intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Viêm cơ nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

91
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng Viêm cơ nhiễm khuẩn là nhằm giúp cho các bạn nắm được khái niệm về viêm cơ nhiễm khuẩn, các yếu tố nguy cơ của viêm cơ nhiễm khuẩn; các biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Viêm cơ nhiễm khuẩn

  1. VIÊM CƠ NHIỄM KHUẨN
  2. NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Triệu chứng. 3. Chẩn đoán . 4. Điều trị.
  3. MỤC TIÊU 1. Nắm được khái niệm về viêm cơ nhiễm khuẩn, các yếu tố nguy cơ của viêm cơ nhiễm khuẩn. 2. Biết được các biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn.
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm Viêm cơ nhiễm khuẩn là các tổn thương cơ do VK gây nên. Các loại VK gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu (đặc biệt là tụ cầu vàng), liên cầu, trực khuẩn mủ xanh. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ 2 yếu tố: có VK gây bệnh và cơ bị tổn thương. Tổn thương cơ tạo điều kiện cho VK xâm nhập, làm “tổ”, phát triển và gây bệnh.
  5. 1.2. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Viêm cơ nhiễm khuẩn hay gặp ở những BN bị suy giảm miễn dịch: đái tháo đường, điều trị bằng Corticoid kéo dài, suy kiệt, mắc bệnh ác tính... Tổn thương da như chấn thương giập rách cơ, vết thương hở, mụn nhọt. Khi VT không được chăm sóc tốt, mụn nhọt nặn mủ sớm hoặc chích nặn không bảo đảm vô khuẩn tạo điều kiện cho VK xâm nhập và gây bệnh. Các thủ thuật y tế không bảo đảm vô khuẩn như tiêm chích, châm cứu, PT… tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của VK vào cơ thể người bệnh.
  6. 2. TRIỆU CHỨNG 2.1. Lâm sàng  Toàn thân: hội chứng nhiễm khuẩn rõ (sốt cao 39-40oC, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi).  Tại chỗ: viêm cơ. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị viêm, hay gặp nhất là cơ đùi, cơ mông và cơ thắt lưng chậu. Có thể một cơ bị viêm hay nhiều cơ bị viêm cùng một lúc.
  7. Viêm cơ thường trải qua 3 giai đoạn: đoạn Giai đoạn đầu (2 tuần đầu): cơ sưng, có thể đỏ hoặc không, đau và căng nhẹ. Giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Giai đoạn 2 (tuần 3-4): sưng, nóng, đỏ, đau rõ. Khám cơ có thể thấy dấu hiệu bùng nhùng, ấn lõm (dấu hiệu phù nề). Chọc hút có mủ. Bệnh thường được chẩn đoán trong giai đoạn 2. Giai đoạn 3: nếu không được chữa đúng cách, viêm cơ gây ra các biến chứng như apxe nơi khác, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng thận.
  8. Riêng đối với viêm cơ thắt lưng chậu thì triệu chứng tại chỗ khó phát hiện vì cơ ở sâu. BN thường đau ở vùng mạng sườn, hạ sườn. Triệu chứng gợi ý: BN không duỗi được chân ở bên có cơ bị tổn thương trong khi mọi động tác khác của khớp háng (gấp, dạng, khép, xoay...) đều bình thường. Khối apxe có thể di chuyển xuống khớp háng, phần trên đùi, cơ mông... Viêm cơ thắt lưng chậu còn có thể do VK lao gây ra, xuất hiện sau viêm đốt sống đĩa đệm.
  9. 2.2. Cận lâm sàng Xét nghiệm máu: BC tăng, tốc độ máu lắng tăng. Xét nghiệm dịch ổ viêm: có nhiều BC đa nhân trung tính. Phát hiện VK gây bệnh bằng soi tươi, cấy bệnh phẩm phân lập VK và làm KS đồ. Cấy máu để xác định VK. Test Mantoux: nếu nghi BN mắc lao. Siêu âm: chẩn đoán viêm cơ thắt lưng chậu, định hướng chọc hút dịch ổ apxe lấy bệnh phẩm, dẫn lưu mủ. Chụp X quang quy ước: phát hiện tổn thương xương, khớp kèm theo. Chụp CLVT hoặc MRI: phát hiện viêm cơ thắt lưng chậu.
