intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

AQ có giá hơn IQ?

Chia sẻ: Chu Văn Kiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

231
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

AQ(Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khókhăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quenthuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi làmột trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của conngười. IQ, EQđã lỗi thời? Bạn tự hàovề chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thểhiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng,nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: AQ có giá hơn IQ?

  1. AQ có giá hơn IQ? AQ(Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khókhăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quenthuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi làmột trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của conngười. IQ, EQđã lỗi thời? Bạn tự hàovề chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thểhiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng,nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công. Manh nhahình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã "thống trị" khá lâu trongquan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người. IQ, theoquan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuynhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứngminh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đềuảnh hưởng đến thành công của một người. Năm 1995,Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ - EmotionalIntelligence) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giảithích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm caolại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao. Năm 1997,nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstaclesinto Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn. Trong cuốnsách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự,ông
  2. giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lạilợi ích. Tác giảkhẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay đượcgiáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khinhiều người khác thất bại. Được viết ratrên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giámđốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốnsách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiềutập đoàn, tổ chức. Nó cũng đượcsử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao Olympic, những trườnghọc, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên. AQ: Chỉsố vượt khó Paul Sloltzđã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, nhưAbraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giảcủa sách "Học lạc quan", và Stephen R. Covey, tác giả của "7thói quen của người thành đạt". Nhiều nhàtâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳngđịnh, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm đượcnhư đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ). Paul Sloltzcho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trướcnhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầuhàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
  3. Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber. 1.Quitter: Là những người dễbuông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dựđịnh và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh,và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý. 2.Camper: Là những ngườichịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽlàm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên,họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ. 3.Climber: Là những người cósự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cốgắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường làtuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay xở để cải thiệnnó tốt hơn. Theo đó, ôngcoi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhấttrong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người. Theo PaulSloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng,sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉbáo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống: 1. Đối diệnkhó khăn 2. Xoaychuyển cục diện 3. Vượt lênnghịch cảnh 4. Tìm đượclối ra
  4. Theo quanniệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm "fix", có nghĩa làphần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khiđó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để "cải thiện, nâng cấp". Còn bạn, đãbao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình? Ngoài IQ, EQ và AQ, trong cuốn sách "Thếgiới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21" của nhà báo Thomas L.Friedman, xuất bản lần đầu năm 2005, còn đề cập 2 khái niệm CQ (Curiosity Quotient - Chỉ số tò mò)và PQ (Passion Quotient - Chỉ số đammê) và coi tổng hợp 2 chỉ số này có thể còn cần thiết hơn IQ (CQ + PQ >IQ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2