Ba Phút Sự Thật<br />
Phùng Quán<br />
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động<br />
<br />
Nguồn: http://vnthuquan.net<br />
<br />
<br />
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
Lời nói đầu<br />
<br />
1. Ba phút sự thật<br />
2. Xông đất nhà thơ Tố Hữu<br />
3. Cuộc viếng thăm bất chợt nhà thơ Tố Hữu<br />
4. Một thoáng Văn Cao<br />
5. Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo (1)<br />
6. Hành trình cuối cùng của một triết gia<br />
7. Nhà thơ với tệ tham nhũng<br />
8 Chút nghĩa cũ càng<br />
9. Hằng Nga thức dậy<br />
10. Nhà tiên tri tầm cỡ đại đội<br />
11. Một năm lao động ở công trường Cổ Đam<br />
12. Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập<br />
13. Người bạn lính cùng tiểu đội<br />
<br />
13. Người bạn lính cùng tiểu đội (2)<br />
14. Bản hùng ca bị mối xông và mười bảy bộ hài cốt<br />
<br />
15. Tuổi thơ dữ dội - bản di chúc chiến sĩ của tôi<br />
16. Sinh ra trong một gia đình cách mạng<br />
<br />
17. Yêu đến tận cùng 18. Mẩu chuyện vui về Phùng Quán: ĂN VỤNG<br />
<br />
<br />
Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học<br />
Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung<br />
thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc Đoàn chiến đấu<br />
vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt 30 năm trời, từ<br />
sau vụ “Nhân văn giai phẩm”; dù phải đi lao động cải tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh<br />
Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú<br />
thân. Tên không được in trên sách, phải “cá trộm, rượu chịu, văn chui”.<br />
Thế mà anh không hề thù oán ai, vẫn cặm cụi viết và vẫn viết “dòng đầu thẳng ngay như<br />
dòng cuối”, luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng cách mạng, xưng<br />
tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút bốc lửa và thiêí tha, nhân bản.<br />
Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp mộl nhân cách cao cả, một lòng tin<br />
yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hêt mình, tới hàng chục tác<br />
phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ…<br />
Một Phùng Quán - Văn với tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo”. Cho đến bộ tiểu thuyết ngót ngàn<br />
trang “Tuổi thơ dữ dội”, được tái bản lần thứ chín (lần tái bản gần đây nhât do Nhà xuất<br />
bản Kim Đồng thực hiện năm 2005). Tuổi thơ dữ dội được đạo diễn Vinh Sơn dựng thành<br />
phim cùng tên làm xúc động hàng triệu khán giả Việt Nam trong và ngoài nước. Phim<br />
được giải thưởng<br />
của Liên hoan phim Việt Nam và Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. “Tuổi thơ dữ dội”<br />
xuất hiện 32 năm sau sự kiện “Nhân văn”, được giải thướng Hội Nhà văn, chứng tỏ sự<br />
thủy chung, gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối với con đường mà<br />
anh đã chọn!<br />
Một Phùng Quán - Thơ coi “thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi “; với những bài thơ gan<br />
ruột như bài thơ “Lời mẹ dặn” nổi tiếng một thời:<br />
Yêu ai cứ bảo là yêu<br />
Ghét ai cứ bảo là ghét.<br />
<br />
Dù ai ngon ngọt nuông chiều<br />
Cũng không nói yêu thành ghét.<br />
Dù ai cầm dao dọa giết<br />
Cũng không nói ghét thành yêu…<br />
Và những bài thơ “Hôn”, “Trăng Hoàng Cung”, “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ<br />
nghe”… đọc lên như nghe lời kinh cầu nguyện cho thân phận con người:<br />
Thơ ai như thơ ông<br />
Mỗi chữ đều như róc<br />
Từ xương thịt cuộc đời<br />
Từ bi thương phẫn uất…<br />
Đã đi với nhân dân<br />
Thì thơ không thể khác<br />
Dân máu lệ khốn cùng<br />
Thơ chết áo đắp mặt?…<br />
Ngoài tiểu thuyết, trường ca, thơ, Phùng Quán còn có hàng chục bài ký thấm đẫm chất<br />
nhân văn viết về những người thân, về đồng đội, đồng nghiệp nôỉ tiếng của mình như Tố<br />
Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hồ Vi, Phùng Cung, Trần Đức Thảo,<br />
Tuân Nguyễn…; viết về những chiến sĩ cách mạng Cuba; những hồi ức về những ngày<br />
đánh Pháp ở Huế, những ngày đi lao động cải tạo ở công trường Cổ Đam, Thái Bình.v.v…<br />
Một số bài viết đã được giới thiệu trên các báo, nhưng cũng có những bài viết chưa công<br />
bố bao giờ.<br />
<br />