intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Viêm phế quản phổi - TS.BS. Lê Thị Hồng Hanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Viêm phế quản phổi, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể xác định được các nguyên nhân chính gây VPQP ở trẻ em; trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phế quản phổi; trình bày được chẩn đoán viêm phế quản phổi; nắm được phác đồ điều trị viêm phế quản phổi;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Viêm phế quản phổi - TS.BS. Lê Thị Hồng Hanh

  1. VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI TS.BS Lê Thị Hồng Hanh Phó trưởng khoa hô hấp bệnh viện nhi trung ương
  2. Mục tiêu  Xác định được các nguyên nhân chính gây VPQP ở trẻ em  Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VPQP  Trình bày được chẩn đoán VPQP  Nắm được phác đồ điều trị VPQP
  3. 1.Tình hình mắc bệnh VPQP  Bệnh VPQP là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ < 1 tuổi.  Ở Việt Nam, số trẻ VPQP chiếm 30-34% các trường hợp khám và điều trị tại bệnh viện, tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh hô hấp.  Theo WHO, tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong ở lứa tuổi < 5 tuổi (chiếm 13%).
  4. 2.Định nghĩa • VPQP là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang, rải rác ở hai phổi, làm rối loạn quá trình trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở, gây suy hô hấp và tử vong
  5. 3.Nguyên nhân  Do virus: chiếm 60-70%, thường gặp do RSV, cúm, á cúm, adenovirus  Do vi khuẩn:  Trẻ < 3 tháng  Vi khuẩn Gram (+) : liên cầu nhóm B  Có thể gặp vi khuẩn Gram (-): E.Coli, Klebsiella  Trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi  Phế cầu  Haemophilus influenza  Tụ cầu  Mycoplasma pneumonia  Trẻ từ 5 – 15 tuổi  Liên cầu  Phế cầu  Tụ cầu  Mycoplasma pneumonia
  6. 3.Nguyên nhân  Các nguyên nhân khác  Kí sinh trùng: Pneumocystic carini  Nấm: candida albicans
  7. 4.Các yếu tố thuận lợi  Trẻ nhỏ < 1 tuổi  Trẻ đẻ non  Trẻ thiếu cân < 2500 gram  Suy dinh dưỡng, còi xương  Bệnh hô hấp mạn tính  Môi trường sống bị ô nhiễm
  8. 5.Triệu chứng (VPQPVK) 5.1. Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện nhiễm khuẩn: sốt hoặc hạ nhiệt độ, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Ho khan hoặc có đờm Khó thở: nhịp thở nhanh so với lứa tuổi, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở Tím tái Nghe phổi có ran ẩm rải rác hai phế trường
  9. 5.Triệu chứng (VPQPVK) 5.2.Triệu chứng cận lâm sàng: Xquang phổi: đám mờ rải rác, không đều 2 phổi, chủ yếu tập trung ở rốn phổi, cạnh tim, có thể tập trung ở một thùy hoặc phân thùy phổi. Công thức máu: số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính tăng. CRP tăng: > 10 mg/l Khí máu (nếu có suy hô hấp): toan, kiềm hô hấp hoặc toan chuyển hóa. Soi tươi, nuôi cấy (dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản): xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ
  10. 6.Biến chứng • Suy hô hấp • Suy tim: là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. • Shock, truỵ mạch do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng: tím, đầu chi lạnh, nổi vân tím, refill >2giây. • Nhiễm trùng huyết: sốt cao, rét run, cấy máu (+) • Xẹp phổi: đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ do đường thở nhỏ dễ bị bít tắc • Tràn khí, tràn dịch màng phổi
  11. 7.Chẩn đoán 7.1.Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 7.2.Chẩn đoán nguyên nhân: dựa vào xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, phân lập virus từ bệnh phẩm dịch tỵ hầu, dịch phế quản
  12. 7.Chẩn đoán 7.3. Chẩn đoán phân biệt: 7.3.1. Viêm tiểu phế quản  Gặp ở trẻ 4-6 tháng  Nguyên nhân do virus  Triệu chứng ho, khò khè, khó thở cấp tính, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.  Bạch cầu bình thường, lympho có thể tăng  Xquang có hình ảnh ứ khí
  13. 7.Chẩn đoán 7.3. Chẩn đoán phân biệt: 7.3.2. Hen phế quản  Có tiền sử dị ứng  Triệu chứng cơn hen điển hình  Bạch cầu ái toan tăng  Xquang có hình ảnh ứ khí  Thăm dò chức năng hô hấp: FEV1 giảm, FEV1/FVC giảm  Đáp ứng với thuốc giãn phế quản
  14. 7.Chẩn đoán 7.3. Chẩn đoán phân biệt: 7.3.3. Lao phổi  Có yếu tố nguy cơ  Sốt kéo dài, sụt cân  Bạch cầu tăng, lympho tăng  Xquang có hình ảnh hạch trung thất, phức hợp lao nguyên thuỷ, lao kê, tràn dịch màng phổi  PCR lao dịch dạ dày hoặc dịch rửa phế quản: dương tính  Kháng thể kháng lao dương tính  Không đáp ứng với điều trị kháng sinh
  15. 7.Chẩn đoán 7.4. Chẩn đoán thể bệnh: • Viêm phổi do virus:  Triệu chứng tương tự  Nghe phổi triệu chứng nghèo nàn, có thể nghe thấy ran ẩm, ran phế quản  Bạch máu ngoại biên bình thường hoặc giảm  CRP bình thường  Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi kẽ  Test nhanh hoặc PCR (+) với các marker virus
  16. 7.Chẩn đoán 7.4. Chẩn đoán thể bệnh: • Viêm phổi do Mycoplasma:  Sốt, ho  Nghe phổi có không rõ ran, giai đoạn sau có ran nổ hoặc ran ẩm.  Xquang phổi hình ảnh viêm phổi kẽ hoặc viêm phổi tập trung ở thùy dưới, đôi khi có hình ảnh tràn dịch màng phổi.  PCR dịch tị hầu Mycoplasma (+)  ELISA IgG, IgM (+)
  17. 7.Chẩn đoán 7.4. Chẩn đoán thể bệnh (tiếp): • Viêm phổi do tụ cầu:  Sốt, ho  Khó thở  Xquang có hình ảnh micro abces hai phổi, hoặc tràn dịch màng phổi  Nuôi cấy dịch màng phổi có tụ cầu vàng
  18. 7.Chẩn đoán 7.4. Chẩn đoán thể bệnh (tiếp): • Viêm phổi do Pneumocystic carini: • Khởi phát đột ngột • Sốt cao, ho, đau ngực, thường gặp ở trẻ suy giảm miễn dịch. • Khám thực thể thấy hội chứng đông đặc, ran ẩm, ran phế quản • Xquang phổi có hình ảnh đông đặc hoặc viêm phổi kẽ. • PCR Pneumocystic carini dịch rửa phế quản: dương tính
  19. 8.Điều trị Nguyên tắc điều trị:  Chống nhiễm khuẩn  Chống suy hô hấp  Điều trị các rối loạn nước – điện giải, thăng bằng toan kiềm  Điều trị các biến chứng (nếu có)
  20. Phác đồ điều trị viêm phổi Khoa hô hấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2