  10. 3. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng: các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm máu. - Siêu âm. - Chụp cắt lớp vi tính. - Chụp cộng hưởng từ. - Nuôi cấy phân lập được vi khuẩn.
  11. 4. ĐIỀU TRỊ Có những trường hợp viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị nội khoa đơn thuần, song có những trường hợp phải kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa.  Dùng KS sớm, liều cao, đủ thời gian (khoảng 6 tuần). Điều trị cụ thể khi chưa định danh được VK gây bệnh: Penicillin G 150 mg/kg/ngày, chia 4 lần tiêm bắp hoặc pha với dịch truyền tĩnh mạch trong 7-10 ngày; sau đó duy trì bằng uống Penicillin V 100-150 mg/kg/ngày. Hoặc Flucloxacillin tiên tĩnh mạch 4g/ngày trong 7-10 ngày, sau đó duy trì bằng uống Cloxacillin 4,5 g/ngày.
  12.  Nếu BN sốt cao, đau nhiều thì dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol 0,5g, uống 4-6 viên/ngày.  Nâng cao thể trạng cho BN.  Khi đã hình thành ổ mủ trong cơ thì cần phải chọc hút mủ hoặc PT để dẫn lưu mủ và loại bỏ tổ chức hoại tử.  Điều trị các biến chứng viêm khớp, suy thận, sốc nhiễm khuẩn (nếu có).
  13. TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Khái niệm khái niệm viêm cơ nhiễm khuẩn, các yếu tố nguy cơ. 2. Triệu chứng Lâm sàng: toàn thân, tại chỗ (3 giai đoạn). Cận lâm sàng: xét nghiệm máu, dịch ổ viêm, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, nuôi cấy phân lập được vi khuẩn. 3. Chẩn đoán Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
  14. 4. Điều trị Dùng KS sớm, liều cao, thời gian 6 tuần. Cho thuốc hạ sốt, giảm đau nếu BN sốt cao, đau nhiều. Nâng cao thể trạng cho BN. Chọc hút mủ hoặc PT dẫn lưu mủ và loại bỏ tổ chức hoại tử khi đã hình thành ổ mủ trong cơ. Điều trị các biến chứng viêm khớp, suy thận, sốc nhiễm khuẩn (nếu có).
  15. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Câu 1: Nêu các triệu chứng LS của viêm cơ nhiễm khuẩn? Trả lời: Toàn thân: ………………………… hội chứng nhiễm khuẩn. Tại chỗ: viêm cơ (3 giai đoạn). cơ sưng, có thể đỏ hoặc + Giai đoạn đầu (2 tuần đầu): ………………………… không, đau và căng nhẹ. cơ sưng, nóng, đỏ, đau rõ. Khám + Giai đoạn 2 (tuần 3-4): ………………………… có thể thấy DH bùng nhùng, ấn lõm, chọc hút có mủ. có các biến chứng như apxe nơi khác, viêm + Giai đoạn 3: ………………………… khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng thận.
  16. Câu 2: Nêu các yếu tố chẩn đoán viêm cơ nhiễm khuẩn? Trả lời: LS (toàn Chẩn đoán viêm cơ nhiễm khuẩn dựa vào: ……………… thân và tại chỗ), XN máu, siêu âm, chụp CLVT, MRI, nuôi cấy phân lập được VK.
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI Câu 1: Nêu khái niệm về viêm cơ nhiễm khuẩn, các yếu tố nguy cơ viêm cơ nhiễm khuẩn? Câu 2: Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn? Câu 3: Phương pháp điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn?
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào tạo y sỹ trung cấp), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng Bệnh học ngoại khoa, tập I, II (dùng cho sinh viên đại học y), Nhà xuất bản Y học. CHUẨN BỊ BÀI SAU Apxe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2