YOMEDIA
ADSENSE
Ba mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở nước ngoài và chuyển dịch quản trị đại học ở Việt Nam
24
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp Đại học Quốc gia, mã số QG.18.27) do chính nhóm tác giả thực hiện. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ba mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở nước ngoài và chuyển dịch quản trị đại học ở Việt Nam
- BA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN HÓA ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN DỊCH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM GS.TS. Lê Ngọc Hùng1 GS.TS. Nguyễn Quý Thanh2 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy3 ThS. Vũ Thị Mai Anh4 Tóm tắt: Ở Việt Nam, tập đoàn giáo dục bao gồm cả trường đại học mới xuất hiện trong khu vực tư nhân và tập đoàn hóa đại học công lập chưa được thể chế hóa trong chính sách đổi mới giáo dục đại học. Trong khi đó trên thế giới một số nước như Malaysia, Nhật Bản, Canada đã tiến hành tập đoàn hóa trong giáo dục đại học biến các đại học công lập thành các pháp nhân độc lập với cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tự chủ hoạt động đảm bảo hiệu quả, chất lượng trong nền kinh tế thị trường. Việc tìm hiểu nội dung các mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở nước ngoài có thể giúp làm rõ quá trình chuyển dịch quản trị đại học ở Việt Nam đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên Giáo dục 2018: Quản trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp Đại học Quốc gia, mã số QG.18.27) do chính nhóm tác giả thực hiện. Từ khóa: Mô hình,Tập đoàn hóa, Tập đoàn đại học công lập, Quản trị, Quản trị đại học. 1. Đặt vấn đề “Tập đoàn hóa” (Corporatisation) không phải là tư nhân hóa (Privatization) mặc dù Corporation có nghĩa là nhà nước cho phép các đại học được huy động tài chính từ các nguồn ngoài nhà nước trong đó có tổ chức tư nhân, cá nhân, người học trong nước và quốc tế. Quản trị đại học kiểu tập đoàn là kiểu quản trị trong đó quyền lực quản trị nằm trong các hội đồng gồm hội đồng quản trị và các hội đồng chuyên môn, hội đồng tư vấn của trường đại học. Quản trị đại học tập đoàn hóa là quá trình dịch chuyển quyền lực quản trị đại học từ cơ quan quản lý nhà nước và từ 1, 2, 3 Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN. 4 Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - ĐHQGHN.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 130 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành các cá nhân sang các hội đồng quản trị và các hội đồng khác đối với trường đại học. Quản trị đại học tập đoàn hóa là quá trình quản trị đại học theo các hệ giá trị và các quy tắc của một tập đoàn hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh về các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tiền tệ. Tập đoàn hóa là quá trình hình thành, vận động và phát triển của hệ thống tập đoàn. Trong quá trình tập đoàn hóa, một cơ sở giáo dục đại học này có thể trở thành một tập đoàn đại học đồ sộ với nhiều phần và cấu trúc phức tạp đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Bài viết hướng đến phân tích 3 mô hình tập đoàn hóa điển hình ở 3 quốc gia trên thế giới và từ đó đánh giá sự chuyển dịch trong quản trị đại học ở Việt Nam. 3.1. Mô hình tập đoàn hóa trong quản trị đại học ở Malaysia Đối với các đại học công lập ở Malaysia, nhà nước không tư nhân hóa đại học công lập và cũng không cổ phần hóa đại học công lập mà thực hiện “tập đoàn hóa trong quản trị” (corporatisation-in-governance) (Chang-Da Wan, 2017). Quá trình chuyển dịch đại học công lập theo hướng Corporation ở Malaysia bắt nguồn từ bối cảnh khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ châu Á khởi đầu từ khủng hoảng tài chính ở Thái Land vào tháng 7 năm 1997 rồi lan sang các thị trường chứng khoán, tiền tệ, giá cả ở các nước khác trong đó có Malaysia, Nhật Bản, Canada. a) Mục tiêu và nội dung Malaysia chuyển dịch đại học công lập theo hướng Corporation để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cấp cho các đại học công lập nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của xã hội (Chang-Da Wan, 2017). Đồng thời, nhà nước cho phép thành lập các đại học tư thục và đến cuối những năm 1990, ở Malaysia có 17 đại học tư thục được thành lập và đi vào hoạt động. Ngày 1 tháng 1 năm 1998, Đại học Malaysia là đại học công lập đầu tiên được chuyển dịch theo Corporation và tiếp sau đó là tất cả 8 trường đại học công lập khác của Malaysia được Corporation . Đến năm 2017, đã có 17 trong tổng số 20 trường đại học công lập của Malaysia được Corporation (Corporatised university). - Tái cấu trúc tài chính, ngân sách nhà nước cấp cho đại học công lập Trên cấp độ hệ thống quốc gia, Corporation là quá trình cắt giảm ngân sách nhà nước đối với trường đại học công lập, mà vẫn đảm bảo ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi tiêu thường xuyên của các trường. Trong quá trình chuyển dịch đại học công lập theo Corporation giai đoạn 1996-2000, ngân sách nhà nước cho đại học công lập đã giảm còn RM2.96 tỉ RM so với 3.14 tỉ RM của giai đoạn 1991-1995. Đến năm 2010, ngân sách nhà nước trong tổng chi tiêu thường xuyên của đại học chuyển dịch theo Corporation vẫn chiếm khoảng 70%, mặc dù bị giảm so với tỉ trọng trên 83% trong giai đoạn 1995-2003 (Ainun Hj. Abd. Majid & Mohammad
