Tham khảo tài liệu 'bài 6. quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài 6. Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?
- Bài 6. Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?
Nguồn: Diễn đàn đại học kinh tế Tp.HCM
Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là
nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước
và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường.
Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ
sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được
một quyền mua tương ứng. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao
dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực
hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung
với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không
thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường.
Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông
thường từ 30 - 45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu.
Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó
và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để
bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP
hiện hành và số lượng CP mới được chào bán. Ví dụ, Công ty A có 5 triệu CP
đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện
hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành.
Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới, vì vậy 5 triệu quyền
chia cho 1 triệu CP mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới.
Thực hiện quyền mua như thế nào?
Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ
chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng
nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới
(trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông
có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ
đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường
(mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể
có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP).
3. Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua
cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm
tỷ lệ sở hữu trong công ty.
- Thủ tục thực hiện quyền mua
1. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát
hành bổ sung CP mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết
định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung... Sau khi được
UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành CP bổ sung và
thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
2. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp
trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát
hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, CP bổ sung thường
được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của CP đó. Đại lý bảo
lãnh phát hành CP mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp
thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở
hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ
sở hữu mới của quyền mua. Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do 2 bên
thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng
giá trị số CP phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng CP không bán hết thì bên bảo
lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số CP đó nhưng với một mức giá thỏa thuận
trước, thường là khoảng 97% của giá CP chào bán.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì CP đó chỉ có
giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền
mua CP bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường. Ví dụ sau giúp xác định được giá
trị quyền mua như thế nào: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị
trường CP A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua
(ứng với 5 CP hiện có) sẽ được mua 1 CP mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5
quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5
quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 25 USD. Như
vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP (6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo) với
tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi CP là 225 USD/6 = 37,5
USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị
chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát
hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức
- giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi
cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó). Trường hợp
có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra
để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường
trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận
thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng
bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng
khoán. .