intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài dự thi: CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 80 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Chia sẻ: Do Ngoc Tai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

632
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài dự thi: CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 80 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

  1. ---------- Bài dự thi: CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 80 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ 1
  2. “CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 80 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ” Câu 1: Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc kỳ gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng c ường s ự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng quyết định tổ ch ức Hội ngh ị đ ại bi ểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội ngh ị được t ổ ch ức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông D ương công s ản Đảng đứng đầu. Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 5 (tháng 11/1983) đã thông qua Ngh ị quyết lấy ngày 28/7/1929 là ngày thành lập Công đoàn việt Nam. Câu 2: Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kì đại h ội như sau: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huy ện Đại Từ, t ỉnh Thái Nguyên. Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục v ụ cho kháng chi ến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”. Ý nghĩa: đánh dấu một bước trưởng thành to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nghị quyết được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất thông qua, là sự vận dụng đúng đắn, cụ th ể và sáng t ạo đ ường l ối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn, là điều kiện rất thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam hoàn thành nh ững nhi ệm v ụ quan trọng trong bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II họp từ ngày 23 – 27/2/1961, tại Trường Thương nghiệp - Hà Nội Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc với tinh th ần: “M ỗi ng ười làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II khẳng định: “Sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN có ý nghĩa quyết định rất lớn đối v ới sự phát tri ển th ắng l ợi 2
  3. của cách mạng nước ta, đồng thời bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đ ạo c ủa giai cấp công nhân, của Đảng tiên phong và phát huy tác dụng tích cực của Công đoàn trong mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”. Ý nghĩa: Đại hội biểu dương thành tích to lớn của giai cấp công nhân và phong trào Công đoàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây d ựng ch ủ nghĩa xã hội, khẳng định sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân trong 13 năm qua. Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc Ngày 8/5/1978 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội đã đề ra mục tiêu: “Động viên giai cấp công nhân và người lao động thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước”. Ý nghĩa: Đại hội đã cụ thể hóa những nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn theo tinh th ần Nghị quy ết Đ ại h ội l ần th ứ IV của Đảng mà nhiệm vụ trọng tâm là: “Tập hợp, vận động công nhân lao động hăng hái thi đưa sản xuất, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ II”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 12/11 đến 15/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Động viên công nhân lao động thi đua thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội đã đề ra mục tiêu có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công nhân lao động là: “ Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Ý nghĩa: Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là s ự ki ện quan tr ọng trong đ ời sống chính trị của giai cấp công nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý lu ận cho đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội trường Ba đình - Hà Nội. Đại hội VII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu của hoạt động công đoàn 5 năm (1993 - 1998) là: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động”. 3
  4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra mục tiêu: “Vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và t ổ ch ức Công đoàn vững mạnh”. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 1998 - 2003 là m ột sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển giao nhi ệm v ụ c ủa tổ ch ức Công đoàn giữa hai thế kỷ. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt – Xô. Đại hội đã đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ 2003 - 2008: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVCLĐ; Tham gia quản lý, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.” Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội từ ngày 3-5/11/2008. Đại hội đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn ho ạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, ti ến b ộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Với khẩu hiệu hành động: "Đổi mới, sáng tạo, vì quy ền, l ợi ích của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước", Câu 3: Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được ghi nhận là Đại hội đổi mới c ủa phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Quan điểm đổi mới đó được phát triển ở đại hội X: 4
  5. 5 bài học kinh nghiệm được rút ra từ nhiệm kỳ 2003 – 2008 đã được ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ VN, nêu rõ. Một là, hoạt động Công đoàn cần tập trung vào việc thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng c ủa CNVC-LĐ; tập hợp được đông đảo đoàn viên, CNVC-LĐ gia nhập và tham gia hoạt động CĐ. Hai là, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động ch ủ yếu, l ấy CNVC-LĐ làm đối tượng vận động, chủ động tham gia giải quy ết nh ững vấn đề bức xúc ở cơ sở. Tập trung xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh, quan tâm đến chất lượng hoạt động CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Ba là, chăm lo đào tạo, bồi duỡng, tạo điều kiện hoạt động cho cán b ộ CĐ, nhất là ở cơ sỏ. Xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ có ki ến th ức, năng đ ộng sáng tạo, có bản lĩnh, tâm huyết và uy tín trong CNVC-LĐ. Bốn là, trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cần tránh dàn trải, xác định rõ những việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo. Năm là, cần có sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự cộng tác của chính quyền, chuyên môn đồng cấp, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn th ể để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức CĐ. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và tình hình thực tiễn của đất nước, Đại hội X CĐ VN đã đề ra mục tiêu, phương h ướng hoạt động CĐ trong 5 năm tới. Đó là; “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVC-LĐ làm đ ối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động CĐ vào việc t ổ ch ức th ực hi ện ch ức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng c ủa đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, ti ến b ộ; góp ph ần thúc dẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kh ẩu hiệu hành đ ộng c ủa Đ ại hội là: “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước.” Câu 4: Quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân 1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách m ạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại di ện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân v ới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đ ảng. Sự l ớn m ạnh c ủa giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 5
  6. 2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết h ữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai c ấp, các t ầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động l ực ch ủ y ếu c ủa s ự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới. 3- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn m ối quan h ệ gi ữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa công nhân, người s ử d ụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật ch ất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân. 4- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hoá giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến l ược. Đặc bi ệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và k ỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có l ập trường giai c ấp và b ản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân. 5- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả h ệ th ống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vuơn lên của bản thân m ỗi ng ười công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh. Câu 5: Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay: 1 - Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định h ướng xã hội ch ủ nghĩa, đ ẩy m ạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế 2 - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo ngh ề, bồi dưỡng ý th ức chính trị, ý thức pháp luật, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân 3 - Thực hiện tốt chính sách, pháp luật, bảo đảm quy ền, l ợi ích h ợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh th ần cho công nhân gắn với tăng năng suất lao động 6
  7. 4 - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy trong xây dựng giai c ấp công nhân Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ h ội phát tri ển cho những cán bộ công đoàn trẻ, cán bộ thanh niên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, xuất thân từ công nhân. 5 - Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân Công đoàn các cấp cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, Nhà nước hóa t ổ ch ức Công đoàn. Đẩy mạnh công tác vận động, tập hợp công nhân trong các thành ph ần kinh tế, tự giác gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn. Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở, để Công đoàn thực sự hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động. Phấn đấu tiến tới tất cả các doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập Công đoàn đều thành lập Công đoàn, tăng tỷ lệ công nhân tự giác gia nhập và tham gia hoạt động Công đoàn. Liên hệ thực tiễn: Trong thời kì đẩy mạnh và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện CNH- HĐH đất nước, vấn đề phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, sống còn c ủa t ổ chức Công đoàn. Ở Việt Nam các Công đoàn ngành đều có nh ững đ ặc tr ưng riêng của mỗi ngành. Công đoàn giáo dụcViệt Nam đã xây dựng đ ược h ệ th ống Công đoàn cơ sở vững mạnh. Bởi lẽ Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức Công đoàn, là nơi vận động tổ chức cán bộ, giáo viên, công nhân viên th ực hi ện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành và các nghị quyết của Công đoàn... Công đoàn cơ sở có vững mạnh thì tổ chức Công đoàn mới mạnh. Với tinh thần đó, tổ chức Công đoàn của cơ quan tôi đang công tác luôn vận động các đoàn viên Công đoàn tham gia các hoạt động của Công đoàn, tu dưỡng rèn luyện bản thân phấn đấu nâng cao tay nghề. Công đoàn luôn luôn đảm bảo quyền lợi của người lao động, các chế độ chính sách luôn được bảo đảm. Hiện nay Công đoàn cơ sở của cơ quan đang vận động đoàn viên Công đoàn tham gia, hưởng ứng các cuộc vận động: + Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” + Cuộc vận động hai không với bốn nội dung + Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự h ọc và sáng tạo. 7
  8. + Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Ngoài ra các hoạt động khác luôn được duy trì thường xuyên nh ư phong trào thi đua “Hai tốt”, phụ nữ “Hai giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ” gắn với các chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kì CNH- HĐH đất nước nhằm phát huy trí tuệ, tài năng và nâng cao vị thế của nữ đoàn viên trong nhà trường. Câu 6: Ngày nay, với tinh thần "Đổi mới, sáng tạo, vì quy ền và l ợi ích h ợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước", các cấp CĐ phải nhận thức sâu sắc hơn những thời cơ, thách th ức c ủa quá trình h ội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đối với giai cấp công nhân và tổ chức CĐ, đồng thời dự báo đúng xu h ướng phát tri ển v ề s ố lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CNVC-LĐ... để xác định nh ững nhi ệm v ụ cụ thể, thiết thực của CĐ các cấp trong xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Hội nghị lần th ứ VI- BCHTƯ Đ ảng khoá X về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam th ời kỳ đẩy m ạnh CNH-HĐH đất nước" Nỗ lực hơn nữa trong đổi mới tổ chức, hoạt động; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNVC-LĐ làm đối tượng vận động; tập hợp, hướng hoạt động CĐ vào chăm lo, bảo vệ quy ền, l ợi ích h ợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao đ ộng hài hoà, ổn định, tiến bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát tri ển, đẩy m ạnh CNH-HĐH đ ất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai c ấp, ý th ức t ổ chức, kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng ngh ề nghiệp cho CNLĐ. Các cấp CĐ cần vận dụng linh hoạt, sáng t ạo các ch ức năng của tổ chức CĐ để đề ra nhiệm vụ thích hợp trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, nhằm tăng cường sức mạnh và tập hợp đoàn kết ngày càng đông đảo CNVC-LĐ, nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Đó là những vấn đề có ý nghĩa sống còn và là yêu c ầu c ấp bách c ủa tổ chức CĐ trong những năm tới. Câu 7: Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn tỉnh Quảng Ngãi đã trải qua XI kì đại hội, phương hướng của các kì đại hội như sau: Đại hội lần thứ I: Củng cố hệ thống tổ chức Công đoàn, thi đua lao đông sản xuất, xây dựng hậu phương vững chắc, đẩy mạnh công tác động viên đóng góp vật lực phục vụ tiếp tế cho tiền tuyến. 8
  9. Đại hội lần thứ II: Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, Công đoàn vận động CNVC lao động tích cực tham gia công tác bố phòng và huy động nhân lực, tài lực, dồn sức cho cuộc kháng chiến. Đại hội lần thứ III: Công nhân lao động tham gia diệt ác, phá kìm, vận chuyển vũ khí, nuôi dấu thương binh, phá hại nhiều ph ương ti ện chi ến tranh của địch. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị của CNLĐ đưa yêu sách đòi nhân sinh, dân chủ, chống sa thải, bắt lính, tăng thuế. Ở vùng giải phóng, CNLĐ không ngại khó khăn, tăng gia sản xuất, hoàn thành vượt mức k ế hoạch trên giao, tham gia vận chuyển vũ khí, thương binh, đưa đón bộ đội... đã lập được nhi ều thành tích góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đại hội lần thứ IV: Vận động đoàn viên chống địch càng quét, đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari. Ở vùng tạm chiếm, Công đoàn vận động CNLĐ tham gia sản xuất, đóng góp nhân tài, vật lực cho cách m ạng, ki ện toàn t ổ ch ức Công đoàn các cấp, đào tạo cán bộ, phát triển đoàn viên. Đại hội lần thứ V: Tổ chức, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ CNVC lớn mạnh về số lượng, chất lượng, nâng cao giác ngộ giai cấp, cùng cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của CNVC, nhanh chóng xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đại hội lần thứ VI: Không ngừng bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của CNVC, đẩy m ạnh phong trao thi đua LĐSX, đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu b ảo v ệ T ổ qu ốc, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của CNVC-LĐ, coi trọng xây d ựng và củng cố xây dựng tổ chức Công đoàn, tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cải tiến tổ chức và phương pháp nâng cao năng lực và tham gia quản lí c ủa Công đoàn, làm cho tổ chức Công đoàn vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công đoàn trong giai đoạn mới Đại hội lần thứ VII: Tổ chức phát đông phong trào CNVC thi đua vượt mức kế hoạch Nhà nước, phát huy vai trò của Công đoàn trong vi ệc tham gia quản lí kinh tế, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách và pháp lệnh của Nhà nước về phân phối lưu thông, tích cực các chính sách c ải t ạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, cùng với Nhà nước khắc phục khó khăn để từng bước ổn định đời sống của CNVC, tăng c ường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng người công nhân mới XHCN. Đấu tranh chống tiêu cực, chống địch phá hoại, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực ho ạt động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới. Đại hội lần thứ VIII : Các cấp Công đoàn phối hợp với chính quy ền phát động CNLĐ thi đua phát triển sản xuất, thực hiện đầy đủ và kịp th ời 3 chính sách (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động) cho người lao động. Công đoàn tham gia quản lí kinh tế, quản lý xí nghiệp, động viên CNLĐ th ực hi ện c ơ ch ế qu ản lí mới, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tiết kiệm, đổi mới công tác tuyên truy ền giáo dục nâng cao trình độ cho CNLĐ, tham gia xây dựng Đảng và chính quy ền địa phương, kiện toàn bộ- máy tổ chức, đổi mới nội dung và ph ương th ức ho ạt 9
  10. động Công đoàn, chú trọng xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của CNLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh. Đại hội lần thứ IX: Nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn từng bước được đổi mới, nâng cao và phong phú hơn, phong trào thi đua được duy trì và phát triển. Hệ thống Công đoàn từ cơ sở đến tỉnh được củng c ố mở rộng và phát triển. Công tác tham gia quản lí, đại di ện và b ảo v ệ quy ền l ợi h ợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ được chú trọng. Đại hội lần thứ X: Tập trung sức xây dựng đội ngũ CNVC-LĐ tỉnh nhà lớn mạnh về mọi mặt. Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Công đoàn, đẩy mạnh phát triển đoàn viên và các tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo đời sống, bảo vệ quy ền và lợi ích h ợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. Tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quy ền trong s ạch vững mạnh, góp phần giữ gìn ổn định chính trị, th ực hiện các m ục tiêu kinh t ế- xã hội, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH tỉnh nhà. Đại hội lần thứ XI: Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tăng cường phát triển đoàn viên, tăng cường xây dựng tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp ph ần xây dưng đội ngũ CNVC-LĐ lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đ ầu trong s ự nghiệp CNH- HĐH tỉnh nhà. Câu 8: Nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tập trung công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn. Phấn đấu trong nhiệm kì kết nạp 100% công chức – viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, 95% CNVC-LĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước vào tổ chức Công đoàn, 100% cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, 50-55% các đơn vị kinh tế ngoài Nhà nước có đủ điều kiện theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được thành lập. Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các loại hình Công đoàn cơ sở, chú trọng đến hoạt động của Công đoàn cơ sở xã, phường và các doanh nghiệp Nhà nước. phấn đấu hàng năm có từ 65% trở lên Công đoàn cơ s ở đạt danh hiệu vững mạnh, giảm Công đoàn cơ sở yếu kém xuống còn 3%, góp phần đạt chỉ tiêu 70% tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh. Thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo Công đoàn các cấp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lí cho các cấp Công đoàn, kh ắc phục tình trạng chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác đào tạo, đổi mới phương pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ công đoàn dáp ứng yêu c ầu ngày càng cao của phong trào CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành điều lệ và tài chính Công đoàn. thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, chống quan liêu hành chính hoá trong hoạt động Công đoàn, nâng cao hơn nữa hoạt động của 10
  11. nhà văn hoá lao động và nhà nghỉ du lịch Công đoàn đ ạt mục tiêu hi ệu qu ả thi ết thực. Vận động CNVC-LĐ tham gia đóng góp xây dựng và g ương mẫu th ực hiện đường lối chính sách của Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong s ạch, vững mạnh. Phát hiện và giới thiệu những Đoàn viên ưu tú cho Đ ảng đ ể b ổ sung vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước. Phổ Thuận, ngày 27/3/2009 Người viết bài dự thi 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1