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 131 Adam Bakar). Sau khi được tập đoàn hóa, đại học công lập quản trị có hiệu quả hơn đối với ngân sách nhà nước và các tài sản vật chất, tài sản tinh thần được nhà nước cấp cho nhà trường. Đồng thời, quản trị đại học có hiệu quả và sáng tạo hơn trong huy động các nguồn lực bao gồm cả nguồn tài chính, thu nhập. Điều này đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát của nhà nước đối với quản trị đại học của nhà trường bị giảm sút và nhà trường có quyền tự chủ nhiều hơn trong quản trị các lĩnh vực hoạt động đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan. - Tái cấu trúc cơ chế kiểm soát, giám sát và kiểm định chất lượng Việc nhà nước cắt giảm ngân sách cho các đại học công lập và các đại học phải tự chủ huy động các nguồn lực tài chính bên ngoài, tất yếu dẫn đến việc giảm bớt quyền lực kiểm soát trực tiếp của cơ quan nhà nước đối với quản trị đại học. Ví dụ, trước khi Corporation, Vụ Giáo dục đại học của Bộ Giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, giám sát và kiểm định chất lượng giáo dục của đại học công lập. Nhưng sau khi Corporation, nhiệm vụ giám sát và kiểm định giáo dục được chuyển cho Ban Kiểm định quốc gia. b) Tập đoàn hóa trong quản trị cấp tổ chức nhà trường Trên cấp độ tổ chức, thể chế trường đại học, tập đoàn hóa trong quản trị (Corporatisation-in-governance) đặc trưng bởi những thay đổi cơ bản trong cấu trúc quản trị của nhà trường như sau: (i) Ban giám đốc: Thay đổi cơ bản nhất trong cấu trúc quản trị đại học là Hội đồng trường trở thành Ban giám đốc, theo đó quy mô hội đồng trường gồm 16 thành viên được giảm bớt thành Ban giám đốc có 8 thành viên gồm thành viên đại diện cho Chính phủ và các thành viên cá nhân do Bộ trưởng bổ nhiệm. (ii) Tái cấu trúc Hội đồng học thuật. Thay đổi cơ bản thứ hai là tinh giản Hội đồng học thuật (University Senate) từ số lượng thành viên gồm 200-300 người xuống còn hơn 20 người. Hội đồng học thuật được tinh giản, tái cấu trúc gồm những người lãnh đạo trường và không quá 20 giáo sư do Phó hiệu trưởng bổ nhiệm. Sự thay đổi theo hướng Corporation này làm giảm bớt đáng kể tiếng nói của giới học thuật trong cấu trúc quản trị đại học. (iii) Phó hiệu trưởng (Vice Chancellor) do Bộ trưởng bổ nhiệm trực tiếp. Cùng với Phó hiệu trưởng, hai người nữa được bổ nhiệm để tham gia Ban giám đốc, trong đó một người đại diện cho Hội đồng học thuật và một người đại diện cho đội ngũ giảng viên. Việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng phải được tiến hành thông qua quảng cáo công khai để đảm bảo có được các ứng viên giỏi nhất. Phó hiệu trường có nhiệm kỳ 2 năm và được hưởng các mức lương cạnh tranh, với điều kiện là nhiệm kỳ có thể được kéo dài, gia hạn hoặc bị chấm dứt bất kỳ lúc nào.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 132 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành (iv) Trách nhiệm giải trình: Corporation cho phép các đại học tham gia các hoạt động đối tác, đầu tư vào chứng khoán và thành lập các công ty. Tuy nhiên, các hoạt động này phải được Bộ Tài chính phê duyệt và do trường đại học có quyền và trách nhiệm lớn hơn nên trường đại học phải có trách nhiệm giải trình. (v) Mở rộng nguồn thu: Các trường đại học Corporation được huy động nguồn kinh phí thông qua vô số các hoạt động tạo nguồn thu, ví dụ như tăng học phí, mở rộng tuyển sinh, tích cực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và nhà nước, phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của khu vực tư nhân và cho bên ngoài thuê các cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường. Như vậy, sau khi chuyển dịch theo hướng Corporation các trường đại học công lập vừa phát triển các nguồn thu thay thế cần thiết cho hoạt động của nhà trường và vừa giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào nhà nước. (vi) Tăng tự chủ trong quản trị học thuật và nhân lực học thuật: Những người ủng hộ Corporation nhấn mạnh rằng những thay đổi này sẽ giúp trường đại học được tự chủ nhiều hơn về tài chính và quản trị nhân sự. Nhờ vậy, nhà trường có thể xây dựng và thực hiện cơ chế trả lương hấp dẫn đối với đội ngũ các nhà khoa học và do vậy có thể ngăn chặn được hiện tượng “chảy não” (brain drain) từ đại học công lập sang khu vực tư nhân (Abd Rahman Ahmad, Alan Farley, Ng Kim-Soon, 2013). Như vậy, ở Malaysia “tập đoàn hóa trong quản trị” đối với đại học công lập diễn ra đồng thời trên cấp độ hệ thống và cấp độ tổ chức nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, tự chủ và chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của xã hội. 2. Mô hình tập đoàn hóa giáo dục đại học theo Luật Tập đoàn đại học công lập ở Nhật Bản Khác với Malaysia thực hiện “tập đoàn hóa trong quản trị” đối với giáo dục đại học công lập năm 1998, Nhật Bản thực hiện cải cách đại học quốc gia thành tập đoàn hóa đại học quốc gia năm 2004. Đây là cuộc cải cách giáo dục đại học công lập to lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến vị trí, vai trò của đại học công lập trong xã hội Nhật Bản kể từ thời Minh Trị đến đầu thế kỷ XXI (Jun Oba, 2004, 2006). Đại học công lập trở thành một thực thể pháp nhân công, tự chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật, độc lập với chính phủ trung ương, cụ thể là độc lập với Bộ Giáo dục. Trước năm 2004, các đại học quốc gia của Nhật Bản hoạt động như các cơ quan nhà nước và trực thuộc bộ chủ quản là Bộ Giáo dục. Là một phần của công cuộc cải cách tổ chức trong các cơ quan chính phủ, chủ đề tập đoàn hóa các đại học quốc gia được nghiên cứu từ cuối năm 1999 đến 2002. Tập đoàn hóa đại học công lập được thiết kế và triển khai theo Luật Tập đoàn đại học công lập ban hành vào tháng 6 năm
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 133 2003 (National University Corporation Law, 2003) và các quy định pháp luật khác liên quan. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2004, theo luật định, các đại học quốc gia Nhật Bản bắt đầu được chuyển đổi thành các tập đoàn đại học quốc gia (National University Corporations, viết tắt là NUCs). Đến tháng 4 năm 2004, tất cả 87 đại học quốc gia của Nhật Bản đều được tập đoàn hóa và trở thành 87 tập đoàn đại học quốc gia (Kiyoshi Yamamoto, 2004; Jun Oba, 2004, 2006). a) Mục tiêu, nguyên tắc và chức năng - Mục tiêu: Cuộc cải cách giáo dục đại học theo hướng Corporation nhằm mục tiêu tổng quát là biến các đại học công lập thành các tập đoàn đại học công lập có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước hay Bộ Giáo dục và độc lập, tự chủ thực hiện nghiên cứu khoa học, giáo dục đại học và phục vụ cộng đồng với sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các cải cách cơ chế cấp phát ngân sách và cơ chế kiểm định chất lượng. - Nguyên tắc: Công cuộc tập đoàn hóa đại học công lập được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau: (i) Bãi bỏ cơ chế bao cấp, “hộ tống” của nhà nước đối với đại học công lập, chuyển đổi cơ chế