Áp xe phổi – Phần 1
lượt xem 4
download
Ap xe phổi là một bệnh lý viêm cấp tính nhu mổ phổi,gây hoại tử và phá huỷ màng phế nang-mao mạch,tạo nên một ổ chứa mủ trong nhu mô phổi.Thành phần của mủ là tổ chức phổi hoại tử và các xác bạch cầu thoái hoá.Theo định nghĩa này người ta còn gọi Ap xe phổi là mưng mủ phổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp xe phổi – Phần 1
- Áp xe phổi – Phần 1 I. Đại cương: Ap xe phổi là một bệnh lý viêm cấp tính nhu mổ phổi,gây hoại tử và phá huỷ màng phế nang-mao mạch,tạo nên một ổ chứa mủ trong nhu mô phổi.Thành phần của mủ là tổ chức phổi hoại tử và các xác bạch cầu thoái hoá.Theo định nghĩa này người ta còn gọi Ap xe phổi là mưng mủ phổi.
- Cũng theo định nghĩa này,những ổ mủ phát triển trong những khoang có sẵn ở nhu mô phổi không được gọi là Ap xe phổi.Ví dụ: giãn phế quản hình túi,kén khí nhiễm trùng,các nang nước,hang lao,các hang ung thư bội nhiễm... Ap xe phổi là bệnh hay gặp và đứng thứ tư trong các bệnh phổi nói chung.Nam giới bị nhiều hơn Nữ giới (tỉ lệ 2-3/1).Thường gặp ở lứa tuổi lao động (25-45 tuổi). II. Cơ chế bệnh sinh: Ơ người bình thường,đường hô hấp trên và dưới có cơ chế bảo vệ,đó là: hoạt động của nhung mao phế quản,các chất tiết nhầy và hàng rào các bạch cầu ở các hạch bạch huyết.Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp sẽ bị tiêu diệt không thể gây bệnh được.Tuy nhiên,khi có chủng vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn và có độc tính cao,chiến thắng được cơ chế tự bảo vệ nói trên thì có khả năng gây Ap xe phổ.Mặt khác,nếu cơ chế tự bảo vệ bị suy giảm do một số nguyên nhân nào đó như: bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS),mệt mỏi kéo dài,say rượu,nghiện hút thuốc và một số bệnh khác (chấn thương sọ não...)thì cũng có khả năng gây nên Ap xe phổi. Nguyên nhân chính là sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp nên cơ chế gây bệnh Ap xe phổi như sau: 1. Ap xe phổi do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản:
- +Cơ chế này thường xảy ra trong các hoàn cảnh: -Sau các phẫu thuật đường hô hấp trên,phẫu thuật Răng-Hàm- mặt,phẫu thuật Tai-Mũi-Họng...và khi có các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng ở đường hô hấp trên. Trong các trường hợp này,vi khuẩn thường là loại yếm khí. -Trong một số tình trạng bệnh lý khác như: hôn mê do chấn thương sọ não,cơn động kinh,ngộ độc thuốc ngủ,say rượu,đuối nước,nôn sau mổ dưới gây mê...Trong các trường hợp này,các chất trong dạ dày khi bị nôn ra có thể trào vào đường hô hấp dẫn tới Ap xe phổi. - Một số dị tật bẩm sinh hay mắc phải ở đường hô hấp như: dị dạng chít hẹp khí quản và phế quản,U phế quản,Lao phổi,Giãn phế quản,Dị vật phế quản,ùn tắc đờm dãi ở phế quản...Trong các trường hợp này,tình trạng ùn tắc kéo dài trong phế quản sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây Ap xe phổi. -Trong các trường hợp chấn thương ngực kín,vết thương ngực,chấn thương bụng gây giảm khả năng hô hấp...Lúc nay,nhu mô phổi bị tổn th ương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản gây nên Ap xe phổi. + Điều kiện thuận lợi để gây Ap xe phổi do vi khuẩn xâm nhập vào đường phế quản là lứa tuổi: tuổi cao dễ bị bệnh hơn tuổi trẻ.Vị trí của Ap xe phổi trong cơ chế này thường là ở các phân thuỳ sau và dưới của phổi phải. 2. Ap xe phổi do vi khuẩn xâm nhập theo đường máu:
