intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 03: THÁO RÁP ĐỘNG CƠ

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Chua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

929
lượt xem
200
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Mục tiêu bài học: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tháo lắp và bảo dưỡng các laoij động cơ điện công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng đồ nghề thành thạo - Tháo, ráp bảo dưỡng đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 03: THÁO RÁP ĐỘNG CƠ

  1. BÀI 03: THÁO RÁP ĐỘNG CƠ A. Mục tiêu bài học: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tháo lắp và bảo dưỡng các laoij động cơ điện công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng đồ nghề thành thạo. - Tháo, ráp bảo dưỡng đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật. B. Nội dung bài học: 3.1. Trình tự tháo động cơ. - Chuẩn bị dụng cụ: +Động cơ điện +Vam cảo, búa nguội, nêm đồng +Mỡ chịu nhiệt, sơn cách điện, +Đồng hồ van năng, Mê gôm met. +Dụng cụ cầm tay nghề điện. - Quy trình tháo động cơ: Bước 1: Tháo buly, trục động cơ, dùng vam cảo đẻ tháo. Khi gá vam cảo phải đặt cân đối các chân gá, khi xiết vam phải xiết từ từ. Bước 2: Tháo nắp trước động cơ: + Tháo bu lông liên kết giữa nắp và thân. + Tháo nắp chắn mỡ đầu trục. + Dùng vam cảo đẻ tháo. 37
  2. Bước 3: Tháo nắp bảo vệ cách quạt, khi tháo ta dùng nêm bằng gỗ để gõ vào tai cánh quạt hoặc dùng vam cảo nhằm tránh làm vênh hoặc gẫy. Bước 4: Tháo rôto, dùng vam cảo ép đẩy rôto ra ngoài bằng cách xiết vam từ từ. Nếu rôto dây quấn thì phải tháo chổi than ra trước. Bước 5: Tháo nắp sau: Dùng búa và nêm đồng để tháo. Chú ý nêm đều theo các góc để tránh rạn nứt vỡ. Bước 6: Tháo các vòng bi ra khỏi trục, dùng vam để tháo các vòng bỉa khỏi trục. nếu tháo nhiều máy cùng một lúc thì phải để riêng biệt các vòng bi tránh nhàm lẫn. 38
  3. 3.2. Làm sạch động cơ: - Dùng giẻ khô lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ ở stato, rôtô. - Dùng giẻ khô lau sạch bụi bẩn, mặt bích trước, sau, dầu mỡ ở ổ đỡ bi. - Lấy dầu giửa sạch bụi và mỡ bẩn ở vòng bi trước và sau. - Dùng giấy giáp đánh sạch các vết rỗ do chạm chập, cháy nổ. 3.3. kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ: - Quan sát vỏ máy có bị dạn nứt, vỡ, sước sơn tĩnh điện không. - Kiểm tra rôto: +Kiểm tra các lá thép ngoài có bị cong vênh, thi nắn lại. +Kiểm tra vòng ngắn mạch có bị dạn nứt không. +Dùng rônha kiểm tra thanh dẫn rôtô. + Dùng thước cặp kiểm tra đường kính ngoài rôtô, đo chiều dài rôtô. - Kiểm tra vòng bi (bạc đạn), các vòng bi kém chất lượng thì thay, nếu khô mỡ thì tra mỡ chịu nhiệt như hình vẽ. Đối với động cơ loại dây quấn cần phải kiểm tra chổi than, nếu rỗ phải dùng giấy nhám dánh nhẵn, còn chổi than mòn quá mức phải thay thế, lò so yếu đàn hồi cũng phải thay. Cổ góp mòn nhiều phải tiện láng sau đó đánh nhẵn bằng giấy nhám. - Kiểm tra dây quấn stato: + Kiểm tra thông mạch cho từng cuộn dây, tách điểm mối nối chung, dùng đồng hồ vạn năng hoặc mêgômmet đo thông mạch các cuộn dây. + Kiểm tra chạm chập giữa các cuộn dây bằng đồng hồ vạn năng. + Kiểm tra cham mát giữa các cuộn dây với vỏ máy + Kiểm tra chạm chập trong cùng một pha. 39
  4. 3.4. Ráp động cơ. - Lắp vòng bi, đặt mặt phẳng vòng bi vuong góc với tâm trục rôto, dùng mêm đồng kết hợp với búa đóng cho đều. - Lắp ráp động cơ thì làm ngược lại với quy trình tháo (các chi tiết nào tháo sau thì lắp trước). - Lắp xong động cơ rôto phải quay trơn nhẹ nhàng. - Đấu dây vào hộp đấu đúng quy định. 3.5. Kiểm tra hoàn tất. - Đo điện trở các cuộn dây ghi kết quả so sánh với thông số nhà máy - Đo điện trở cách điện giữa các cuộn dây với nhau, giữa các cuộn dây với vỏ máy - Rôto phải quay trơn nhẹ nhàng. - Cho động cơ hoạt động, xem chiều quay, đo điện áp, đo dòng điện không tải và có tải. 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2