cấp phát ngân sách theo dòng chi tiêu sang cơ chế cấp ngân sách theo khối, đồng thời tăng quyền tự chủ đại học trong sử dụng ngân sách và nguồn thu bên ngoài, chuyển đổi cơ chế quản lý nhân sự công lập sang cơ chế quản lý nhân sự ngoài công lập cho phù hợp với môi trường cạnh tranh. (ii) Áp dụng mô hình, cơ chế, phương pháp, kỹ thuật quản trị của khu vực tư nhân trong quản trị đại học: cụ thể là thành lập ban giám đốc gồm các nhà quản trị cao cấp do chủ tịch trường chỉ định và tập hợp; áp dụng linh hoạt cơ chế tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự dựa vào năng lực và kết quả công việc, chuyển quyền tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự hành chính cho chủ tịch. (iii) Thu hút các chuyên gia bên ngoài tham gia quản trị đại học: tham gia ủy ban lựa chọn chủ tịch để đảm bảo phản ánh được yêu cầu của xã hội; tham gia hội đồng quản trị và cùng với các thành viên của nhà trường tham gia hội đồng hành chính. (iv) Xây dựng hệ thống đánh giá - bên thứ ba (third – party – evaluation system) dựa trên mục tiêu/kế hoạch đã xác định. Áp dụng cơ chế phân bổ nguồn lực dựa trên kết quả đánh giá của bên thứ ba; tăng cường tính minh bạch và đóng góp cho xã hội. - Chức năng: Theo luật định, các tập đoàn đại học quốc gia cam kết thực hiện các chức năng như sau: • Thành lập và vận hành các đại học quốc gia
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 134 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành • Trợ giúp, tư vấn sinh viên về học tập, kế hoạch nghề nghiệp, sức khỏe thể lực và sức khỏe tinh thần và các hình thức hỗ trợ khác. • Thực hiện các nghiên cứu và các đào tạo do ủy thác của các bên ngoài đại học quốc gia. • Tạo cơ hội học tập cho những người không phải là sinh viên, bao gồm các khóa học dành cho cộng đồng xã hội. • Truyền bá và khuyến khích ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. • Tài trợ thực hiện các dự án thúc đẩy áp dụng các kết quả nghiên cứu liên quan đến công nghệ trong đại học phù hợp và các dự án được chính phủ xác định • Thực hiện các chức năng khác liên quan đến tập đoàn đại học quốc gia b) Mô hình quản trị đại học của tập đoàn đại học quốc gia - Chuyển đổi mô hình trật tự thứ bậc sang mô hình pháp nhân độc lập, hợp tác nhiều bên. Trước khi Corporation, các đại học quốc gia là các tổ chức giáo dục cấp thể chế nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục. Do vậy, các đại học này đều phải áp dụng tất cả các quy tắc, quy định dành cho các cơ quan nhà nước, ngoại trừ lĩnh vực quản lý tài chính và nhân sự có cơ chế riêng, do đặc thù của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong giáo dục đại học. Mô hình quản trị đại học trước đây là mô hình trật tự thứ bậc các quan hệ tổ chức kiểu nhiệm sở (bureucratic organization, tổ chức quan liêu). Corporation đã tách các đại học quốc gia khỏi mối quan hệ trực thuộc với Bộ Giáo dục và đặt các đại học này vào hệ thống các mối quan hệ nhiều ông chủ - nhiều đại diện. Đồng thời, mỗi một đại học quốc gia là một tập đoàn công lập có tư cách pháp nhân độc lập trong các mối tương tác với xã hội thông qua các dịch vụ công và cạnh tranh với các đại học tư nhân và các đại học công ở địa phương. Mô hình quản trị đại học của tập đoàn đại học quốc gia trở thành mô hình pháp nhân độc lập, tự chủ và hợp tác nhiều bên để đảm bảo hiệu quả trong môi trường cạnh tranh về các nguồn lực và cạnh tranh về chất lượng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. - Thành phần và cấu trúc của quản trị đại học: Mô hình quản trị đại học của tập đoàn đại học quốc gia bao gồm 8 bộ phận, nhân tố thuộc hai cấp độ là cấp độ vĩ mô hệ thống của nhà nước và cấp độ tổ chức của nhà trường đại học như sau: Trên cấp độ vĩ mô nhà nước có ba nhóm các cơ quan là: (i) Bộ ngành trung ương như Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính, (ii) Bộ Giáo dục và (iii) các cơ quan đánh giá/kiểm định giáo dục với các chức năng, nhiệm vụ được chuyển dịch phù hợp với xu thế Corporation. Trên cấp độ tổ chức nhà trường của tập đoàn đại học quốc gia có hai nhóm bộ phận cấu thành là: (iv) người học (sinh viên) và người tiếp nhận các dịch
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 135 vụ của nhà trường (các khách hàng) và (v) các cơ quan học thuật như các hiệp hội đại học quốc gia. Sơ đồ 1: Mô hình quản trị đại học của các tập đoàn đại học công lập ở Nhật Bản c) Cơ quan quản trị đại học trong tập đoàn đại học quốc gia Nguyên tắc tổ chức cơ quan quản trị đại học trong tập đoàn đại học quốc gia là xây dựng một cơ quan quản trị có các thành phần và cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo và năng động, tập trung vào chủ tịch nhà trường; cởi mở và thích ứng nhanh chóng với các yêu cầu của xã hội; phát huy được bản sắc, sáng kiến, đổi mới của nhà trường với các hoạt động phong phú, đa dạng.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 136 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Sơ đồ 2: Cơ quan quản trị của tập đoàn đại học quốc gia Thành phần và cấu trúc của cơ quan quản trị đại học trong tập đoàn đại học quốc gia bao gồm: (i) chủ tịch, (ii) ban giám đốc, (iii) hội đồng hành chính, (iv) hội đồng đào tạo và nghiên cứu. Để đảm bảo tập trung quản trị, chủ tịch trường là người đứng đầu của cả ba bộ phận cấu thành của cơ quan quản trị đại học: ban giám đốc, hội đồng hành chính và hội đồng đào tạo - nghiên cứu. d) Ảnh hưởng của Corporation đến các lĩnh vực quản trị đại học Ảnh hưởng đến quản trị ngân sách và nguồn thu: Khi chuyển đổi theo hướng Corporation, các đại học có thể bị cắt giảm nhưng không mất nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế cấp phát và quản trị ngân sách nhà nước đã thay đổi theo hướng tăng quyền tự chủ đại học. Bộ Giáo dục phân bổ cho mỗi một đại học một khoản ngân sách thường xuyên trọn gói trong đó bao gồm cả ngân sách chi lương cho đội ngũ nhân sự, mà không cấp phát ngân sách theo hạn mức dòng chi như trước đây. Cơ chế cấp phát ngân sách này vẫn đảm bảo hỗ trợ nguồn thu cho đại học chi thường xuyên và trả lương cho nhân sự, đồng thời tạo điều kiện cho đại học tự chủ trong phân bổ, chi tiêu ngân sách và chủ động huy động nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Khi chuyển theo hướng Corporation, các đại học được tự
