh đổi mới hiện nay là cần thiết. nghiên cứu đề cập đến các vấn đề như phương Các yếu tố này được xem xét trong mối quan hệ thức cụ thể để vận dụng mô hình này vào trong chặt chẽ với nhau. Tất cả cùng hướng đến chuẩn quá trình đào tạo, việc xác định các thành tố của đầu ra trong đào tạo. Bối cảnh (Context) Đổi mới Hội nhập Yêu cầu về Cạnh tranh Đào tạo CT GDMN quốc tế - năng lực nghề GV đáp đặt ra yêu tiếp cận GVMN nghiệp và ứng yêu cầu cho linh hoạt trong bối sự đổi mới cầu KT- đào tạo các xu cảnh đổi cơ chế XH, phù GVMN hướng mới GD tuyển hợp với GDMN dụng, sử tiềm năng hiện đại dụng GV vùng miền Đầu vào (Input) Quá trình bồi dưỡng Đầu ra (Output/ (Process) Outcome) - Chương trình đào tạo - Hệ thống năng lực, - Hoạt động dạy của giáo phẩm chất của sinh viên - Tuyển sinh viên theo chuẩn đầu ra - Đội ngũ giảng viên - Hoạt động học của sinh - Tư vấn hỗ trợ việc làm viên cho sinh viên - Cơ sở vật chất, thiết bị, - Thu thập thông tin phản học liệu, tài chính phục - Hoạt động kiểm tra, hồi của sinh viên tốt nghiệp vụ đào tạo GVMN đánh giá sinh viên - Thu thập thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng sinh viên Sơ đồ 1. Mô hình CIPO về hoạt động đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất) 112
- LÊ THỊ THÚY UYÊN 2.2.1. Đầu vào đào tạo giáo viên mầm non vậy, đối với đào tạo GVMN, chương trình có thể Hoạt động tuyển sinh: Hoạt động tuyển sinh bao được xem như một phương tiện để quản lý, tổ chức gồm các nội dung: Kế hoạch tuyển sinh; Công khai quá trình dạy học và giáo dục; là phương tiện để tiêu chuẩn, quyền lợi đãi ngộ nhằm thu hút, xác định và điều chỉnh cơ cấu nhân sự giảng dạy và tuyển sinh đào tạo GVMN; Công khai công tác quản lý, nội dung giảng dạy, cơ cấu người học, học tuyển sinh, tuyên truyền rộng rãi qua các kênh liệu, thiết bị… Chương trình định chuẩn cho một thông tin quy định nhằm nâng cao nhận thức cho số yếu tố cơ bản nhất như nội dung học tập, hoạt học sinh và mọi người dân về tầm quan trọng và động giảng dạy và học tập, các phương tiện hỗ trợ, các yêu cầu trong đào tạo GVMN hiện nay; Các môi trường đào tạo, các chuẩn quy định quá trình yêu cầu về tuyển sinh được thực hiện theo quy định đào tạo, phương pháp tổ chức, các chuẩn đo công khai trên các trang thông tin điện tử của Bộ lường, kiểm định, đánh giá kết quả đào tạo, có Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở giáo dục. thể xem xét chương trình là bộ chuẩn cơ bản của Chương trình đào tạo (CTĐT): Chương quá trình giáo dục đào tạo. trình đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc Đội ngũ giảng viên: Đủ về số lượng, đồng các khối kiến thức, kỹ năng; được xây dựng dựa bộ về cơ cấu, chất lượng; Thích ứng nhanh với trên khung về mức độ kiến thức, kĩ năng và tự đổi mới giáo dục; Những phẩm chất và năng lực chủ trách nhiệm của GVMN để thực hiện đào của đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng đào tạo đạt kết quả. CTĐT bám sát và cụ thể hóa mục tạo GVMN bao gồm: Phẩm chất và đạo đức nhà tiêu đào tạo GVMN hiện nay, đảm bảo sự cân giáo; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội đối giữa thời gian học lý thuyết và thực hành tại ngũ giảng viên; Năng lực nghiên cứu khoa học các trường mầm non. Khối kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giảng viên; Năng lực xây dựng môi chung của GVMN. Khối kiến thức và kỹ năng trường giáo dục dân chủ và phát triển quan hệ xã nghiên cứu chuyên ngành mầm non. Khối kiến hội của đội ngũ giảng viên. Thông tư thức và kỹ năng sư phạm mầm non. Khối kiến 40/2020/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 12/12/2020) thức và kỹ năng thực hành giáo dục mầm non cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về tiêu chuẩn (GDMN). Chương trình đào tạo GVMN được về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng xây dựng, thẩm định, đóng góp ý kiến bởi các nhà viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và sự quản lý, giảng viên, chuyên gia giáo dục, phát triển phát triển bền vững của ngành giáo dục, việc đáp nguồn nhân lực, người quản lý và người sử dụng ứng các tiêu chuẩn này giúp cho giảng viên có giáo viên, các chuyên gia ở cơ sở giáo dục mầm khả năng ảnh hưởng tích cực đến quá trình học non,… Sau khi xây dựng, chương trình được tập của sinh viên, chất lượng giáo dục và sự phát thẩm định và lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, triển của xã hội (Thông tư số 40/2020/TT- tổ chức có liên quan và đưa vào thực hiện; Cơ sở BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định đào tạo cũng cần được định kỳ đánh giá, lấy ý kiến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề ghiệp, bổ góp ý, chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật tri thức, khoa nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy học công nghệ mới phát triển chương trình đào trong các cơ sở Giáo dục đại học công lập, tạo; và tiếp tục đưa vào thực hiện. 2020). Trong trường hợp có những thay đổi quan Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thành Hưng, trọng đối với các chính sách đào tạo, nhu cầu đào chương trình giáo dục có 4 chức năng chính là tạo đặt ra bởi những thay đổi chiến lược trong phương tiện, quy cách hoá - định chuẩn cho quá trình toàn ngành Giáo dục và Đào tạo thì đội ngũ và hoạt động giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục giảng viên là lực lượng tiên phong và có vai trò và tác nghiệp giáo dục, hành chính và điều hành sự dẫn dắt sinh viên học tập, rèn luyện theo yêu cầu nghiệp giáo dục (Đặng Thành Hưng, 2004). Như của sự thay đổi đó. 113
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học: Cơ cho sinh viên sư phạm. Môi trường học tập cần sở vật chất phục vụ đào tạo GVMN cần đảm bảo: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho sinh Cơ sở giảng tập cho sinh viên; Cơ sở về nơi ăn, viên. Các phương pháp giảng dạy cần mang tính ở, sinh hoạt học tập, rèn luyện của sinh viên; cốt lõi, tác động vào nhận thức và tình cảm nhằm Giáo trình, tài liệu bổ trợ; Phương tiện và đồ giúp sinh viên hướng đến sự hạnh phúc, độc lập và dùng dạy học trên lớp, thực hành làm đồ dùng thành công trong cuộc sống. và đồ chơi cho SV; Thiết bị tin học phục vụ dạy Một số vấn đề trọng tâm trong quá trình đào học; Các trường mầm non đáp ứng yêu cầu sinh tạo GVMN đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục viên thực tập sư phạm. Đây là thành tố cơ bản có có thể được xem xét là là: ảnh hưởng đến kết quả của quá trình dạy và học, - Các yêu cầu cần đạt đối với người học cần việc sử dụng có hiệu quả CSVC - TBDH sẽ góp được mô tả chi tiết và có thể đo lượng, đánh giá phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng được giúp người học biết cách làm việc và có đào tạo. khả năng giải quyết vấn đề. 2.2.2. Quá trình đào tạo giáo viên mầm non - Các nội dung dạy học luôn được cập nhật Hoạt động dạy của giảng viên(GV): Trong tri thức mới và có tính mở, đáp ứng các mục tiêu bối cảnh đối mới giáo dục hiện nay, dạy học năng lực của chuẩn đầu ra, giúp người học dễ hướng đến tập trung vào người học, phát huy cập nhật và được rèn luyện các kỹ năng thực tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học hành, vận dụng vào thực tiễn. nhằm phát triển các năng lực ở người học. Dạy - Giảng viên phát huy tối ưu vai trò là người học theo định hướng tiếp cận năng lực người học tổ chức, cố vấn của mình giúp người học có nhiều về mặt nội dung cần giảm nhẹ kiến thức hàn lâm, cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia tăng cường hình thành kiến thức qua các hình phản biện; phát huy khả năng tự tìm tòi, khám phá thức tiếp cận thực tiễn; dạy học gắn với thực hành và ứng dụng để người học không bị phụ thuộc vào nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực học liệu, giúp người học trở thành những con tiễn, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa tính khoa học người tự tin năng động và có năng lực. với tính giáo dục - nghề nghiệp, giữa tính vững chắc - Giảng viên xây dựng không gian dạy học của tri thức và sự mềm dẻo của tư duy; giữa vai trò có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân tự giác - tích cực - độc lập của sinh viên với vai thiện trong lớp học; quan tâm tới sự tiến bộ của trò định hướng - hỗ trợ của giảng viên, giữa cá người học thông qua các tiêu chí đánh giá dựa nhân và tập thể trong quá trình dạy học. Theo xu trên chuẩn đầu ra, chú trọng khả năng vận dụng thế mới, để hình thành và phát triển năng lực kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống nghề nghiệp cho sinh viên, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế, thực tiễn. chuẩn đầu ra, các cơ sở đào tạo GVMN cần gắn Hoạt động học của sinh viên: Với mục tiêu học kết chặt chẽ với các cơ sở GDMN và chương trình tập là lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện đào tạo được thực hiện một phần tại cơ sở GDMN. nhân cách liên quan đến nghề nghiệp tương lai, sinh Do vậy, các hình thức học tập qua các hoạt động viên vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ học tập trải nghiệm cần được đa dạng hoá bao gồm thể của hoạt động học, hoạt động một cách tích cực - các hoạt động tự học, các hoạt động tham quan độc lập - sáng tạo. Điều này cho thấy, để đạt được thực tế, các hoạt động sinh hoạt giải trí, các hoạt mục tiêu học tập trong một khoảng thời gian xác động cộng đồng… nhằm củng cố kiến thức, rèn định thì sinh viên phải có động cơ học tập đúng kỹ năng, phẩm chất, thái độ; nâng cao năng lực đắn tương ứng, có thái độ học tập nghiêm túc, tự học, tự rèn, tự tiềm kiếm và tạo ra việc làm xây dựng nhu cầu, hứng thú tự học, tự nghiên 114
- LÊ THỊ THÚY UYÊN cứu nhằm tạo được động cơ và thái độ học tập để thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá; CĐR ngày càng cao; nếu sinh viên không tích cực, độc thể hiện mối liên hệ qua lại với CTĐT, hoạt động lập, sáng tạo trong việc học thì sẽ không đạt dạy học, hoạt động kiểm tra - đánh giá trong quá được mục tiêu học tập đề ra. Đối với sinh viên trình dạy học. Khi thực hiện hoạt động kiểm tra, ngành học GDMN, việc học tập rèn luyện của đánh giá cần xem xét chặt chẽ các mối quan hệ sinh viên cần hướng vào mục tiêu hình thành, này, cụ thể: (1) CĐR của CTĐT được phân bổ phát triển năng lực GVMN, cụ thể như sau: trong CĐR của các học phần, các bài học; (2) - Việc thực hiện nề nếp quy định học tập, rèn Mục tiêu giáo dục của nhà trường và CĐR là cơ luyện của sinh viên mầm non mang tính đặc thù; sở để thiết kế các phương pháp dạy học; lựa chọn Rèn luyện hình thành cho sinh viên tác phong nội dung dạy học, chủ đề học tập, nhiệm vụ học học tập, tinh thần trách hiệm, khả năng sư phạm tập, đồng thời tạo ra môi trường, điều kiện học tập, khéo léo và sinh hoạt gương mẫu trước trẻ. tài liệu học tập, các nguồn lực khác phục vụ cho - Theo kế hoạch đào tạo, sinh viên được tổ hoạt động dạy và học; (3) Các phương pháp đánh chức cho tham quan, thực tập tại các trường mầm giá đa dạng, các tiêu chí và nội dung đánh giá non. Thực hành, thực tập là một khâu quan trọng được xây dựng phù hợp với từng CĐR phản ánh 3 trong chương trình đào tạo GVMN. Thực hành là nội dung chính là kiến thức, kĩ năng và mức độ tự vận dụng kiến thức của từng môn học trong chủ trách nhiệm trên cơ sở các CĐR của CTĐT CTĐT vào thực tiễn giáo dục trẻ ở các trường đã cụ thể hóa ở CĐR của môn học/bài học. Các mầm non; Thực tập là quá trình vận dụng tổng phản hồi từ sinh viên được xem xét và ghi nhận thể kiến thức đã được trang bị thể hiện trong kỹ để liên tục cải thiện chất lượng của hoạt động năng thực hành nghề của GVMN. Trong CTĐT kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó, để hoạt động có quy định cụ thể thời gian thực hành và thời kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả, cần chú ý một số gian thực tập của sinh viên, cách đánh giá sinh nội dung sau: viên thực hiện các hoạt động thực hành, thực tập. - Công tác kiểm tra, đánh giá tiếp cận theo - Sinh viên có tinh thần học tập chủ động, năng lực và phát huy tác dụng: Xác định kết quả tích cực, am hiểu các kiến thức liên quan đến của kiểm tra đánh giá để xác định mức độ đạt được nghề nghiệp, nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, của sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện trọng tâm; áp dụng được những kiến thức đã học và là căn cứ quan trọng để sinh viên tự đánh giá, vào thực tiễn. xếp loại và các nhà quản lý điều chỉnh quá trình - Sinh viên có kế hoạch, phương pháp học đào tạo nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo tập cụ thể, thường xuyên cải tiến cách ghi chép sinh viên. bài vở và học tập; tổ chức và tập trung vào học - Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành tập; giảm bớt lo lắng về thi cử và trau dồi kĩ năng chặt chẽ, chính xác, khách quan: phải thực hiện làm bài thi; hiểu biết rõ về các nội dung ưu tiên và theo đúng quy trình các bước và quy định về pháp trọng tâm của bài học; có khả năng chứng minh lý trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh mức độ nắm kiến thức của mình thông qua khả viên, kết hợp đánh giá của giảng viên và tự đánh năng thực hiện những hành động cụ thể. giá của sinh viên. Hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên: - Công tác kiểm tra, đánh giá phải dựa trên Mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả các CĐR của môn học/bài học và có thể đo lường, đào tạo là nhằm đưa ra định hướng đúng đắn về đánh giá được năng lực người học thể hiện trong chất lượng dạy và học để đối chiếu với các mục CĐR; thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với CĐR của tiêu đã đề ra. Trong quá trình đào tạo, đánh giá CTĐT, các tiêu chí đánh giá cần được công bố kết quả học tập là khâu cuối cùng. CĐR là cơ sở trước cho sinh viên. 115
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 - Công tác kiểm tra, đánh giá cần được thực Đối với các trường sư phạm đào tạo hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình GVMN, Thông tư số 07/2023/TT-BGDĐT ban thức đa dạng phù hợp với các hoạt động dạy và hành ngày 10/04/2023 cũng quy định rõ về học hằng ngày. chuẩn đầu ra đối với các chương trình đào tạo hệ - Các kết quả thu thập đánh giá, phản hồi Cao đẳng và Đại học, trong đó có ngành GDMN cần được phân tích, tổng hợp, nhận xét chuẩn (Thông tư Số 07/2023/TT-BGDĐT, 2023). xác, và được sử dụng nhằm vào mục đích cải Theo Ban quản lý chương trình ETEP - thiện chất lượng của hoạt động kiểm tra đánh BGDĐT, CĐR ngành học GDMN bao gồm: giá, cải thiện chất lượng đào tạo. (1) CĐR về phẩm chất/giá trị nghề nghiệp: 2.2.3. Đầu ra đào tạo giáo viên mầm non Là những phẩm chất/giá trị hướng vào trẻ như Hệ thống năng lực, phẩm chất của sinh viên sự thừa nhận, tôn trọng, yêu thương, công bằng, theo chuẩn đầu ra khoan dung, tin tưởng mọi trẻ em đều có thể học Đào tạo GVMN theo định hướng phát triển và được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển tiềm năng lực và CĐR tập trung vào những gì sinh viên năng, coi trọng sự đa dạng của trẻ; Những phẩm có thể làm (kỹ năng), những gì sinh viên biết (tri chất/giá trị mang bản sắc người GVMN như thức) và cách thức sinh viên thực hiện công việc trung thực, lạc quan, cởi mở, ham học hỏi, kiên (mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm) nhằm cải trì, kiên nhẫn, sáng tạo, thân thiện, gương mẫu, tiến chất lượng của quá trình đào tạo, thực hiện mục sống lành mạnh, chuẩn mực; Những phẩm tiêu phát triển toàn diện nhân cách, chú trọng năng chất/giá trị phục vụ nghề nghiệp như yêu nghề; lực vận dụng tri thức vào tình huống thực tiễn nhằm tự hào và say mê với nghề giáo; trách nhiệm và chuẩn bị cho sinh viên năng lực giải quyết các tình đạo đức nghề nghiệp; Cam kết đảm bảo chất huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. lượng giáo dục. Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc (2) CĐR về năng lực nghề nghiệp: Là nhóm hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào năng lực nền tảng như năng lực giao tiếp và hợp tạo ban hành ngày 22/4/2010 đã chính thức công tác, năng lực công nghệ thông tin, năng lực ngoại bố trong thuật ngữ “Chuẩn đầu ra ngành đào ngữ, năng lực thích ứng với sự thay đổi, năng lực tạo”, theo đó CĐR được hiểu là: “quy định về nghiên cứu khoa học; Nhóm năng lực chuyển nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực đổi những tri thức bác học (tri thức được cộng hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải đồng các nhà bác học thừa nhận) thành tri thức quyết vấn đề; công việc mà người học có thể cần dạy (thể hiện trong chương trình) và tiếp đó, đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc chuyển đổi từ tri thức cần dạy thành tri thức được thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.” dạy trên lớp học; Nhóm năng lực nghiệp vụ sư (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010). phạm như năng lực định hướng sự phát triển học Theo khoản 4 điều 2 thông tư 17/2021/TT- sinh, năng lực dạy học - giáo dục, năng lực công BGDĐT quy định như sau: CĐR là yêu cầu cần tác xã hội, năng lực học tập và phát triển nghề đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau nghiệp (Quảng, 2020). khi hoàn thành một CTĐT, gồm cả yêu cầu tối thiểu Trên cơ sở nội dung các quy định cũng như về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách các nghiên cứu trên trên, kết hợp nghiên cứu nhiệm của người học khi tốt nghiệp. CĐR bao CĐR của các trường sư phạm (bao gồm cả Đại học gồm ba cấp độ: CĐR cấp trường, CĐR cấp và Cao đẳng) có kinh nghiệm đào tạo (Trường Đại chương trình và CĐR cấp môn học (Thông tư số học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Huế, 17/2021/TT-BGDĐT, 2021). Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường 116
- LÊ THỊ THÚY UYÊN Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại sư phạm đánh giá đầu ra để công nhận cho sinh học Sài Gòn, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung viên tốt nghiệp. Các kết quả đánh giá, phản hồi ương), bài viết xác định yêu cầu về CĐR cho sinh về yếu tố đầu ra được sử dụng để điều chỉnh, bổ viên ngành GDMN trong bối cảnh đổi mới như sau: sung, cải tiến và hoàn thiện chương trình đào tạo + Về phẩm chất đạo đức: Bao gồm các tiêu GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. chuẩn, tiêu chí và các chỉ báo cụ thể về phẩm Như vậy, đánh giá đầu ra của sản phẩm đào chất chính trị và trách nhiệm công dân; đạo đức tạo là một quá trình kiểm tra - đánh giá liên tục, nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp và phong diễn ra trong thời gian sinh viên tham gia đào tạo cách nhà giáo. từ đầu khóa cho đến cuối khóa. Quá trình này luôn + Về năng lực (NL) chung: NL tự chủ và được diễn ra trong việc đo lường, đối sánh với thích ứng với sự thay đổi; NL giao tiếp và hợp tác; từng tiêu chuẩn của từng cấp độ của CĐR. Chỉ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL lãnh đạo, NL khi người học đã được cơ quan tuyển dụng chấp phản biện, NL nhận thức về văn hoá và xã hội. nhận qua việc đánh giá, được phân công công + Về năng lực riêng (bao gồm các năng lực tác và được nhận lương thì lúc đó, việc đánh giá sư phạm và nghề nghiệp): NL dạy học và giáo năng lực theo CĐR đối với sản phẩm đào tạo dục, NL định hướng sự phát triển cho trẻ, NL mới tạm thời chấm dứt. hoạt động xã hội và NL phát triển nghề nghiệp, Tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên: Cơ sở NL nghiên cứu khoa học GDMN chuyên ngành, đào tạo (CSĐT) có nhiều hình thức để thông tin NL sử dụng học vấn GD tổng quát và học vấn cho sinh viên sắp tốt nghiệp các cơ hội việc làm khoa học GDMN để vận dụng, giải thích, và phát của sinh viên khi tốt nghiệp, đó là thông tin về triển chương trình GDMN, NL hiểu và vận dụng các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu các kiến thức vào thực tiễn, NL sử dụng tiếng tuyển dụng, tuyển chọn; đặc biệt là khung năng lực nước ngoài trong hoạt động chăm sóc - GD trẻ, NL và số lượng có thể tuyển dụng, tuyển chọn theo vị nuôi dưỡng - chăm sóc - GD trẻ mầm non, NL định trí việc làm; các hình thức tuyển dụng, thời gian, hướng sự phát triển của trẻ mầm non, NL ứng dụng các buổi toạ đàm gặp gỡ, hội chợ nghề nghiệp, công nghệ thông tin, NL hoạt động xã hội, NL thích các thông tin về cơ hội học tập tiếp ở trình độ ứng với biến đổi về khoa học công nghệ của toàn cao hơn, chuyển đổi ngành nghề,… là các thông cầu, đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện đại. tin cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp. Hoạt động CĐR của một ngành đào tạo là tổng hợp này tạo ra các cơ hội tiếp xúc giữa các nhà tuyển mục tiêu các nội dung học tập và rèn luyện của dụng với sinh viên, hỗ trợ sinh viên tìm được sinh viên trong một khóa đào tạo. Chuẩn đầu ra việc làm hoặc nơi thực tập hướng nghiệp phù được sử dụng để sinh viên tự điều chỉnh năng lực, hợp, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với nghề dựa vào các tiêu chí của CĐR, sinh viên tự đánh nghiệp tương lai của mình và các nhà tuyển dụng giá phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của cũng dễ dàng hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn mình, đây là thông tin cần thiết để đánh giá kết trong công tác tuyển chọn. quả thực hiện CTĐT bên trong nhà trường nhằm Thu thập thông tin phản hồi của sinh viên sau tốt đưa ra các quyết định điều chỉnh hướng tới chuẩn nghiệp: Thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên sau kết quả đầu ra. Để thực hiện yêu cầu này, sinh khi tốt nghiệp là một phần quan trọng của quá trình viên cần tự nhìn nhận, mô tả, làm rõ những yếu tố đánh giá và cải tiến quá trình đào tạo của các trường năng lực trong CĐR, chỉ ra được những mặt đại học. Đây là một cách để đánh giá hiệu quả của mạnh, hạn chế trong từng yếu tố của năng lực, chương trình học dựa trên CĐR, hỗ trợ sự phát triển xác định nguyên nhân và đề ra phương hướng nghề nghiệp của sinh viên và cung cấp thông tin phản khắc phục sau khi ra trường. Đồng thời trường hồi để cải tiến các khía cạnh của chương trình đào tạo 117
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 trong tương lai. CSĐT cần xác định rõ mục đích với yêu cầu nhân lực ngành giáo dục của từng thu thập thông tin là để đánh giá chất lượng đào địa phương. Các hình thức phối hợp giữa CSĐT tạo, đo lường sự phát triển của sinh viên sau khi với cơ quan tuyển dụng có thể được thực hiện tốt nghiệp, và cung cấp thông tin phản hồi để cải theo các nội dung sau: Liên hệ với cơ quan tuyển tiến chất lượng đào tạo. Các phương pháp thu thập dụng để nắm bắt nhu cầu GVMN làm cơ sở xây phản hồi cần đa dạng như khảo sát trực tuyến, dựng kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo số lượng đầu phỏng vấn cá nhân, nhóm thảo luận, hoặc thậm chí vào; Cùng với cơ quan tuyển dụng đánh giá và các buổi hội thảo… để có thể thu thập được thông tuyển dụng GVMN về mặt tư vấn hoặc hỗ trợ tin chi tiết và đa dạng. Các chỉ tiêu quan trọng cần chuyên môn; Qua phối hợp với cơ quan tuyển được thu thập như sự hài lòng của sinh viên về dụng về mặt chuyên môn, CSĐT điều chỉnh chương trình học, sự chuẩn bị nghề nghiệp sau CTĐT và CĐR cho phù hợp với thực tiễn địa khi tốt nghiệp, mức độ thực hành được các kỹ phương; Thông qua cơ quan tuyển dụng, CSĐT năng chuyên môn, và khả năng áp dụng kiến đánh giá sản phẩm đầu ra để điều chỉnh nội dung, thức đã học vào thực tế. Quá trình thu thập thông phương pháp đào tạo thích hợp; CSĐT tham gia, tin cần minh bạch, các thông tin phản hồi cần tư vấn và phối hợp với cơ quan tuyển dụng trong được phân tích một cách cẩn thận để rút ra các việc qui hoạch đội ngũ giáo viên; Phối hợp với cơ kết luận và đề xuất cải tiến. Các thông tin phản quan tuyển dụng, thực hiện bồi dưỡng GVMN hồi được chia sẻ nhằm tạo ra một quy trình tương theo yêu cầu của đổi mới GDMN (Thông tư số: tác và hỗ trợ liên tục. Việc thu thập thông tin phản 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 05/4/2022). hồi từ sinh viên sau khi tốt nghiệp là một quá trình 2.2.4. Các yếu tố bối cảnh tác động đến đào tạo quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục, nâng giáo viên mầm non cao sự hài lòng của sinh viên và đảm bảo rằng Các yếu tố bối cảnh với tư cách là các yếu chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu của tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thị trường lao động và xã hội hiện đại. đào tạo GVMN hiện nay bao gồm nhiều yếu tố Thu thập thông tin phản hồi của cơ sở sử như đã trình bày trên. Những điểm trọng tâm dụng sinh viên: CSĐT tổ chức thu thập, xử lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra những yêu thông tin từ các cơ sở sử dụng sinh viên, cơ quan cầu cho đào tạo GVMN được bài viết khái quát tuyển dụng lao động sau khi sinh viên hoàn gồm 5 vấn đề chính sau: thành CTĐT. Phối hợp giữa CSĐT với cơ quan (1) Đổi mới chương trình GDMN đặt ra yêu tuyển dụng GVMN là một trong các hình thức cầu cho đào tạo GVMN. hợp tác đào tạo. Đây cũng chính là yếu tố thay (2) Hội nhập quốc tế - tiếp cận linh hoạt các đổi của bối cảnh, đòi hỏi đẩy mạnh đào tạo theo xu hướng GDMN hiện đại. hướng đáp ứng yêu cầu xã hội. (3) Các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH ngày 05 GVMN ngày càng cao trong bối cảnh đổi mới tháng 4 năm 2022 quy định về liên kết tổ chức giáo dục. thực hiện chương trình đào tạo bao gồm: đối tượng, (4) Cạnh tranh nghề nghiệp và sự đổi mới hình thức liên kết đào tạo, tổ chức liên kết thực cơ chế tuyển dụng, sử dụng GVMN. hiện chương trình đào tạo, quyền và nghĩa vụ của (5) Đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu kinh tế các bên tham gia liên kết đào tạo nhằm đảm bảo - xã hội, phù hợp với tiềm năng vùng miền. quyền lợi của người học vừa tăng cường hiệu quả Đổi mới chương trình GDMN đặt ra yêu cho công tác tuyển sinh đầu vào; đồng thời qua cầu cho đào tạo GVMN: Chương trình GDMN đó để điều chỉnh CĐR cho mỗi CTĐT phù hợp mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016) và một số 118
- LÊ THỊ THÚY UYÊN nội dung sửa đổi bổ sung theo Thông tư số chức hiện hành, ở mỗi địa phương cũng có 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ những cơ chế tuyển dụng công chức, viên chức trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặt ra yêu cầu riêng, trong đó có ngành giáo dục. Có thể thấy cho đào tạo GVMN cần hướng đến năng lực thực rằng, trước đây yếu tố về bằng cấp và kết quả hiện hiệu quả chương trình GDMN một cách linh học tập, rèn luyện ở trường đại học được làm tiêu động, sáng tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020); chí cho việc tuyển dụng GVMN. Nhưng hiện nhấn mạnh vai trò tự chủ của cơ sở GDMN, địa nay, thi tuyển theo phương thức đánh giá năng phương cũng như bản thân GVMN trong thực hiện lực dựa trên các tiêu chí về nhận thức và kĩ năng chương trình GDMN; chuẩn bị năng lực cho trẻ thực hành đối với vấn đề tuyển dụng GVMN mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1 hay cụ thể hơn là tính đang được phổ biến sử dụng. Điều này đòi hỏi các liên thông giữa chương trình đào tạo GVMN và đào CSĐT phải coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo giáo viên ở bậc học tiểu học cần được quan tâm. để đảm bảo chất lượng và uy tín của nhà trường. Vấn đề này đặt ra các yêu về đào tạo phát triển năng Đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu KT-XH, lực cho sinh viên cũng như việc điều chỉnh CĐR phù hợp với tiềm năng vùng miền: Theo dự báo cho phù hợp với bối cảnh mới. quy mô phát triển GDMN theo các mục tiêu Hội nhập quốc tế - tiếp cận linh hoạt các xu trong QĐ 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của hướng GDMN hiện đại: Cùng với sự phát triển của của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát cách mạng 4.0 và chủ trương chú trọng giáo dục triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025 tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các mô hình cho thấy vấn đề đào tạo GVMN yêu cầu KT-XH, giáo dục tích hợp, chuẩn 4.0 dần nở rộ nhờ vào nhu phù hợp với tiềm năng vùng miền luôn được cầu bắt kịp xu hướng giáo dục của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm cung cấp GDMN bản thân đã là giáo dục tích hợp. Tuy nguồn nhân lực GVMN đủ về số lượng nhưng nhiên, trước bối cảnh hội nhập như hiện nay, đảm bảo về chất lượng. Nguồn nhân lực này thực GVMN bên cạnh việc thực hiện hiệu quả chương hiện các nhiệm vụ CS - GD trẻ trong một môi trình GDMN theo quy định thì cần phải được đào trường văn hóa và điều kiện kinh tế đặc trưng tạo để có thể biết, hiểu và có khả năng mạnh dạn cho khu vực (Thủ Tướng Chính Phủ, 2018) . ứng dụng một cách linh hoạt các xu hướng GDMN 3. KẾT LUẬN trên thế giới như Steam, Montessori, Reggio Việc vận dụng mô hình CIPO xác định các Emilia, Gleendoman… một cách hiệu quả, gắn với yếu tố đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh thực tiễn GDMN tại địa phương. đổi mới giáo dục nhằm giúp các nhà quản lý hiểu Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của GVMN rõ hơn và tối ưu hóa quá trình đào tạo nhằm đáp trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Bối cảnh đổi mới ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp giáo dục đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về phẩm của giáo dục hiện đại và đảm bảo chất lượng nguồn chất năng lực đối với GVMN, một trong những nhân lực giáo dục mầm non trong tương lai. yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay là định hướng Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong tập trung vào việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bài viết giúp đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng GVMN, đòi hỏi công tác đào tạo GVMN cần chú công nghệ trong giảng dạy, từ đó nâng cao hiệu trọng phát triển năng lực cần thiết cho người học, đáp quả của giáo dục mầm non, gia tăng ứng yêu cầu mới mà ngành giáo dục đặt ra. mức độ đạt được của sinh viên tốt nghiệp về Cạnh tranh nghề nghiệp và sự đổi mới cơ chuẩn kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và chịu chế tuyển dụng, sử dụng GVMN: Ngoài việc căn trách nhiệm, trong đó có năng lực tìm việc, tự tạo cứ vào hệ thống các văn bản của Chính phủ về việc làm, năng lực tự học, tự đào tạo để thường quản lý tuyển dụng, sử dụng công chức, viên xuyên cập nhật kiến thức, có khả năng thích ứng 119
- TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 với những thay đổi thường xuyên của nhu cầu xã và ứng dụng thực tiễn trong quá trình đào tạo hội; tạo ra sự phù hợp giữa năng lực của sinh viên GVMN, là một bước tiến quan trọng trong việc tốt nghiệp với chuẩn đầu ra của chương trình đào nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Qua đó, tạo. Áp dụng mô hình CIPO trong đào tạo giáo chúng ta có thể xây dựng một hệ thống giáo dục viên mầm non không chỉ là một cách tiếp cận hiệu mầm non mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng được quả mà còn mang lại những giá trị lý luận sâu sắc những thách thức và cơ hội của thế kỷ 21. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thủ Tướng Chính Phủ. (2018). Quyết định số 1677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. (2022). Thông tư số 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT: Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2023). Thông tư số 07/2023/TT-BGDĐT: Ban hành Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bình, N. T. T. (n.d.). Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm. Tạp Chí Nghiên Cứu Lý Luận, 142, 87-91. Đặng Thành Hưng. (2004). Những chức năng cơ bản của chương trình giáo dục. Tạp Chí Giáo Dục. Hà, Đ. V. (n.d.). Nghiên cứu vận dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện. Tạp Chí Giáo Dục, 292(2), 5 - 9. Hùng, N. M. (2009). Quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng sư phạm trung ương theo tiếp cận CIPO. Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê Thị Hà Giang. (2014). Xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo viên mầm non theo định hướng chuẩn nghề nghiệp. Tạp Chí Quản Lý Giáo Dục, 58. Nguyễn Ngọc Trang. (2018). Vận dụng mô hình CIPO để đổi mới trong quản lí hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tạp Chí Giáo Dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018). Tr 11-15. Quảng, P. T. N. H. (2020). Phát triển chương trình, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực. Kỷ Yếu Hội Thảo, ISBN 978-604-923-526-9. Seameo Innotech. (2018). Southeast Asia Teachers Competency Framework (SEA-TCF). Teachers’ Council of Thailand. 120
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn