intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn như thế nào?

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

151
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm cơ nhiễm khuẩn (viêm cơ sinh mủ) là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh... Tuy nhiên nếu chỉ có vi khuẩn trong máu thôi cũng chưa đủ điều kiện gây viêm cơ hay tạo ổ áp-xe. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây bệnh và cơ bị tổn thương. Chính tổn thương cơ tạo điều kiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn như thế nào?

  1. Điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn như thế nào? Viêm cơ nhiễm khuẩn (viêm cơ sinh mủ) là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh...
  2. Tuy nhiên nếu chỉ có vi khuẩn trong máu thôi cũng chưa đủ điều kiện gây viêm cơ hay tạo ổ áp-xe. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây bệnh và cơ bị tổn thương. Chính tổn thương cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm “tổ”, phát triển và gây bệnh. Tại Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, viêm cơ nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 2%. Có những trường hợp viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị nội khoa đơn thuần, song có những trường hợp phải kết hợp cả nội khoa và phẫu thuật.
  3. Dùng kháng sinh sớm, thích hợp. Cần phải điều trị kháng sinh đủ thời gian là khoảng 6 tuần. Nếu bệnh nhân sốt cao và đau nhiều thì cần dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol. Cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Khi đã hình thành ổ mủ trong cơ thì cần phải chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật để dẫn lưu mủ và lọc bỏ tổ chức hoại tử. Ngoài ra cần điều trị các biến chứng như viêm khớp, suy thận, sốc nhiễm khuẩn. Để phòng bệnh, cần thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm thủ thuật như châm cứu, tiêm truyền, tiêm vào khớp...
  4. Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại da (mụn nhọt, vết loét...). Không làm vỡ, chích nặn sớm các thương tổn mụn nhọt ngoài da. Điều trị tốt một số bệnh nguy cơ, đặc biệt là đái tháo đường, tránh lạm dụng corticoid trong điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2