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 137 chủ hơn trong quản trị học phí và phí nhập học. Đây là hai nguồn thu riêng của nhà trường và do vậy ở Nhật Bản không còn một hệ thống học phí duy nhất cho tất cả các đại học như trước năm kia nữa. Các đại học chủ động quản trị có hiệu quả các nguồn thu thông qua hàng loạt các chương trình hoạt động cụ thể. Các đại học áp dụng các chương trình vừa cắt giảm chi tiêu, ví dụ chi tiêu cho điện, nước và vừa sử dụng hiệu quả các chi tiêu, ví dụ sử dụng các trang thiết bị, phòng học, cơ sở vật chất của nhà trường. Cơ chế cấp phát các trang thiết bị, phòng học cho các đơn vị trước đây được thay bằng cơ chế quản lý tập trung, thống nhất đảm bảo các trang thiết bị, phòng học được sử dụng có hiệu quả hơn. Các đại học cắt giảm chi phí thường xuyên, nhưng vẫn giữ nguyên mức chi quỹ lương và đồng thời dành kinh phí để thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học nổi tiếng đến làm việc cho nhà trường. - Ảnh hưởng đến cơ chế lựa chọn chủ tịch: Sau khi chuyển đổi thành tập đoàn, các chủ tịch đại học vẫn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục chính thức bổ nhiệm, nhưng theo sự lựa chọn của Ủy ban lựa chọn chủ tịch gồm một nửa số thành viên là các chuyên gia bên ngoài trường. Một số đại học quốc gia vẫn lấy ý kiến hay phiếu bầu của các thành viên các khoa và phiếu bầu của các giảng viên và các nhà khoa học trong và ngoài trường. Nhưng việc lựa chọn chủ tịch không hoàn toàn dựa vào kết quả lấy ý kiến hay kết quả bầu cử này. Một số đại học quốc gia đã không áp dụng, thậm chí còn bãi bỏ hoàn toàn hệ thống lựa chọn, bầu cử kiểu cũ này. Một số đại học vẫn tiếp tục duy trì hệ thống lựa chọn kiểu cũ trước đây, do vậy những chủ tịch được lựa chọn theo kiểu cũ này thường phải hành động như các nhà cải cách và bị thất bại trong các cuộc bỏ phiếu tính nhiệm. - Ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức của bộ máy quản trị đại học: Cải cách đại học quốc gia theo hướng Corporation làm thay đổi căn bản, toàn diện thành phần và cấu trúc của cơ quan quản trị chóp bu của nhà trường. Cơ quan quản trị đại học cấp trường chủ yếu bao gồm hai thành phần cơ bản là chủ tịch đại học và các nhà quản trị đại học gồm các chuyên gia bên ngoài trường và các đại diện bên trong trường. - Ảnh hưởng đến hệ thống ra quyết định trong quản trị đại học: Một thay đổi lớn trong hệ thống ra quyết định của đại học sau khi Corporation là việc chuyển dịch hệ thống quản trị đồng nghiệp (collegial) sang hệ thống quản trị chủ tịch với trọng tâm của quá trình ra quyết định là chủ tịch trường (có thể tạm hiểu là quản trị theo chế độ thủ trưởng). Sự thay đổi này mở rộng quyền lực quản trị của chủ tịch và ban giám đốc. Trước đây rất nhiều ủy ban được thành lập để tạo dựng sự đồng thuận của giảng viên, cán bộ khoa và quá trình ra quyết định rất phức tạp, tốn kém thời gian và nguồn lực. Để tăng hiệu quả quá trình ra quyết định tập trung và để tập trung quyền lực hành chính cho chủ tịch và ban giám đốc, các đại học đã giảm số
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 138 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành lượng các ủy ban, số lượng các thành viên ủy ban và số lượng các cuộc họp của các ủy ban. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được tập đoàn hóa, hơn một nửa các chủ tịch đại học đã có quyền tự chủ phân bổ nhân lực và ngân sách tiền lương cho việc thực hiện các dự án tầm chiến lược và các dự án khác của nhà trường. - Ảnh hưởng quản trị hành chính: Tất cả các tập đoàn đại học quốc gia đều thay đổi hệ thống hành chính để hỗ trợ chủ tịch trường, bao gồm việc củng cố văn phòng chủ tịch, bổ nhiệm các trợ lý chủ tịch, củng cố các phòng ban kế hoạch/quản lý. - Ảnh hưởng đến quản trị nhân sự: Theo hướng Corporation, hệ thống nhân sự của đại học quốc gia không còn phụ thuộc vào hệ thống quản lý nhân sự của cơ quan nhà nước và đội ngũ nhân sự công lập trước đây trở thành đội ngũ nhân sự ngoài công lập. Do vậy, đại học được tự chủ nhiều hơn trong quản trị nhân sự từ khâu tuyển dụng đến bố trí công việc và quyết định trả lương, trả công và nhiều vấn đề nhân sự khác. - Ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình: Trong mô hình quản trị kiểu cũ, trách nhiệm giải trình được thực hiện thông qua cơ chế tập trung quan liêu đặc trưng bởi mức độ kiểm soát rất cao của mối quan hệ chỉ huy – phục tùng, chỉ đạo từ trên xuống dưới. Đồng thời, trách nhiệm giải trình được thực hiện theo quy trình với các quy tắc, tiêu chuẩn phức tạp ở bên trong với sự tham gia của những người làm việc trong nhà trường. Trong mô hình quản trị mới của tập đoàn đại học quốc gia, hai loại cơ chế này đều biến đổi sang cơ chế pháp luật với mức độ kiểm soát cao đặc trưng bởi quan hệ ông chủ - đại diện, mang tính pháp nhân và kiểm tra, giám sát từ bên ngoài và cơ chế chính trị với mức độ kiểm soát thấp đặc trưng bởi quan hệ ủy thác – đại diện và nhạy cảm với các bên liên quan ở bên ngoài. Sự chuyển dịch này thể hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực quản lý hành chính và lĩnh vực học thuật khi cơ chế quan liêu được chuyển sang cơ chế pháp luật và cơ chế chính trị. - Ảnh hưởng đến sự tham gia của các bên liên quan bên ngoài: Corporation giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và nhạy bén với xã hội bằng cách khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan ngoài trường trong quản trị các hoạt động của trường. Trong bộ máy quản trị chóp bu của tập đoàn đại học quốc gia, ít nhất một trong số các nhà quản trị thuộc ban giám đốc phải là người ngoài trường, không dưới một nửa các thành viên của hội đồng hành chính được bổ nhiệm là người ngoài trường. Việc tham gia của các chuyên gia ngoài trường trong lựa chọn chủ tịch là rất quan trọng, do vậy họ phải đại diện cho hội đồng hành chính tham gia ủy ban bầu cử chủ tịch với số lượng người bằng số lượng người đại diện cho hội đồng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các thành viên bên ngoài là các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực.