- + Vi khuẩn xâm nhập vào phổi sau một đợt vãng khuẩn huyết hay nhiễm khuẩn huyết.Thường gặp ở trẻ em và thường là do Tụ cầu vàng.Hay gặp ở thuỳ trên và ở vùng ngoại vi của phổi.Lúc đầu là nhiều ổ Ap xe nhỏ,sau đó các ổ này vỡ vào nhau tạo nên một ổ Ap xe lớn.Đôi khi chúng vỡ vào màng phổi gây mủ màng phổi. Ngày nay,do việc sử dụng sớm nhiều loại kháng sinh tốt nên tỉ lệ Ap xe phổi đường máu giảm đi rõ rệt,khả năng điều trị khỏi khi còn ở giai đoạn các ổ Ap xe nhỏ cao hơn. + Ngoài nguyên nhân trên,còn có các trường hợp Ap xe phổi sau nhồi máu do tắc động mạch phổi (vùng phổi nhồi máu bị hoại tử và bội nhiễm),Ap xe phổi Amip tiên phát cũng là loại Ap xe phổi đường máu (Amip đến phổi qua đ ường tĩnh mạch chủ dưới)... 3. Ap xe phổi do viêm phổi: Trên cơ sở viêm phổi (do vi rút hoặc vi khuẩn) kèm theo các rối loạn cơ chế bảo vệ của phổi và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,nhu mổ phổi sẽ xuất hiện các điểm hoại tử,bội nhiễm và hình thành Ap xe phổi.Vi khuẩn thường gặp ở đây là phế cầu,tụ cầu vàng,liên cầu... 4. Ap xe phổi do vi khuẩn xâm nhập qua cơ hoành: Từ các ổ Ap xe dưới cơ hoành (Ap xe gan,Ap xe túi mật,Ap xe ruột thừa,Ap xe sau thủng ổ loét dạ dày-tá tràng...) vi khuẩn có thể xuyên qua cơ hoành vào nhu
- mổ phổi để gây Ap xe phổi.Lúc đầu ổ Ap xe d ưới cơ hoành dính vào cơ hoành,rồi vỡ qua cơ hoành vào nhu mổ phổi tạo nên Ap xe phổi (lúc này toàn bộ ổ Ap xe sẽ có hình cái đồng hồ cát: một ổ dưới cơ hoành thông với một ổ trong nhu mô phổi). Trong nhóm này cần chú ý đến loại Ap xe phổi sau Ap xe gan Amip.Loại này có một số đặc điểm khá riêng biệt về triệu chứng cũng như điều trị . III. Giải phẫu bệnh lý: 1. Số lượng ổ Ap xe: Thông thường (3/4 các trường hợp) chỉ có một ổ Ap xe.Những trường hợp có nhiều ổ Ap xe thì thường là các ổ nhỏ,nếu điều trị nội khoa tốt thì có thể khỏi được,nếu điều trị nội không tốt thì các ổ Ap xe nhỏ đó sẽ vỡ vào nhau gây nên ổ Ap xe lớn. 2. Vị trí các ổ Ap xe: + Ap xe phổi do hít (vi khuẩn xâm nhập theo đường phế quản) thường khư trú ở các phân thuỳ sau và dưới,nhất là phổi phải. + Ap xe phổi do các nguyên nhân khác thường gặp ở các phân thuỳ tr ước và trên. 3. Độ lớn của ổ Ap xe: phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- + Thời gian mắc bệnh. + Phương pháp điều trị. + Vi khuẩn học: số lượng,độc tố... 4. Hình ảnh giải phẫu bệnh: + Ap xe phổi giai đoạn cấp tính: - Đại thể: khối Ap xe thường khư trú trong một thuỳ phổi,kích th ước to nhỏ tuỳ từng trường hợp.Khi sờ nắn thấy khối Ap xe có mật độ chắc và có thể thấy có cảm giác lùng nhùng trong khối Ap xe. - Vi thể: mặt cắt ngang qua khối Ap xe thấy có nhiều lớp đồng tâm: lớp mủ,lớp thanh tơ,lớp phế nang viêm mủ,lớp phổi