intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 14 - Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

844
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với "Bài 14 - Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt" các bạn học sinh sẽ được tìm hiểu sơ qua về quá trình hô hấp; rèn luyện kỹ năng thực hiện chính xác các thao tác trong phòng thí nghiệm, kỹ năng phán đoán, tư duy logic trong quá trình tiến hành thí nghiệm;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 14 - Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt

  1. BÀI 14 ­ THỰC HÀNH: CHỨNG MINH QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TỎA NHIỆT (Sinh học 11 nâng cao Tr 55) I­MỤC TIÊU ­ Minh họa bài giảng về hô hấp :Hô hấp là QT ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng  ra năng lượng sinh học (ATP,chứa khoảng 50% năng lượng của nguyên liệu hô hấp) và năng lượng dưới  dạng nhiệt .Hô hấp là 1 QT tỏa nhiết . ­ Rèn luyện kỹ năng thực hiện chính xác các thao tác trong phòng thí nghiệm,  kỹ năng phán  đoán, tư duy logic trong  QT tiên hành thí nghiệm . ­ Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức thực tế và yêu thích môn học . II­CHUẨN BỊ ­Khoảng 1kg thóc hay đậu, ngô. ­Một bình thủy tinh miệng rộng có thể tích khoảng 2­3 lít, 1 nhiệt kế, 1 hộp xốp to cách  nhiệt tốt để đựng bình. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  B1­Ngâm 1kg hạt trong nước ấm (35­ 40oC) trong 2­3 giờ. B2­Vớt hạt ra, cho vào bình thủy tinh,  cắm nhiệt kế vào khối hạt, nút kín, đặt  bình trong hộp xốp. B3­Theo dõi nhiệt độ lúc bắt đầu cắm  nhiệt kế là 35oC, sau 1giờ, 2 giờ, 3giờ. Bình thủy tinh đựng thóc Bình thủy tinh đựng thóc  Đặt trong hộp xốp kín. B4­Kết quả nhiệt độ trong bình đựng thóc: Thời gian Sau 1 giờ Sau 2 giờ Sau 3 giờ Nhiệt độ 370C 39oC 40oC B5­ Nhận xét và kết luận: ­Nhiệt độ trong bình đựng thóc đang nảy mầm tăng dần lên, chứng tỏ khi hạt nảy mầm  chúng hô hấp mạnh và tỏa nhiệt.   ­Khi hạt nảy mầm quá trình hô hấp xảy ra mạnh và tỏa nhiệt “Hô hấp là một quá trình tỏa  nhiệt”. ­Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = Số NL tích lũy trong ATP/Số NL chứa trong đối  tượng hô hấp (%) Cụ thể là:  Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = (7,3 kcal.38 ATP)/674 kcal/M) → kết quả  lí thuyết và thực hành đều chứng minh rằng hô hấp là quá trình tỏa nhiệt. Hiệu suất sử dụng năng lượng ở thực vật có thể đạt tới 50% năng lượng có trong 1  phân tử glucô zơ (674 kcal/M). 1
  2. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­Vì sao để  giữ  được chất lượng rau quả  tươi sau thu hoạch người ta cần làm giảm quá   trình hô hấp của chúng? 2­Tại sao khi bảo quản rau quả trong tủ lạnh không để trên ngăn đá? 3­Khí CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp  ở  thực vật nhưng tại sao khi muốn giảm hô   hấp người ta lại để chúng trong môi trường giàu CO2? 4­ Vì sao một số  cây sống trong vùng đầm lầy, ngập mặn thường có  rễ  mọc ngược lên   không khí? 5­ Từ mầm thóc có thể nấu với tinh bột để tạo ra kẹo mạch nha là nhờ trong mầm thóc có  chứa men nào sau đây: a­ men amilose. b­men  amylaza. c­men pepsin.    d­men lipaza.  ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Mạch nha có những thành phần hóa học nào, mạch nha có công dụng gì và  cách chế như thế nào? Thành phần hoá học : Trong mạch nha cũng như trong thóc nẩy mầm có tinh bột, chất  béo, protit, đường mantoza, sacaroza, các men amylaza, vitamin B, C, lexitin.  Công dụng và liều dùng: Mạch nha hay mầm thóc do chứa các men, các chất có thể hấp  thụ được ngay cho nên giúp sự tiêu hoá các thức ăn có tinh bột và có tác dụng bồi bổ rất tốt  cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn. Do các vitamin B, C cho nên còn dùng  chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Ngày dùng 12­13g dưới hình thức nước pha hay cao  mạch nha.  Nguyên liệu làm mạch nha Làm mạch nha chỉ cần hai nguyên liệu: nếp và mộng lúa già. Nếp  phải lớn hạt, không lép, phơi thật khô. Mộng lúa phải già nắng.  Hai nguyên liệu làm mạch nha không khó kiếm và ai cũng có thể  làm  Cách thức chế biến ­Chế biến mộng lúa nếp: Chọn nếp hoặc lúa khô, ngâm nước 24 tiếng đồng hồ, vớt  ra xả sạch nước chua, đem ủ ba ngày đêm, thường xuyên tưới nước như ủ lúa giống làm  mạ. Sau đó lại trải mỏng ra và tiếp tục ủ 4 đến 5 ngày, tưới nước đều cho mộng dài ra  theo ý muốn (lưu ý là mộng dài không ngọt bằng mộng ngắn). Nhiều người muốn mầm  mập và tươi tốt, có khi nhúng cả hộp đựng thóc vào bể nước cho mầm hút nước đều. Sau đó đem mộng ra rũ sạch trấu, rửa sạch và ủ lại cho mộng héo, xé rời ra phơi cho thật  khô giòn như thế sẽ tăng thêm độ ngọt của mầm rồi đem giã nhỏ hoặc xay thành bột.   ­Chế biến mạch nha: Gạo nếp đem nấu thành xôi, đổ ra nong để nguội. Trộn đều  cơm nếp với bột mộng lúa với nhau theo tỷ lệ 5 kg gạo nếp 1 kg bột mộng.  Sau đó trộn  đều rồi đổ thêm nước lã theo tỷ lệ 2 kg gạo nếp 1 lít nước, rồi bắc lên lò nấu và khuấy  nhuyễn. Nấu độ 6 ­ 7 tiếng đồng hồ thì đổ vào bao gai, ép lấy nước, bỏ bã.    ­Ép và lọc sạch xong, lại đổ vào nồi nấu tiếp cho đặc (cô) theo ý muốn để thành  một chất dẻo, thơm thơm, ngọt thanh. Đó là mạch nha. Ðây là đợt nấu cô cuối cùng nên  càng phải khuấy đều cho khỏi sít và phải xem chừng để bớt lửa.   Nấu kẹo mạch nha thật sự không khó nếu biết và hiểu rõ các bước cũng như kỹ  thuật nấu. 2
  3. . 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2