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 139 - Ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá: Ủy ban đánh giá tập đoàn đại học quốc gia (gọi tắt là ủy ban đánh giá) được Bộ Giáo dục thành lập, bao gồm các thành viên đại học không phải đại học quốc gia để đánh giá các đại học quốc gia về mặt thể chế. Mỗi một đại học quốc gia đều được đánh giá bởi ủy ban đánh giá về việc thực hiện các mục tiêu/kế hoạch trung hạn và kết quả đánh giá của ủy ban đánh giá được thể hiện ở sự phân bổ ngân sách trong thời kỳ tới, cụ thể là kết quả đánh giá là căn cứ để phân bổ ngân sách cho đại học quốc gia trong giai đoạn trung hạn tiếp theo. Về các vấn đề liên quan đến đào tạo và nghiên cứu, ủy ban đánh giá sẽ nhận được từ cơ quan quốc gia bản báo cáo về văn bằng học thuật và đánh giá đại học để nắm bắt thông tin về thực chất của các nghiên cứu và đào tạo được thực hiện trong khuôn khổ Đại học quốc gia. e) Thách thức đối với các tập đoàn đại học quốc gia - Thách thức tài chính: Các đại học phải đối mặt với thách thức tài chính khi ngân sách nhà nước vẫn trợ cấp cho chi thường xuyên của các trường với tỉ trọng gần 45% tổng các nguồn thu của các trường. Các trường phải chủ động, tích cực tăng các nguồn thu ngoài trường qua các loại hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ, nhất là qua hợp tác đại học – doanh nghiệp. - Thách thức phát triển lãnh đạo và đội ngũ hành chính: Trước đây, các nhà lãnh đạo và đội ngũ hành chính thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu năng lực cạnh tranh. Sau khi tập đoàn hóa, các đại học phải đối mặt với thách thức đào tạo và tuyển chọn các nhà lãnh đạo và đội ngũ hành chính có năng lực làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và cạnh tranh. Việc tuyển chọn nhân viên hành chính chuyên nghiệp về các lĩnh vực dịch vụ sinh viên, hợp tác đại học – doanh nghiệp, dịch vụ hỗ trợ quản trị các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi phải mở cửa tuyển dụng rộng rãi từ các nguồn ngoài trường. - Thách thức tham gia quản trị chia sẻ: Các đại học gặp phải thách thức khi việc khuyến khích sự tham gia của giảng viên và sinh viên vào các quá trình quản trị đại học có thể kéo dài thời gian ra quyết định với nhiều cơ chế phức tạp và hạn chế ưu điểm của tập đoàn hóa. Nhưng quản trị chia sẻ được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là rất có hiệu quả trong việc tạo ra sự đồng thuận, động lực và tính bền vững cho các bên tham gia. - Thách thức đánh giá: Hệ thống đánh giá chuyển từ cơ chế chính trị sang cơ chế dựa vào bằng chứng, dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của nhà trường, nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy khó có thể lượng hóa kết quả một cách chính xác, do vậy rất khó có thể đánh giá chính xác. Đồng thời, đại học quốc gia là loại tổ chức rất phức tạp khó có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả trường nếu chỉ dựa vào cách đánh giá của các cá nhân, tổ chức hoạt động theo dự án.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 140 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Tóm lại, cuộc cải cách quản trị đại học quốc gia ở Nhật Bản là một phần của cải cách khu vực công do Chính phủ thực hiện trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế thế kỷ 21 để đối phó với những biến đổi kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế gồm cả khủng hoảng tài chính châu Á những năm cuối thập niên 1990 (Toyama, 2004). Năm 2004, thực hiện Luật Tập đoàn đại học quốc gia, tất cả các đại học quốc gia của Nhật Bản được cải cách thành các tập đoàn đại học quốc gia. Cuộc cải cách này tạo ra những thay đổi trong toàn bộ hệ thống quản trị đại học quốc của Nhật Bản. 3. Mô hình tập đoàn hóa phi tập trung các đại học công lập ở Canada Khác với Malaysia, Nhật Bản và một số nước khác, Canada tiến hành chuyển dịch đại học công lập theo hướng tập đoàn hóa một cách từ từ, “tự nhiên” và phi tập trung để đáp ứng yêu cầu tăng cao về giáo dục đại học của xã hội. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở Canada nhu cầu vào đại học tăng lên mạnh và tỉ trọng việc làm đòi hỏi trình độ đại học cũng tăng lên. Các kết quả khảo sát nhu cầu học tập đại học ở Canada cho biết trên 80% các gia đình kỳ vọng con họ tiếp tục học lên để có trình độ sau trung học phổ thông. Trước áp lực từ phía người học và phía việc làm trình độ đại học tăng cao như vậy các trường đại học phải thay đổi và dịch chuyển theo hướng tập đoàn hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường. Quá trình chuyển dịch đại học công lập theo hướng Corporation diễn ra với đặc trưng của nó. Đó là tính phi tập trung: các đại học quốc gia dịch chuyển theo hướng tập đoàn hóa ở cấp độ địa phương chứ không phải ở cấp độ hệ thống quốc gia. Hầu như Canada không có một chủ trương hay một chính sách tập trung, thống nhất để triển khai việc tập đoàn hóa các đại học công lập như ở Malaysia và Nhật Bản. Lý do cơ bản là các đại học công lập chủ yếu thuộc quyền quản lý của các địa phương, các bang, các tỉnh chứ không thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước trung ương, mặc dù chính phủ liên bang vẫn cấp ngân sách cho giáo dục đại học, cấp kinh phí cho nghiên cứu khoa học và cấp học bổng cho sinh viên. f) Ảnh hưởng của tập đoàn hóa đến quản trị đại học - Ảnh hưởng đến quản trị tài chính: Ở Canada quá trình chuyển dịch đại học công lập theo hướng tập đoàn hóa diễn ra dần dần một cách “tự nhiên” từ cuối những năm 1970 khi chính phủ có những thay đổi về chính sách cấp ngân sách nhà nước cho các đại học. Đó là việc chính phủ liên bang bãi bỏ cơ chế chia sẻ 50/50 ngân sách giữa chính phủ liên bang với chính phủ địa phương cấp cho các trường đại học. Thay vào đó là cơ chế cấp ngân sách liên bang căn cứ điểm thuế và giao dịch tiền mặt mà chính phủ địa phương không biết chắc chắn là chính phủ liên bang sẽ cấp ngân sách bao nhiêu và như thế nào cho giáo dục đại học. Trên thực tế, cả chính phủ liên
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 141 bang và chính phủ địa phương đều cắt giảm ngân sách cho giáo dục đại học. Tính riêng giai đoạn 1983 đến 1995, ngân sách trung ương dành cho giáo dục sau trung học phổ thông đã bị cắt giảm khoảng 13.5 tỉ đô la. Ngân sách địa phương cho giáo dục sau trung học phổ thông cũng bị cắt giảm tùy theo từng địa phương. Nhưng nhờ dịch chuyển quản trị đại học theo hướng Corporation này mà từ giữa những năm 1970 đến cuối những năm 1980, nguồn thu từ khu vực tư nhân và khu vực ngoài nhà nước cho giáo dục đại học ước tính đã tăng gấp đôi so với trước. - Ảnh hưởng đến quản trị lĩnh vực học thuật: Sự dịch chuyển đại học công lập theo hướng corporation không chỉ thể hiện ở việc các đại học này phải dựa nhiều hơn vào các nguồn thu từ khu vực tư nhân và khu vực ngoài nhà nước. Mà các đại học còn thay đổi các chương trình đào tạo theo hướng phát triển kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm và thay đổi cấu trúc chi tiêu cho nghiên cứu khoa học theo hướng ưu tiên các nghiên cứu gắn với doanh nghiệp, các nghiên cứu và phát triển (R&D). Một số trường đại học còn cắt giảm đầu tư cho đào tạo bằng cách giảm số môn học, giảm thời lượng lên lớp, tăng quy mô sinh viên trong một lớp học, cắt giảm các kinh phí phục vụ giảng viên và sinh viên để giành ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nhà trường phải đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động thu hút sự quan tâm, chú ý và đầu tư của các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhất là từ phía các doanh nghiệp. Đồng thời, nhà trường phải đầu tư nhiều hơn vào việc mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). - Ảnh hưởng của Corporation đối với đào tạo trực tuyến: Với sự phát triển của khoa học công nghệ số nhất là truyền thông hiện đại các đại học chuyển sang áp dụng đào tạo trực tuyến với 3 lý do cụ thể như sau. Một là đào tạo trực tuyến đảm bảo năng suất, hiệu quả cao. Hai là đào tạo trực tuyến giúp làm tăng quyền lực của các nhà quản trị, các nhà quản lý, các nhà hành chính và đội ngũ nhân viên và giảm sự phụ thuộc vào quyền lực học thuật. Ba là đào tạo trực tuyến góp phần thúc đẩy quá trình Corporation khi quyền sở hữu trí tuệ đối với những gì liên quan đến đào tạo trực tuyến được chuyển từ phía giảng viên sang nhà trường với tư cách là pháp nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về đào tạo. - Ảnh hưởng đến tổ chức quản trị và nhân sự hành chính: Tập đoàn hóa làm thay đổi căn bản hệ thống quản trị đại học: số lượng các nhà quản trị chuyên nghiệp chiếm một phần ba ban quản trị đại học và nhiều hơn tổng số các nhà quản trị là đại diện cho đội ngũ giảng viên, sinh viên và các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường. Nhà trường luôn có một phó chủ tịch chịu trách nhiệm huy động nguồn vốn đầu tư cho trường và vị phó chủ tịch này luôn được hỗ trợ bởi cả một bộ máy gồm hàng chục thành viên giữ các chức vụ giám đốc, phó giám đốc và các cán bộ quản lý, điều hành, điều phối và chuyên viên. Để tăng hiệu quả sử dụng đội ngũ nhân sự và cũng
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 142 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành để tăng quyền tự chủ, quyền quyết định của đội ngũ cán bộ quản trị, các trường đại học được tập đoàn hóa có xu hướng tăng tuyển dụng nhân sự theo chế độ hợp đồng lao động. Tóm lại, khi nghiên cứu về sự biến đổi quản trị đại học ở Canada, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các từ ngữ như “hàng hóa hóa” (commodification), “thương mại hóa” (Commercialization), “tư nhân hóa” (Privatization). Tuy nhiên, các từ ngữ này thường dùng để nhấn mạnh cách tiếp cận quản trị đại học như là quản trị một loại hàng hóa công được nhà trường sản xuất và cung cấp cho người học với tư cách là khách hàng, người tiêu dùng (Coates & Morrison, 2011; Côté & Allahar, 2011; Davidson Harden & Majhanovich, 2004; Hacker & Dreifus, 2010; Häyrinen-Alestalo & Peltola, 2006; Newfield, 2008; Slaughter & Rhodes, 2009; Tuchman, 2011). 4. Chuyển dịch quản trị đại học công lập theo hướng tập đoàn hóa ở Việt Nam Mặc dù gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện và phát triển một số tập đoàn giáo dục sở hữu cả trường đại học, nhưng thuật ngữ “tập đoàn” (Corporation) và “tập đoàn hóa” (Corporatisation) vẫn chưa được sử dụng trong các văn bản pháp luật và điều lệ trường đại học. Do vậy, cả hai thuật ngữ “tập đoàn” và “tập đoàn hóa” đều được hiểu như trong các mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở Malaysia, Nhật Bản, Canada và các nước khác trên thế giới. Đồng thời, các thuật ngữ này và một số thuật ngữ khác liên quan được vận dụng theo phương pháp phân tích so sánh chính sách để đánh giá xem quản trị đại học công lập của Việt Nam đang chuyển dịch như thế nào theo hướng tập đoàn hóa. Ở đây tập đoàn hóa là quá trình biến trường đại học công lập1 thành pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải trước cơ quan chủ quản hay cơ quan quản lý nhà nước và tự chủ thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bao trùm. a) Đổi mới cơ chế tài chính và ngân sách nhà nước: tập đoàn hóa mới chỉ bắt đầu Luật Ngân sách Nhà nước (2002, sửa đổi 2015) phân định rõ cấp trung ương và cấp địa phương2. Ở cấp trung ương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách hoạt động thường xuyên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ ngân sách đầu tư cho các bộ và các tỉnh. Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên trách và chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách. Năm học 2016-2017, Việt Nam có 170 1 Thuật ngữ “trường đại học công lập” được sử dụng tương đương với “đại học”, “đại học công lập”, “trường đại học”, “nhà trường”, “trường”, “cơ sở giáo dục đại học” trừ trường hợp đặc biệt cần được nêu rõ. 2 Luật Ngân sách Nhà nước 2002, luật số 01/2002/QH11; Luật Ngân sách Nhà nước 2015, luật số 83/2015/QH13.
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 143 trường đại học công lập chiếm 72,3% trong tổng số 235 trường đại học. Bộ Giáo dục đào tạo trực tiếp quản lý 50 trường đại học, các bộ ngành khác chủ quản 80 trường đại học số còn lại do các ủy ban nhân dân tỉnh chủ quản. Do các trường đại học công lập thuộc các bộ, ngành và địa phương quản lý nên việc phân bổ và quản trị ngân sách rất phức tạp. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan trung ương được giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học cũng rất khó biết và khó giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước của các trường đại học công lập trực thuộc các bộ ngành trung ương và các trường đại học trực thuộc chính quyền địa phương. Tình hình này trở nên khó khăn hơn, khi mức chi ngân sách trên đầu sinh viên ở Việt Nam thuộc loại thấp và mức đóng góp từ phía người học và gia đình họ thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới. Năm 2014, mức chi ngân sách trên đầu sinh viên chỉ ở mức 5.7 triệu đồng /sinh viên. Tỉ lệ phần trăm chi ngân sách trên đầu sinh viên so với GDP trên đầu người của Việt Nam chỉ đạt 12%, chỉ hơn một phần ba so với tỉ lệ 41% trung bình của các nước OECD. Do vậy, so với nhiều nước trên thế giới, tổng chi phí cho sinh viên Việt Nam rất thấp, nhưng các cá nhân và gia đình Việt Nam phải đóng góp khoảng 50% tổng chi phí cho giáo dục đại học. Tổng chi phí bình quân trên đầu sinh viên Việt Nam đạt khoảng 630 USD/sinh viên/năm, rất thấp so với Thái Lan 2.500 USD, Trung Quốc 3.500 USD, Malaysia 4.000 USD, Nhật Bản 5.000 USD và Canada 10.500. - Các trường đại học thực hiện thí điểm tự chủ, không có nguồn thu từ ngân sách nhà nước nên chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí và lệ phí: Báo cáo công khai tài chính của một trường đại học thuộc lĩnh vực kinh tế và tài chính cho biết1: năm học 2017 – 2018 cho biết tổng thu năm 2016 của trường đại học này là 92,710 tỉ đồng trong đó 100% thu từ học phí, lệ phí và không thu được đồng tiền nào từ ngân sách, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao cộng và từ các nguồn hợp pháp khác. Một trường đại học khác2 có tổng thu năm học 2017-2018 đạt trên 622 tỉ đồng, trong đó thu từ ngân sách chiếm trên 26%, từ học phí trên 61%, từ khoa học và chuyển giao công nghệ gần 5% và từ các nguồn hợp pháp khác 8%. Tất cả các trường đại học công lập bao gồm 23 trường đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP, chiếm 13.5% trong tổng số 170 trường đại học công lập và các trường còn lại thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đều có tổng thu chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí và lệ phí. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm từ năm 2006, nhưng đến nay xét về cấu trúc tài chính, chỉ một bộ phận nhỏ các trường đại học công lập bắt đầu chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa. Bởi vì tập đoàn hóa đại học công lập đòi hỏi các trường đại học công lập phải tăng tỉ trọng các nguồn thu từ khoa 1 https://www.uef.edu.vn/newsimg/ptchc/bao-cao-3-cong-khai/BC_3_cong_khai_mau_24.pdf. 2 https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/Bieu-21-Cong-khai-ti-chnh_NH-2017-2018_DHCT. pdf.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 144 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành học và chuyển giao công nghệ và các nguồn thu hợp pháp khác, chứ không phải chủ yếu tăng nguồn thu từ học phí và lệ phí như các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, về đổi mới tài chính và ngân sách nhà nước, tập đoàn hóa mới chỉ bắt đầu được triển khai nên khó tránh khỏi khó khăn, vướng mắc. b) Tổ chức kinh tế trong trường đại học: một phần tất yếu của tập đoàn hóa Theo Điều lệ trường đại học (2003), “doanh nghiệp” là một trong mười loại tổ chức kinh tế trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, nhưng trong Điều lệ trường đại học (2010), Luật Giáo dục đại học (2012) và Điều lệ trường đại học (2014) không nói đến “doanh nghiệp” chung chung, mà nói rõ là tổ chức hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm năm loại tổ chức đứng đầu là (i) Hội đồng trường, tiếp đến là (ii) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tạo thành ban giám hiệu, (iii) hội đồng khoa học và đào tạo, hội đồng khác (iv) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác và (v) trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học (Điều 14). Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đại học đã được tinh giản theo hướng tập đoàn hóa từ cơ cấu gồm 10 loại tổ chức đặc trưng cho kiểu tổ chức hàn lâm khoa học và tổ chức chính trị - nhà nước như quy định trong Điều lệ trường đại học năm 2003 sang cơ cấu gồm 5 loại tổ chức trong đó nổi bật loại “cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh” theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. c) Thành lập hội đồng trường: mới tập đoàn hóa được trên một phần ba Hội đồng trường là cơ quan quản trị đại học nhưng không xuất hiện cùng với trường đại học mà dần dần được thành lập theo quy định pháp luật và điều lệ trường đại học. Luật Giáo dục năm 1998 dành Điều 55 quy định về “Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường đại học” nhưng chưa nói đến “quản trị”, chưa nói đến “hội đồng trường”. Luật Giáo dục đại học (2012) quy định hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường (Điều 16). Điều lệ trường đại học 2014 và Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 không đưa ra định nghĩa về hội đồng trường. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định hội đồng trường là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan. Định nghĩa này không chỉ mở rộng thành phần và cấu trúc của hội đồng trường, mà nhấn mạnh đến quan hệ lợi ích đặc trưng cho xã hội hiện đại vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Ngày trước áp lực của cạnh tranh, bất kỳ một tổ chức nào bao gồm cả trường đại học công lập muốn hoạt động và phát triển được cũng đều phải tính đến quan hệ lợi ích của các bên liên quan đảm
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 145 bảo những nguyên tắc như công bằng, cùng có lợi và bền vững. Ở Việt Nam hiện nay mới có trên một phần ba trong tổng số 170 trường đại học công lập thành lập hội đồng trường. Điều này có nghĩa là tập đoàn hóa các trường đại học công lập ở Việt Nam mới đi được một phần ba quãng đường tập đoàn hóa. d) Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài với mức tối thiểu 30% Trên thế giới sự chuyển dịch đại học theo hướng tập đoàn hóa luôn gắn liền với sự tham gia của chuyên gia bên ngoài với số lượng rất đáng kể có khi lên tới một nửa trong tổng số thành viên của tổ chức quản trị đại học. Ở Việt Nam, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học không quy định sự tham gia của “chuyên gia bên ngoài”, mà từng bước quy định hội đồng trường có sự tham gia của “cán bộ quản lý giáo dục có uy tín ngoài trường” nhưng không rõ số lượng năm 2003 đến “thành viên ngoài trường đại học” với số lượng tối thiểu là 30% tổng số thành viên hội đồng trường năm 2008. Luật Giáo dục đại học năm 2012 quy định rõ hội đồng trường có “đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học” và quy định chung chung là có một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh. Điều lệ năm 2014 quy định thành phần và số lượng “thành viên bên ngoài” tham gia hội đồng trường, cụ thể là thành viên bên ngoài gồm những người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường với số lượng chiếm không dưới 20% tổng số thành viên của hội đồng trường. Năm 2018, “thành viên ngoài trường đại học” được Luật Giáo dục đại học (2018) quy định là chiếm tỉ lệ tối thiểu là 30% trong tổng số thành viên tối thiểu 15 người của hội đồng trường; thành viên ngoài trường gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. Nếu số thành viên bên ngoài đạt được mức tối thiểu 30% này thì đó mới chỉ là sự tham gia trên danh nghĩa bởi vì trừ chủ tịch hội đồng trường là thành viên cơ hữu của trường, số các thành viên còn lại có thể tham gia kiêm nhiệm với công việc chính là “hội, họp”. Do vậy, có thể nói với tỉ lệ tối thiểu của chuyên gia bên ngoài tham gia có tính chất hình thức, thủ tục, “theo quy định” như vậy thì tập đoàn hóa đại học công lập ở Việt Nam có lẽ mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. e) Chuyển dịch mối quan hệ của trường đại học với các cơ quan quản lý Năm 2014, Điều lệ (2014) quy định Cơ quan trực tiếp quản lý trường ra Quyết định thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường trên cơ sở quyết nghị của hội đồng trường. Hội đồng trường định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan trực tiếp quản lý trường, cơ quan quản lý nhà nước
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 146 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành về các điều kiện đảm bảo chất lượng, các kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường. Năm 2018, theo Luật Giáo dục sửa đổi (2018), trường đại học có các cơ quan cấp trên bao gồm Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan ngang bộ, cơ quan chủ quản. Ví dụ: Luật này quy định “Các trường đại học xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trình cơ quan chủ quản phê duyệt”, “Hội đồng trường chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường”. Chính phủ quy định chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường. Như vậy, về mối quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên, trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ở trung ương và địa phương. Mặc dù đã xuất hiện khả năng không còn quan hệ chủ quản, nhưng các trường đại học công lập vẫn chủ yếu nằm trong mối quan hệ quản lý theo trật tự thứ bậc trên – dưới nặng về cơ chế, “xin – cho”. Như vậy, trường đại học công lập khó có thể trở thành một thực thể pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và tự chủ thực hiện có hiệu quả các hoạt động đáp ứng yêu cầu giáo dục đại học và nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ. f) Tập đoàn hóa trong quản trị đại học cấp trường Theo quy định pháp luật, hội đồng trường là tổ chức quản trị cao nhất trong trường đại học. Trong khi đó, hiệu trưởng trường đại học được định nghĩa là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Định nghĩa này không nói đến hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định, quyết nghị của hội đồng trường. Mặc dù trong 6 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng có quy định hiệu trưởng ba lần nói đến hội trường. Thứ nhất, hiệu trưởng tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và cuối cùng là theo “quyết định của hội đồng trường”. Thứ hai, hiệu trưởng hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu. Thứ ba, hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường và các bên liên quan. Hiệu trưởng do hội đồng trường quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Hiệu trưởng là một thành phần đương nhiên của hội đồng trường cùng với ba thành phần khác là Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn
- Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 147 và đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, trong quản trị đại học cấp trường ở Việt Nam vẫn chưa xác định rõ ai là người quản trị đứng đầu, ai là người giúp việc về mặt quản trị hành chính, quản trị học thuật và quản trị tài chính nhất là quản trị huy động các nguồn lực cho nhà trường. Tập đoàn hóa đại học công lập đòi hỏi phải có quy định giúp trả lời rõ ràng những câu hỏi đại loại như vậy về thành phần, cấu trúc của tổ chức quản trị đại học cấp trường. Về mặt này, có lẽ tập đoàn hóa ở Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn thí điểm, “thử và sai” cần được tiếp tục đổi mới ngay cả trong quan niệm về sử dụng từ ngữ “tập đoàn” và “tập đoàn hóa”. Mặc dù trong thực tế ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện và phát triển một số tập đoàn giáo dục sở hữu các trường học từ trường mầm non đến trường đại học. Kết luận Trong bối cảnh ngân sách nhà nước bị cắt giảm đối với giáo dục đại học, quản trị đại học theo hướng tập đoàn hóa là một lựa chọn ưu tiên trên các cấp độ quốc tế, quốc gia và thể chế hay tổ chức của cơ sở giáo dục đại học. Các nghiên cứu về đổi mới giáo dục đại học ở châu Âu, châu Á và nhiều nơi khác cho thấy quản trị đại học khu vực công lập và tư thục đều có thể chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa. Điều cơ bản và quan trọng của quá trình chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa là trường đại học không bị biến mất, không bị biến thành tập đoàn kinh tế, tập đoàn kinh doanh và quản trị đại học không phải là quản trị kinh doanh, không phải quản trị kinh tế. Mặc dù nhiều bộ phận, nhiều cấu trúc và nhiều quá trình giáo dục đại học có thể bị “tập đoàn hóa” theo nghĩa là chỉ tập trung vào mục tiêu nâng cao hiệu quả có thể lượng hóa bằng tiền. Bởi vì hiệu quả, thu nhập, lợi nhuận vẫn không phải là mục tiêu cuối cùng của trường đại học và quản trị đại học. Mà tất cả những chuyển dịch, những thay đổi theo hướng tập đoàn hóa của quản trị đại học đều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của trường đại học trong môi trường nội địa và quốc tế đang liên tục biến đổi. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bỏi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang-Da Wan. The History of University Autonomy in Malaysia. Policy IDEAS № 40. May 2017.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 148 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành 2. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong%20nien/Corporation%20of%20Univ/The-History-of-University- Autonomy-in-Malaysia-.pdf. 3. Molly N. N. Lee. Corporatization and Privatization of Malaysian Higher Education. International Higher Educaion. 1998. file:///C:/Users/Admin/ Downloads/6419-Article%20Text-12302-1-10-20150325%20(1).pdf. 4. Ainun Hj. Abd. Majid & Mohammad Adam Bakar. Corporatisation of Malaysian Public Universites: a Case Study. 2017, file:///C:/Users/Admin/Downloads/957- Article%20Text-2202-1-10-20171206%20(2).pdf. 5. Abd Rahman Ahmad, Alan Farley, Ng Kim-Soon. “Funding Reforms in Malaysian Public Universities: Transitions towards Competitive Funding”. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 7(10): 553-561, 2013. 6. Jun Oba (2004). Incorporation of National Universities in Japan – Reform towards the enhancement of autonomy in search of excellence. In RIHE. Organization Reforms and University Governance: Autonomy and Accountability. 2004 7. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong %20nien/Corporation%20of%20Univ/incorporation2003.pdf; 8. Jun Oba (2006). Incorporation of National Universities in Japan and its Impact upon Institutional Governance. 9. file:///C:/Users/Admin/Downloads /2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong%20nien/Corporation%20of% 20Univ/ incorporation2006.pdf 10. Kiyoshi Yamamoto (2004). Corporatization of National Universities in Japan: An analysis of the impact on governance and finance. http://ump.p.u-tokyo. ac.jp/crump/resource/crump_wp_no3.pdf. 11. Luật Ngân sách Nhà nước 2002, luật số 01/2002/QH11; Luật Ngân sách Nhà nước 2015, luật số 83/2015/QH13. 12. https://www.uef.edu.vn/newsimg/ptchc/bao-cao-3-cong-khai/BC_3_cong_ khai_mau_24.pdf. 13. https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/Bieu-21-Cong-khai-ti-chnh_ NH-2017-2018_DHCT.pdf.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn