intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

188
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm cơ nhiễm khuẩn còn gọi là viêm cơ sinh mủ là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. Các vi khuẩn kị khí ít gặp hơn. Tuy nhiên nếu chỉ có vi khuẩn trong máu thôi cũng chưa đủ điều kiện gây viêm cơ hay tạo ổ áp-xe. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn

  1. Bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn Viêm cơ nhiễm khuẩn còn gọi là viêm cơ sinh mủ là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. Các vi khuẩn kị khí ít gặp hơn. Tuy nhiên nếu chỉ có vi khuẩn trong máu thôi cũng chưa đủ điều kiện gây viêm cơ hay tạo ổ áp-xe. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây bệnh và cơ bị tổn thương, tổn thương cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm "tổ", phát triển và gây bệnh. Bệnh được mô tả lần đầu tiên bởi Sriba ở vùng nhiệt đới vào năm 1885 nên còn có tên gọi là viêm cơ vùng nhiệt đới. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn
  2. Đầu tiên là viêm cơ nhiễm khuẩn hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Đó là các bệnh nhân bị đái tháo đường, điều trị corticoid kéo dài, những người suy kiệt... Thứ hai là các tổn thương da như chấn thương, vết thương hở hay mụn nhọt ngoài da. Chính người bệnh thường chủ quan, ít chú ý đến những mụn nhọt, vết thương nhỏ trên cơ thể, mặc dù đây lại chính là đường giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Khi bị mụn nhọt, nhiều bệnh nhân nặn mủ ở giai đoạn sớm hoặc trong quá trình chích nặn không đảm bảo vô khuẩn và không chăm sóc vết thương tốt. Thứ ba là các thủ thuật y tế không bảo đảm vô khuẩn như tiêm chích, châm cứu, phẫu thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể người bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn Biểu hiện toàn thân của viêm cơ nhiễm khuẩn là hội chứng nhiễm khuẩn. Người bệnh bị sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, hơi thở hôi. Biểu hiện tại chỗ chính là viêm cơ. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị viêm. Có thể một cơ bị viêm hay nhiều cơ bị viêm cùng một lúc. Tuy nhiên có 3 vị trí hay gặp nhất là mặt trước cơ đùi, mông và cơ thắt lưng chậu. Viêm cơ thường trải qua 3 giai đoạn.
  3. - Giai đoạn đầu thường xảy ra trong 2 tuần đầu. Cơ sưng tại chỗ, có thể kèm đỏ hoặc không, đau và căng nhẹ. Nếu chọc hút sẽ chưa có mủ. Giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Thường sau 10-30 ngày, bệnh chuyển sang giai đoạn 2. - Giai đoạn 2 với biểu hiện cơ to ra, sưng nóng đỏ đau rõ. Khám cơ có thể thấy dấu hiệu bùng nhùng, dấu hiệu phù nề ấn lõm. Chọc hút có thấy mủ. Bệnh thường được chẩn đoán giai đoạn này. Nếu không được chữa đúng cách bệnh có thể tiến tới giai đoạn 3. - Giai đoạn 3 với các biểu hiện hệ thống, gây ra các biến chứng như áp-xe nơi khác, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng thận. Riêng đối với viêm cơ thắt lưng chậu thì triệu chứng tại chỗ khó phát hiện vì cơ ở sâu. Bệnh nhân thường đau ở vùng mạng sườn, hạ sườn. Có một triệu chứng gợi ý là bệnh nhân không duỗi được chân ở bên có cơ bị tổn thương trong khi mọi động tác khác của khớp háng (gấp, dạng, khép, xoay...) đều bình thường. Khối áp-xe có thể di chuyển xuống các cơ quan lân cận phía dưới như khớp háng, phần trên đùi, cơ mông... Ngoài nguyên nhân do các vi khuẩn sinh mủ, viêm cơ thắt lưng chậu còn có thể do vi khuẩn lao gây nên, xuất hiện sau viêm đốt sống đĩa đệm.
  4. Điều trị bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn như thế nào? Có những trường hợp viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị nội khoa đơn thuần, song có những trường hợp phải kết hợp cả nội khoa và phẫu thuật. Dùng kháng sinh sớm, thích hợp. Cần phải điều trị kháng sinh đủ thời gian là khoảng 6 tuần. Nếu bệnh nhân sốt cao và đau nhiều thì cần dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm đau. Cần nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Khi đã hình thành ổ mủ trong cơ thì cần phải chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật để dẫn lưu mủ và lọc bỏ tổ chức hoại tử. Ngoài ra cần điều trị các biến chứng như viêm khớp, suy thận, sốc nhiễm khuẩn. Làm thế nào để phòng bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn? Cần thực hiện vô khuẩn tuyệt đối khi làm thủ thuật như châm cứu, tiêm truyền, tiêm vào khớp... Điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại da (mụn nhọt, vết loét...). Không làm vỡ, chích nặn sớm các thương tổn mụn nhọt ngoài da. Cần điều trị tốt một số bệnh nguy cơ, đặc biệt là đái tháo đường. Cần tránh lạm dụng corticoid trong điều trị.
  5. TS. NGUYỄN VĨNH NGỌC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2