đông đặc(các phế nang xẹp,các mạch máu ở lớp này bị viêm nội mạc và có thể bị tắc mạch),lớp các phế quản phù nề và xơ hoá. + Ap xe phổi giai đoạn mãn tính: - Đại thể: Khối Ap xe thường khư trú ở trong một thuỳ phổi,thuỳ phổi này thường dính vào thành ngực,vào màng ngoài tim và cơ hoành,nhiều khi dính rất chắc và có đóng vôi.Khối Ap xe thường có mật độ chắc,mặt ghồ ghề,bóp mạnh có thể xẹp lại được vì trong lòng khối Ap xe thường là khoảng trống.Thuỳ phổi bên cạnh thuỳ có khối Ap xe có thể bị xẹp và can hoá.
- - Vi thể: mặt cắt ngang khối Ap xe thấy lòng khối Ap xe rỗng hoặc có chứa ít dịch mủ,vỏ của ổ Ap xe dày(có khi dày tới 2 cm),chắc,có nhiều tổ chức hạt và mạch máu tăng sinh, thường có một hoặc nhiều phế quản dẫn l ưu.Quanh ổ Ap xe là tổ chức phổi viêm mãn,can hoá,có khi thấy xẹp hẳn cả thuỳ phổi.Các phân thuỳ cạnh ổ Ap xe thường bị giãn phế quản hình trụ. IV. Triệu chứng chẩn đoán: 1. Giai đoạn 1 (ổ mủ kín): đây là giai đoạn rất dễ bị chẩn đoán sai + Khởi đầu có triệu chứng như một bệnh phổi cấp tính do vi khuẩn: sốt 39- 400C,đau ngực tại chỗ,khó thở nhẹ,ho khan hoặc có thể ho ra loại chất nhày có lẫn mủ.Khám phổi thấy có ít ran rít ran nổ,gõ đục ít... + Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng,tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao hơn bình thường. + Trên X.quang chỉ thấy một bóng mờ không rõ ràng,kích thước tương đối rộng.chưa có ổ phá huỷ. + Nếu được điều trị sớm và tích cực thì các triệu chứng kể trên có thể giảm dần và không chuyển sang giai đoạn hoá mủ.Nếu không được điều trị đầy đủ và tích cực thì bệnh sẽ tiến triển và bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn khạc ra mủ. 2. Giai đoạn 2 (khạc ra mủ):
- Bệnh nhân thường khạc ra mủ từ ngày thứ 5 đến 15,có khi là vài tuần sau khi có những triệu chứng đầu tiên.Trước khi khạc ra mủ,bệnh nhân thường ho nhiều hơn,có khi ho ra máu trước do ổ mủ bị vỡ.Nếu Ap xe do vi khuẩn yếm khí thì hơi thở thường có mùi thối.Sau vài lần ho mạnh,bệnh nhân đau ngực dữ dội rồi khạc ra rất nhiều mủ,có khi tới vài trăm phân khối.Trong lúc này,bệnh nhân khó thở,bồn chồn,lo lắng,có trường hợp mủ tràn vào đường thở làm cho bệnh nhân ngạt thở và tử vong.Thường sau vài giờ các triệu chứng trên ổn định dần.Sau đó tình trạng chung của bệnh nhân tốt hơn lên,bệnh nhân đỡ ho,đỡ đau ngực,đỡ sốt nhưng vẫn tiếp tục khạc ra mủ với số lượng ít hơn. 3. Giai đoạn 3 (Ap xe thông với phế quản): Trong giai đoạn này,bệnh nhân thường có những cơn ho mạnh,dai dẳng rồi khạc ra đờm lẫn mủ.Có những tr ường hợp ra nhiều mủ vào buổi sáng.Tuỳ theo vị trí khư trú của ổ Ap xe mà bệnh nhân sẽ khạc ra được nhiều mủ hơn ở những tư thế thích hợp,đó là tư thế dẫn lưu của Ap xe phổi. Đờm khạc ra cho vào một cốc quan sát thấy có màu xanh nhạt,đặc quánh và tương đối đồng nhất,trên mặt có nhiều đốm mủ tròn to,trên cùng có thể có một ít bọt,ngoài ra có khi còn có những tia máu nhỏ.Nếu Ap xe phổi do vi khuẩn thường thì đờm mủ không có mùi,nhưng nếu do vi khuẩn yếm khí thì có mùi thối đặc biệt rất khó chịu.
