intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 8: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON RÙA

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

167
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rùa, tiếng Hán Việt là quy (龜), là một trong tứ linh, biểu tượng cho sự trường thọ vì nó sống trên ngàn tuổi. Triều đại nhà Đường có một quan tổng đốc các tỉnh phía nam dâng lên hoàng đế Hiến Tông (806-821) một con rùa có lông cho đó là điềm lành trường sinh, chẳng qua mai của nó bám rong và rêu mà ra. Vì mai rùa ở trên tròn nên được coi là tượng của trời, ở dưới dẹt tượng của đất, nên rùa ví như sống lâu như trời đất. Từ xưa, người ta dùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 8: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON RÙA

  1. Bài 8: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON RÙA Rùa, tiếng Hán Việt là quy (龜), là một trong tứ linh, biểu tượng cho sự trường thọ vì nó sống trên ngàn tuổi. Triều đại nhà Đường có một quan tổng đốc các tỉnh phía nam dâng lên hoàng đế Hiến Tông (806-821) một con rùa có lông cho đó là điềm lành trường sinh, chẳng qua mai của nó bám rong và rêu mà ra. Vì mai rùa ở trên tròn nên được coi là tượng của trời, ở dưới dẹt tượng của đất, nên rùa ví như sống lâu như trời đất. Từ xưa, người ta dùng mai rùa bỏ vào than hồng đốt để bói toán: nghe tiếng nổ lách tách mà đoán chuyện vị lai. Đời vua Hoàng Đế[1] có một con rùa thần (thần quy) nổi trên sông Lạc có những vằn kỳ bí, vua theo đó mà viết ra Kinh dịch, chuyện giống như vua Phục Hy lấy được vằn trên lưng con Long mã. Ở Trung Hoa người ta tin rằng rùa cái thường giao phối với con rắn, nên thường cho đó là biểu tượng của sự bất trinh. Khi vẽ hình con rùa vào cột nhà ai là có ý bảo người đó kém phẩm hạnh. Vẽ hình ảnh đó, hay đơn giản viết chữ quy thôi, ở nơi ngõ cụt hay góc phố có nghĩa là ngỏ lời mời khách qua đường ghé lại làm chuyện trăng hoa.[2] Vì rùa có dáng nặng nề nên được cho là biểu tượng của sự vững trãi nên ở Trung Hoa rùa được thờ làm thần hộ đê[3]. Người An Nam hình như không quan tâm những biểu tượng đó, rùa được dùng làm đế bia với tín ngưỡng tin vào sự trường thọ, cũng như tin vào sự vững bền như biểu hiện nặng nề nơi cơ thể nó (hình CLXXVII). Người ta cũng thấy rùa làm trang trí dấu nhấn ở gờ bên mái nhà, nhưng trường hợp này hiếm thấy (hình CLVII, CLVIII). Khi nó mang trên lưng cổ đồ, tức bộ sách
  2. có buộc dãi lụa, thì nó là thần quy mang Lạc Thư, miệng nó sẽ phun ra cuộn sóng gọi là thủy ba. Sen hóa rùa (liên hóa quy) là hình tượng: lá sen có mép cong vằn lên thành mai con rùa (hình CLXXIX) thường trang trí giữa đám sen. Cũng theo ngẫu hứng một số nghệ sĩ, các loài quả lá khác cũng biến cách thành rùa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2