intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý

Chia sẻ: đinh Thiện Lý | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

468
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với bài soạn giáo án Vệ sinh thần kinh giúp học sinh phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh, kể tên một số thức ăn, đồ dùng... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý

  1. TỰ NHIÊN XÃ HỘI VỆ SINH THẦN KINH I/ MỤC TIÊU :  HS nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.  Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh. * Phương pháp sử dụng: -Thảo luận / Làm việc nhóm. -Động não “chúng em biết ” II/ CHUẨN BỊ:  Hình vẽ sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Hoạt động thần kinh  Khi bị bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào?  Khi viết chính tả, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
  2. 3. Bài mới: Vệ sinh thần kinh Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. - Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát s ơ đồ c ơ quan thần kinh ở hình SGK/32, trả lời. - Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nh ằm nêu rõ nhân v ật trong mỗi hình đang làm gì; việc làm đó có lợi hay có hại dối với cơ quan thần kinh. - Gọi một số học sinh trình bày trước lớp - Giáo viên chốt lại ý đúng: + Hình 1: “Một bạn đang ngủ” –có lợi vì khi ngủ, cơ quan th ần kinh đ ược ngh ỉ ngơi. + Hình 2: “Các bạn đang chơi trên bãi biển” - có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn. - có hại vì nếu phơi nắng quá lâu, dễ bị ốm. + Hình 3: “Một bạn đang thức đến 11 giờ để đọc sách” – có h ại vì th ức quá khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi. + Hình 4: “Chơi trò chơi điện tử”. - Có lợi vì nếu chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí. - Có hại vì nêu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng. + Hình 5: “Xem biểu diễn văn nghệ” – có lợi vì giúp giải trí, thần kinh thư giãn.
  3. + Hình 6: “Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi h ọc”- có lợi vì khi đ ược b ố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ emluôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở … điều đó có lợi cho thần kinh. + Hình 7: “Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh” – không có lợi cho thần kinh.  Hoạt động 2: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi học sinh tập diễn đạt một vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý theo phiếu. - Cử đại diện nhóm trình diễn . - Các nhóm khác quan sát, đoán xem bạn mình đang th ể hiện trạng thái tâm lý nào?  Hoạt động 3: Kể tên một số loại thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. - HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 9/SGK /33: chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. - HS trình bày trước lớp. - GV chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục không dùng các loại thức ăn có hại cho sức khoẻ (ma tuý, rượu bia, thuốc lá …) 4. Củng cố- Dặn dò. - Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài. - Chuẩn bị: Vệ sinh thần kinh (t.t): xem sgk.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2