- Theo dõi đường biểu diễn thân nhiệt của bệnh nhân sẽ thấy chúng thay đổi ngược chiều với đường biểu diễn số lượng đờm mủ khạc ra: khi khạc được ra nhiều mủ thì thân nhiệt giảm xuống và ngược lại.Hình ảnh này khác với trong bệnh giãn phế quản (trong giãn phế quản,đờm mủ ra càng nhiều thì thân nhiệt càng cao). Nghe phổi có thể thấy có tiếng thổi hang hay tiếng thổi vò,nhưng nếu ổ Ap xe ở sâu hoặc mủ không dẫn lưu ra được thì chỉ nghe thấy tiếng ran nổ hoặc chỉ thâý giảm rì rào phế nang ở vùng phổi có ổ Ap xe. Tình trạng chung của bệnh nhân lúc bắt đầu khạc mủ có thể có tốt h ơn trước,nhưng đến giai đoạn 3 này thì suy giảm dần,xanh xao,gày sút,suy kiệt,ngón tay dùi trống...Xét nghiệm máu thấy số l ượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính đều tăng cao. Trên X.quang thường thấy có một hình hang,bờ không đều,chiều cao lớn hơn chiều rộng,trong hang thường có hình mức hơi mức nước,nhu mô phổi quang hang thường mờ,bờ không rõ và đậm độ không đều.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp (55%) không thấy có hình hang mà chỉ thấy một vùng đông đặc tương đối đồng đều.Nếu chụp cắt lớp vùng này sẽ thấy giữa vùng đông đặc đó có một ổ Ap xe.Trên phim chụp phế quản sẽ thấy hình phế quản quanh ổ Ap xe ngấm thuốc và chỉ có một ít thuốc chaỷ vào ổ Ap xe.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình bệnh học nội khoa part 3
54 p | 207 | 77
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 2) III. Giải phẫu bệnh lý: 1. Số
5 p | 233 | 54
-
trắc nghiệm nội khoa cơ sở: phần 1
120 p | 470 | 38
-
Phân biệt đám quánh ruột thừa và áp xe ruột thừa
5 p | 524 | 37
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 4)
5 p | 199 | 27
-
Sổ tay hướng dẫn thực hành nội khoa bệnh phổi: Phần 1
90 p | 115 | 16
-
Áp xe gan do amip (Kỳ 3)
6 p | 129 | 13
-
Bệnh học hô hấp - Lao part 6
26 p | 91 | 13
-
1000 Phương pháp dưỡng sinh (Phần 3)
6 p | 120 | 12
-
Tìm hiểu các bệnh nội khoa (Tập 1): Phần 1
266 p | 30 | 5
-
Chăm sóc điều dưỡng nội (Tập 1): Phần 2
116 p | 20 | 4
-
Tìm hiểu các bệnh nội khoa (Tập 1): Phần 2
232 p | 21 | 3
-
Bài giảng Nội bệnh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2018)
55 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn