intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp-xe não ở trẻ em

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Áp-xe não ở trẻ em Vốn là bệnh có thể gây tử vong và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, áp-xe não thật sự là kẻ thù giấu mặt khi những biểu hiện của nó không đến từ não mà bắt nguồn từ một chứng bệnh khác. Bé P.T.T bắt đầu lười ăn, khó ngủ, hay khóc và sốt nhẹ từ khoảng hai tuần trước khi nhập viện. Sau vài ngày uống thuốc hạ sốt thấy tình trạng của cháu không bớt, người nhà đưa bé đi khám bệnh nhưng để không tái khám sau hai ngày theo đúng hẹn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp-xe não ở trẻ em

  1. Áp-xe não ở trẻ em Vốn là bệnh có thể gây tử vong và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, áp-xe não thật sự là kẻ thù giấu mặt khi những biểu hiện của nó không đến từ não mà bắt nguồn từ một chứng bệnh khác. Bé P.T.T bắt đầu lười ăn, khó ngủ, hay khóc và sốt nhẹ từ khoảng hai tuần trước khi nhập viện. Sau vài ngày uống thuốc hạ sốt thấy tình trạng của cháu không bớt, người nhà đưa bé đi khám bệnh nhưng để không tái khám sau hai ngày theo đúng hẹn để bác sĩ theo dõi mà tiếp tục mua thuốc theo toa cũ. Bé bắt đầu sốt nhiều hơn, quấy khóc, tay chân yếu dần. Thấy tình trạng xấu đi, người nhà liền đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. TP. SG. Các bác sĩ chuyển bệnh nhi sang khoa Ngoại tổng hợp để điều trị! Bác sĩ Đặng Xuân Vinh, Trưởng nhóm Ngoại thần kinh, khoa Ngoại tổng hợp, cho biết: “Sau khi xem phim chụp MRI (hình ảnh trở kháng từ), các bác sĩ phát hiện có ổ áp -xe lớn chèn ép não. Bệnh nhi còn quá nhỏ, khối áp-xe lại lớn nên việc phẫu thuật cho bé phải tiến hành nhanh và trong điều kiện tốt nhất có thể. Trước khi mổ, bé được cho sử dụng thuốc chống phù não, kháng viêm liều cao, để đảm bảo khối áp-xe không có thêm biến chứng hoặc gây tụt não, dẫn đến tử vong”.
  2. Người lớn cần tinh ý để sớm nhận biết dấu hiệu áp xe não Đối với trẻ em, biểu hiện bất thường đầu tiên là bắt đầu bỏ ăn, quấy khóc và đau đầu như trường hợp của bé T. Ban đầu, người nhà không mấy quan tâm khi bé sốt nhẹ và bỏ ăn vì cho rằng cháu đang mọc răng. Nhưng sau đó bé vẫn sốt cao hơn, uống thuốc không giảm. Bé bắt đầu đờ đẫn, nôn ói, đi lại không được, tay chân bên phải phản xạ rất yếu khi có tác động. Theo bác sĩ Đặng Xuân Vinh, những biểu hiện trên là do thần kinh của bé đã bị ảnh hưởng. Phim chụp MRL cho thấy bé đã ở vào bệnh cảnh cần mổ cấp cứu. Rất may là ca phẫu thuật thành công và bệnh nhi bình phục nhanh. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của những cơn sốt không rõ nguyên nhân. Họ thường chỉ đưa con em mình đến bệnh viện khi tình trạng đã bắt đầu trở nặng. Trẻ rơi vào trạng thái lờ đờ, kém phản ứng, thậm chí liệt một bên cơ thể. Áp- xe não vốn là hiện tượng tích tụ mủ trong não nên sẽ gây tăng áp lực nội sọ, mạch chậm, huyết áp tăng, nhức đầu, nôn ói...Soi đáy mắt thấy phù gai thị. Nguyên nhân gây biến chứng áp-xe não Đa phần nguyên nhân gây áp-xe vùng não ở trẻ em là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên tai-mũi-họng như viêm xoang, viêm tai giữa. Các cơ quan này ở rất gần não, thậm chí có chỗ chỉ cách màng não khoảng 0,5mm, nên khi bị viêm nhiễm, các tổ chức não rất có thể bị tổn thương, gây biến chứng nguy hiểm, xuất hiện khối áp-xe. Nếu bệnh nhi có bệnh lý tim mạch bẩm sinh, nguyên nhân có thể nằm ở đây. Bệnh tim dễ dẫn đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch nội sọ, có khả năng gây áp-xe. Ngoài ra còn có thể kể thêm những tổn thương vùng đầu do tai nạn gây chấn thương sọ não, viêm màng não mủ. Những biến chứng không mong đợi Tình trạng áp-xe não có thể để lại những di chứng nặng nề về sau lên hệ thần kinh của trẻ. Trường hợp của bé T, tuy cơ thể đã có phản ứng, bé tỉnh táo nhưng còn chờ thời gian để hồi phục, hệ thần kinh vận động linh hoạt như trước. Những khối áp-xe phát triển nhanh hay chậm tùy trường hợp nhưng đều là những mối nguy hiểm lớn, có thể gây nhiễm độc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Đó là do ổ
  3. áp-xe vỡ vào não thất, hôn mê, tụt não, ngưng thở và tử vong. Việc phát hiện một khối áp-xe khi trẻ đã đến bệnh viện không khó. Vì vậy, ở các nước phát triển, rất hiếm trường hợp tử vong vì biến chứng này. Nhưng tại Việt Nam, việc đưa bệnh nhi đi thăm khám muộn, xem nhẹ những biểu hiện ban đầu của bệnh và không tuân thủ lịch hẹn tái khám đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hậu phẫu lâu dài Theo bác sĩ Đặng Xuân Vinh: “Cách điều trị duy nhất hiệu quả đối với trường hợp của bé T, là phải mổ dẫn lưu mủ, tiến hành bơm, rửa sạch ổ áp-xe cho bệnh nhi. Số lượng mủ lấy ra khoảng 150ml. Nếu phẫu thuật chậm, nguy cơ tử vong rất cao. Thông thường, với những ổ áp-xe nhỏ hơn l.7cm, bệnh nhi có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Khi khối áp-xe lớn hơn 2.5cm, các bác sĩ sẽ cân nhắc để phẫu thuật loại bỏ. Nếu ổ áp-xe nông và ở vị trí thích hợp, có thể không cần mổ mà dùng kim vô trùng chọc hút mủ ra khỏi não. Trường hợp này, thời gian điều trị bằng thuốc sau mổ sẽ lâu hơn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhi phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, phổ rộng và dùng tiêm tĩnh mạch kéo dài khoảng 4-8 tuần để chống nhiễm khuẩn. Kèm theo đó là các loại thuốc chống phù não, nhằm điều trị tình trạng tăng áp lực nội sọ. Do dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài nên các bác sĩ phải tầm soát, kiểm tra để phòng ngừa suy giảm chức năng gan, thận, tủy cho bé T. Trước khi phẫu thuật T, đã gần như hôn mê, không phản ứng nhưng hiện tại, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định. Bé bắt đầu ăn được tay chân có thể cử động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2