<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI DỰ THI<br />
EM YÊU LỊCH SỬ XỨ THANH<br />
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức <br />
Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những <br />
kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị <br />
vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.<br />
Lê Lợi sinh ngày 6/8 năm Ất Sửu, tức ngày 10/9/1385, tại quê mẹ ở làng Chủ Sơn, <br />
huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay là Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). .<br />
Tổ ba đời của Lê Lợi là Lê Hối, theo Lam Sơn thực lục và Hoàng Lê ngọc phả, vốn làm <br />
nghề dạy học (sư công). Lê Hối dời nhà đến ở Lam Sơn (xã Xuân Lam, Thọ Xuân, <br />
Thanh Hóa), tổ chức khai phá và “ba năm thành sản nghiệp, con cháu ngày một đông, nô <br />
lệ ngày một nhiều”. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đến đời ông là Lê Đinh, “nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, có bộ chúng đến <br />
hơn nghìn người”. Trải qua đời cha là Lê Khoáng, Lê Lợi “thừa nghiệp của ông cha”, <br />
trở thành một hào trưởng lớn vùng Lam Sơn.<br />
Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự sụp đổ của triều Trần, những cuộc khởi <br />
nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của triều Hồ. Những biến động chính <br />
trịxã hội đó hẳn có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của Lê Lợi, nhưng có lẽ chưa <br />
2<br />
tác động bao nhiêu đến địa vị và chí hướng của một ông đạo Cham hay quân trưởng của <br />
miền núi rừng Lam Sơn xa xôi. <br />
Nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Lê Lợi với lòng yêu nước, thương dân tha <br />
thiết, với ý chí và nghị lực của kẻ trượng phu dĩ nhiên không thể đứng ngoài cuộc đấu <br />
tranh cứu nước sôi sục của các tầng lớp nhân dân. <br />
Lê Lợi đã từng thấy sự bất lực và đổ nát của triều Trần, sự bất bình, phản kháng <br />
của nhân dân đối với vương triều suy thoái này, nên biết rõ phong trào cứu nước dưới <br />
danh nghĩa khôi phục nhà Hậu Trần không thể đi đến thành công. <br />
Trước thế lực, uy tín và ảnh hưởng của Lê Lợi, quân Minh đã dùng nhiều thủ <br />
đoạn để mua chuộc, dùng chức tước để dụ dỗ ông. Trong thời gian chuẩn bị khởi nghĩa, <br />
Lê Lợi cũng có khi phải dùng lễ vật và lời lẽ nhún nhường để che mắt quân giặc. Đầu <br />
năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng tâm huyết và chí <br />
hướng, trong đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện sống chết “chung <br />
sức đồng lòng chống giữ địa phương để trong cõi được ở yên". Đó là hội thề Lũng Nhai <br />
lịch sử đặt cơ sở cho sự hình thành một tổ chức lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn <br />
và một bước chuẩn bị lực lượng tiến tới phát động khởi nghĩa. Từ hội thề Lũng Nhai <br />
đến lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ (1416 1418) có thể coi là giai đoạn chuẩn bị về tổ <br />
chức và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và chủ trì.<br />
Đầu năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Bình Định vương <br />
Lê Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa, là chủ soái của nghĩa quân Lam <br />
Sơn. Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một <br />
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước và đi đến toàn thắng vào cuối <br />
năm 1427.<br />
Lê Lợi lên làm vua năm 1428, lúc 43 tuổi. Lê Lợi có hai người con trai, năm 1429 <br />
con trưởng là Tư Tề được lập làm Quốc vương, quyền coi việc nước và con thứ là <br />
Nguyên Long được lập làm hoàng thái tử. Nhưng Tư Tề bị bệnh “ngông cuồng” nên <br />
năm 1433 Lê Lợi giáng Tư Tề, lập con thứ là Nguyên Long mới 10 tuổi, lên nối ngôi. <br />
Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu, Lê Lợi từ trần khi mới 48 tuổi.<br />
<br />
Lê Lợi chỉ ở ngôi 5 năm, nhưng trong thời gian đó, đã có nhiều cố gắng lớn nhằm <br />
khắc phục những hậu quả của thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, củng cố nền <br />
độc lập và thống nhất.<br />
Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 <br />
năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị <br />
hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc <br />
lập thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới <br />
của chế độ phong kiến.<br />
<br />
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong <br />
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những <br />
bàn tay tài hoa của cha ông NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 06 2011, Tổ chức <br />
UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là <br />
3<br />
công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng <br />
hiểu biết về công trình này. <br />
Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm <br />
đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” .Ngày 27 06 2011, Tổ chức UNESCO đã chính <br />
thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình Thành Nhà <br />
Hồ. Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh <br />
Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh <br />
Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần cho <br />
xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ <br />
kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý <br />
Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (14001407), thành Nhà Hồ <br />
chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là <br />
thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.<br />
<br />
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một <br />
trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ <br />
35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa <br />
thế giới.<br />
<br />
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế <br />
giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, <br />
qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển <br />
trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế <br />
4<br />
phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một <br />
quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn <br />
trong lịch sử nhân loại”.<br />
<br />
Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi <br />
kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc <br />
đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối <br />
thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền <br />
vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan <br />
thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa <br />
chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được <br />
bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và <br />
Đông Nam Á.<br />
<br />
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì <br />
phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam <br />
Giao.<br />
<br />
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, <br />
đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại <br />
giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng <br />
kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống <br />
giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.<br />
<br />
Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng <br />
sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưới ách <br />
nô lệ, há chịu cụi đầu làm tì thiếp cho người ta” có ý nghĩa gì trong xã hội <br />
Việt Nam lúc bấy giờ? Bà Triệu là ngưỡi giỏi võ nghệ, có chí lớn. Năm 19 <br />
tuổi đáp lời hỏi bà về việc chồng con, bà nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, <br />
đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại <br />
giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.Bà cùng <br />
anh trai chiêu tập nghĩa binh, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân. <br />
Có thê rnois, Bà Triệu là tấm gương sáng choiis về cuộc cách mạng nhân quyền <br />
sớm trên thế giới, vì vào thời điểm mà bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ đang còn bành <br />
trướng mạnh mẽ khắp nơi và thân phận người phụ nữ vẫn bị coi rẻ mạt. Trong <br />
hoàn cảnh đang bị ngoại bang thống trị, vưới những lễ nghi tôn giáo khắt khe, <br />
người đàn ông thường suy tôn là “ Đại trượng phu” , là “anh hùng nam tử” và được <br />
quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “ thân phận nữ nhi”, “liễu <br />
yếu đào tơ”, cùng với nhũng chính sách tàn bạo của nhà Hán nhằm khống chế một <br />
bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã hội tính “ Trọng <br />
Nam , Khinh nữ”. Tuy nhiên, Bà triêu đã dáng khẳng khái tuyên bố rằng “tôi muốn <br />
cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình biển Đông”, đẻ phản kháng <br />
5<br />
lại chế độ và để khảng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội thử hỏi <br />
đáng nam nhi lúc bấy giờ trong cùng một hoàn cảnh đã mấy ai sánh bằng. Để phản <br />
đối và chống lại chế độ “ Tai năm thê, bảy thiếp”, “phận làm tì thiếp, một hình <br />
thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta”. Từ đó bà <br />
đã dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. Bà đã chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi <br />
sự bình đảng, bình quyền nam nữ. Trong đó người phụ nữ không còn phải “ cúi <br />
đầu làm tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu của bà là “ đánh đuổi quân xâm lược Ngô” <br />
để nhân dân được hưởng độc lập, thoát khỏi kiếp nô lệ.<br />
<br />
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm , người dân Thanh Hóa luôn kiên cường, bất <br />
khuất và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh “nhân kiệt” gần như thời nào cũng là <br />
phát tích, dựng cờ khởi nghĩa. <br />
<br />
Đó là Bà Triệu cới cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô; Dương Đình Nghệ kéo <br />
quân từ xứ Thanh ra Đại La đánh chiếm La Thành, cai quản đất nước dưới <br />
danh nghĩa Tiết Độ Sứ;Lê lượi sau mười năm dấy binh đã đánh đuổi giặc <br />
Minh giành lại giang Sơn xã tắc… Người Thanh Hóa không chỉ giỏi “ Lên <br />
ngựa cầm gươm, xuống ngựa cầm bút” mà còn là những người giàu khả <br />
năng sáng tạo. Cha con Hồ Quý Ly xây Thành Nhà Hồ, chế súng thần công, <br />
đúc tiền đồng và xây dựng pháp luật; Lê Văn Hưu viết lên “Đại Việt sử ký <br />
toàn thư”, Lee Lợi với “ Lam Sơn thực Lực”…Lịch sử cuộc kháng chiến <br />
chống Pháp và chống Mỹ của nhaan dân Việt Nam ghi nhận sự đóng góp to <br />
lớn của nhân dân Thanh Hóa với những trận kháng chiến ác liệt, những <br />
chiến công vẻ vang. Những thanh niên xung phong, tự vệ chiến đấu dũng <br />
cảm và chịu đựng gian khổ như Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, anh hùng <br />
Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng Lê Mã Lương với câu nói <br />
nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến đánh quân thù”… mỗi người <br />
một vẻ nhưng đều làm rạng danh cho Tổ Quốc Việt Nam, cho quê hương <br />
Thanh Hóa trong lịch sử. Lịch sử vinh quang ấy kết tinh thành niềm tự hào <br />
của người Thanh Hóa.<br />
<br />
Linh khí của núi sông hun đúc nên khí chất của con người xứ Thanh cần cù lao <br />
động, anh hùng trong đấu tranh, thông minh trong học hành, đối nhân xử thế, <br />
trọng danh dự, giữ khí tiết, giàu đạo lý nghĩa tình. Phẩm chất cao quý ấy <br />
được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để rồi co người xứ Thanh hôm <br />
nay luôn ra sức thi đua học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước ngày <br />
càng giàu đẹp, văn minh.<br />
<br />
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những <br />
hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?<br />
<br />
6<br />
Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Làng Yên Trường, <br />
xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt lịch sử <br />
quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh cách mạng đánh đổ <br />
chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở Thanh Hóa năm 1945, đồng thời <br />
giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như <br />
trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập hiện nay.Năm 1858, Thực dân Pháp nổ <br />
súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, <br />
nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các <br />
cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần <br />
Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều <br />
lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng <br />
đắn của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long <br />
(Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng <br />
sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng <br />
sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách <br />
mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở <br />
Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ Đông <br />
Sơn ; Phúc Lộc Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình <br />
phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất <br />
cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy <br />
Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức <br />
tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ <br />
Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế <br />
Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ <br />
Thanh Hóa.<br />
<br />
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ Bí thư Chi bộ Yên Trường, <br />
huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập <br />
Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này <br />
trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân <br />
của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là <br />
bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách <br />
mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong <br />
trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.<br />
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt <br />
đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ quan ấn loát, <br />
phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......<br />
Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những thời <br />
điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan rã, nhưng <br />
trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy sinh, các Chi bộ <br />
Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và tiếp tục lãnh đạo phong <br />
7<br />
trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ cuối <br />
năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ, huyện <br />
trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở <br />
đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.<br />
Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát lệnh tổng <br />
khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính quyền. Cuộc tổng <br />
khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi nhanh chóng. Ngày <br />
23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực lượng cứu quốc gồm có <br />
hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến <br />
về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành <br />
chính Cách mạng lâm thời tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn <br />
dân đoàn kết xây dựng bảo bệ chế độ mới.<br />
Lê Hữu Lập (18971934) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam thời kỳ trước <br />
năm 1945. Ông là Bí thư tỉnh ủy lâm thời đầu tiên của Thanh Hóa. Ông đã để lại cho em <br />
nhiều ấn tượng, ông là một tấm gương sáng để em noi theo, tự hào về con người xứ <br />
Thanh.<br />
Ông sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là <br />
xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Lúc còn nhỏ tên là Độ (ngoài ra còn một số <br />
tên gọi khác như Cậu Ấm, Hoàng Tức Thoại).<br />
Ông nội thân sinh Lê Hữu Lập làm quan Án sát dưới triều Nguyễn tại Nghệ An; Trong <br />
lúc nước nhà chìm trong khói lửa của bọn thực dân, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu <br />
hàng giặc, Cụ đã cáo quan về nhà dạy học; Cụ thân sinh ra Lê Hữu Lập là cụ Lê Cơ <br />
một nhà giáo yêu nước; Lê Hữu Lập có một người chị gái tên là Lê Thị Mận lấy chồng <br />
ở là Y Vích (nằm sát cửa biển Lạch Trường nay là làng Lộc Tiên, xã Hải Lộc, huyện <br />
Hậu Lộc). Vợ của Lê Hữu Lập là chị Phạm Thị Ngan, là con một gia đình nhà nho <br />
nghèo, có tinh thần yêu nước, sớm thông hiểu được ý chí của chồng nên đã tạo điều <br />
kiện cho anh đi vào con đường tiến bộ. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, chị <br />
bị bệnh nặng và qua đời vào tháng 9 năm 1945. Lê Hữu Lập và Phạm Thị Ngan có một <br />
người con gái nhưng đã mất từ khi mới 6 tháng tuổi.<br />
Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, ông tham gia phong trào cách mạng đòi <br />
độc lập cho Việt Nam.<br />
Năm 1922, Ông đã gặp Đinh Chương Dương và được Đinh Chương Dương kể cho nghe <br />
về các tổ chức Cách mạng trong và ngoài nước, về các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, <br />
Phan Chu Trinh...<br />
Năm 1923, Ông tạm biệt mẹ già, người vợ hiền và đứa con thơ mới 3 tháng tuổi bước <br />
vào con đường thoát ly hoạt động.<br />
Giữa năm 1924, Ông được Đinh Chương Dương đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) <br />
tham gia vào Taâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng của người Việt Nam yêu nước ở <br />
Trung Quốc.<br />
8<br />
Năm 28 tuổi, 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc và được kết nạp vào tổ <br />
chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Sau đó, ông được tổ chức cử về <br />
nước cùng với một số đồng chí của ông để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho thanh <br />
niên ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị... và đưa một số người <br />
sang Quảng Châu huấn luyện. Đoàn xuất dương lần đầu thuộc các tỉnh Miền Trung <br />
gồm mười người trong đó có Trần Phú, sau này là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng <br />
sản Đông Dương.<br />
<br />
Năm 31 tuổi, 1928, ông được bầu vào ban chấp hành Kỳ bộ thanh niên Trung kỳ <br />
của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và được cử sang Thái <br />
Lanhoạt động. Ông bị tòa án của chính quyền bảo hộ thực dân ở Thanh Hóa kết án <br />
tử hình vắng mặt.<br />
<br />
Tháng 3 năm 1930, khi tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí <br />
hội chuyển thành tổ chức cộng sản, Lê Hữu Lập trở thành đảng viên cộng sản và <br />
là người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa tại thôn Cự <br />
Đà (nay là xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa).<br />
<br />
Đầu năm 1934, Lê Hữu Lập tham gia Ban viện trợ cách mạng Đông Dương và được cử <br />
về hoạt động ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tại đây, ông lâm bệnh nặng và <br />
được đưa về điều trị ở nhà thương Vinh. Do bệnh quá nặng, Lê Hữu Lộc qua đời <br />
tháng 6 năm 1934.<br />
<br />
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh <br />
Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, <br />
quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng <br />
chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (19862016) Đảng bộ, <br />
quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên <br />
các lĩnh vực kinh tế xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần <br />
đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản <br />
thân?<br />
<br />
<br />
Thanh Hoá – mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những bậc anh hùng hào kiệt, <br />
nhà văn hoá lớn của dân tộc như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Văn Hưu, Lê Lợi, Lê Thánh <br />
Tông, Đào Duy Từ… Mảnh đất và con người nơi đây đã góp phần không nhỏ vào quá <br />
trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ <br />
quốc. Sinh thời, thấy được vị thế và tầm quan trọng của Thanh Hoá, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh đã nhiều lần trực tiếp về thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương <br />
những thành tích của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá.<br />
<br />
<br />
9<br />
Ngày 2021947, Bác Hồ về thăm Thanh Hoá lần đầu tiên và khai hội với đồng bào <br />
Thanh Hoá tại thị trấn Rừng Thông (huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp và nói <br />
chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân thị <br />
xã Thanh Hoá ở trước Nhà thông tin thị xã. Qua các buổi nói chuyện, Bác bày tỏ mong <br />
ước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá làm sao để xây dựng tỉnh nhà <br />
thành một tỉnh kiểu mẫu. “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm <br />
sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu <br />
mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì <br />
sẽ thành kiểu mẫu”(1). Bác cũng chỉ rõ xây dựng tỉnh “kiểu mẫu” trên mọi mặt phải <br />
bắt đầu từ cá nhân mỗi người trước tiên: Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, <br />
một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu… <br />
Trước lúc chia tay, Bác nhắn gửi tha thiết tới đồng bào với lời hẹn ngày trở lại: “Đồng <br />
bào trong tỉnh hãy xắn tay áo làm đi, lần sau về đây tôi sẽ thấy mỗi người là một người <br />
“kiểu mẫu”(2).<br />
<br />
Mười năm sau, ngày 1361957, nhân dân Thanh Hoá vinh dự được đón Bác về thăm lần <br />
thứ hai. Người đã khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh <br />
Hóa trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là sự chi <br />
viện sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong buổi nói chuyện, Người <br />
không chỉ nhắc đến những người con ưu tú mưu lược, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, <br />
hy sinh vì cách mạng như Lò Văn Bường, Trần Đức, Tô Vĩnh Diện, Lê Công Khai… <br />
chẳng những làm vẻ vang cho cả tỉnh mà còn vẻ vang cho cả non sông gấm vóc Việt <br />
Nam. Bác còn biểu dương những công trình kinh tế mà Thanh Hoá xây dựng được trong <br />
quá trình khôi phục và cải tạo kinh tế miền Bắc xã hội chủ nghĩa như đập Bái Thượng, <br />
đê sông Mã, sông Chu; những địa phương có nhiều thành tích xoá nạn mù chữ trong <br />
phong trào bình dân học vụ như xã Vĩnh Khang… Tình cảm của Bác qua hai lần về <br />
thăm là nguồn cổ vũ, động viên kịp thời, thôi thúc nhân dân Thanh Hóa tiếp tục chi viện <br />
sức người, sức của, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý <br />
hơn độc lập tự do” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc <br />
Việt Nam.<br />
<br />
Năm 1960, tại Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh đã phát biểu và căn dặn địa phương những lời thật tâm huyết. Người nhấn mạnh <br />
vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua yêu nước: <br />
“Thi đua tốt là phải làm nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Bốn chữ ấy đi liền với nhau. Nhanh, <br />
nhiều nhưng không tốt, không rẻ là không được”(3). Bác luôn mong muốn và tin tưởng <br />
tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân sẽ làm gương xung phong cho đồng bào ở <br />
hậu phương. Bác đã chia sẻ những khó khăn với bà con nông dân về nền nông nghiệp <br />
cũ kỹ và lạc hậu. Muốn nông nghiệp của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung <br />
phát triển phải có biện pháp cải tiến nông cụ hiện có theo hướng đơn giản, ai cũng làm <br />
được. Muốn làm được công việc này thì công nhân phải giúp nông dân một cách có kế <br />
hoạch. Sự chỉ bảo ân cần và những lời động viên của Bác trong buổi gặp gỡ ấy mãi là <br />
<br />
10<br />
kỷ niệm sâu sắc trong tiềm thức mỗi người con tỉnh Thanh được gặp và trực tiếp nghe <br />
Bác dặn dò.<br />
<br />
Về thăm Thanh Hoá lần thứ 3 này, Bác đã có dịp nghỉ lại ở khu vực Đền Cô Tiên – Sầm <br />
Sơn là tặng phẩm vô giá của thiên nhiên, bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều sử tích <br />
từ ngàn xưa để lại. Sau khi đi thăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp của Sầm Sơn, Bác đã <br />
tắm biển và kéo lưới cùng bà con ngư dân, gặp gỡ và trao đổi với cán bộ ở đây. Bác căn <br />
dặn: Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách <br />
nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây… Khắc ghi lời dạy của <br />
Người, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn đã từng bước phát huy thế mạnh <br />
kinh tế biển, đưa ngành du lịch – thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng <br />
và phát triển khu du lịch Sầm Sơn trở thành một trong những địa danh nổi tiếng, là niềm <br />
tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá cũng như du lịch cả nước.<br />
<br />
Ngày 16121961, Bác trở lại thăm Thanh Hóa. Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu thực <br />
hiện kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đồng thời làm <br />
nghĩa hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam chống Mỹ, c ứu n ước. <br />
Bác đã đến thăm Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công. Người ân cần <br />
thăm hỏi các cháu trường mầm non, thăm Hợp tác xã nông nghiệp điển hình Yên <br />
Trường (Yên Định). Nói chuyện với đồng bào, cán bộ, Bác khẳng định: “… Tỉnh ta có <br />
ngót 12 vạn đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. <br />
Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu <br />
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham <br />
ô… Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân. Làm được như <br />
thế thì Thanh Hoá chắc sẽ trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền <br />
Bắc”(4). Bốn lần Bác về thăm Thanh Hóa đều là những mốc thời gian quan trọng của <br />
cách mạng cả nước nói chung, của nhân dân Thanh Hóa nói riêng.<br />
<br />
Người không chỉ trực tiếp về thăm mà còn nhiều lần gửi thư biểu dương, khen ngợi và <br />
tặng huy hiệu của Người cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sản <br />
xuất và chiến đấu. Trong thư gửi đồng bào Thanh Hóa tháng 61950, Bác đã viết: Tôi <br />
thay mặt bộ đội địa phương cảm ơn đồng bào và thay mặt Chính phủ khen ngợi đồng <br />
bào. Người khen ngợi ba xã xuất sắc nhất trong chiến đấu và sản xuất là Tân Tiến, <br />
Hoằng Lộc và Đông Anh. Đặc biệt, Bác tặng riêng một lá cờ, phần dưới cờ là chữ Hồ <br />
Chí Minh cho xã Đông Anh vì đã có thành tích cao nhất giúp bộ đội địa phương <br />
3.800.000 đồng.<br />
<br />
Tháng 111954, Bác gửi thư, tặng quà và huy hiệu cho cán bộ, đồng bào, thanh niên, dân <br />
công ở công trường xe lửa và đập sông Chu. Năm 1961, Bác khen các cấp lãnh đạo tỉnh <br />
đoàn kết nhất trí, tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành chỉ thị của cấp trên một cách <br />
nghiêm chỉnh. Ngày 1951964, Bác gửi thư khen tuổi trẻ Thanh Hoá cùng với tuổi trẻ <br />
Nghệ An đã vượt qua gian khổ, xây dựng tuyến đường sắt Thanh Hóa – Nghệ An. Năm <br />
1967, biết tin các trung đội nữ dân quân Thanh Hóa như trung đội dân quân gái Hoa Lộc <br />
11<br />
(Hậu Lộc), Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Hà Tiến (Hà Trung)… <br />
lập thành tích bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, Bác đã viết thư khen ngợi: “… Cùng với <br />
thành tích to lớn chống Mỹ, cứu nước của phụ nữ cả nước ta, chiến công của các cháu <br />
làm rạng rỡ thêm truyền thống của phụ nữ Việt Nam dũng cảm đảm đang. Bác vui lòng <br />
khen ngợi các cháu và tặng mỗi cháu một huy hiệu”(5).<br />
<br />
Bên cạnh đó, Bác còn thẳng thắn phê bình, kỷ luật những biểu hiện sống xa dân, những <br />
việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của dân của một số cán bộ, đảng viên. Bác cũng nhắc <br />
nhở cán bộ, đảng viên phải lãnh đạo cụ thể hơn nữa, đi sâu, đi sát hơn nữa vào quần <br />
chúng nhân dân, phải tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, tránh tác phong quan <br />
liêu mệnh lệnh, từng bước khắc phục lề lối làm việc luộm thuộm. Phải hết sức chú <br />
trọng bồi dưỡng cán bộ cũ và dìu dắt những cán bộ trẻ tiến lên… Những lời động viên <br />
khen ngợi và phê bình kịp thời của Bác mang tầm vóc, ý nghĩa thật lớn lao, có sức lan <br />
tỏa mạnh mẽ! Những cá nhân, đơn vị nào được khen ngợi thì phấn khởi tin tưởng; tổ <br />
chức nào, cơ sở nào bị phê bình thì kịp thời sửa chữa, khắc phục, những tổ chức, cơ sở <br />
chưa được Bác khen thì càng phấn đấu hơn nữa.<br />
<br />
Mỗi việc làm của Người đối với nhân dân Thanh Hoá cho chúng ta thấy hình ảnh vị <br />
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc thật gần gũi, giản dị và ấm áp biết bao! Tư tưởng, đạo đức <br />
và tấm gương của Người luôn tỏa sáng, là niềm tin để nhân dân Thanh Hóa cũng như <br />
nhân dân cả nước chung sức đồng lòng, phấn đấu xây dựng tỉnh Thanh trở thành một <br />
tỉnh “kiểu mẫu”, đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực như niềm tin và sự mong mỏi <br />
của Người!<br />
<br />
Đã 65 năm kể từ ngày lần đầu tiên Bác Hồ về thăm, Thanh Hoá đã đạt được những <br />
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng đất <br />
“địa linh nhân kiệt”, Thanh Hóa đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn diện từ <br />
7,8% (năm 2005) tăng lên 13,5% (năm 2011), trong đó thu nhập bình quân đầu người đến <br />
năm 2011 đạt 4,9 triệu đồng/người/năm. Số hộ đói nghèo từ 46,77% (năm 2001) giảm <br />
xuống còn 30% (năm 2011). Các ngành kinh tế lâm, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là <br />
những ngành đang được tỉnh đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều khu công nghiệp <br />
mới được quy hoạch với quy mô lớn để mở rộng các ngành nghề công nghiệp: Chế <br />
biến sản phẩm từ rừng, sản xuất đá granit, thủy điện… Nhiều năm nay, du lịch vẫn là <br />
một trong những ngành đem lại lợi nhuận phát triển kinh tế chủ yếu, nâng cao đời sống <br />
của người dân Thanh Hoá. Trong tương lai, ngoài tiềm năng khai thác du lịch biển, <br />
Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều dự án khai thác và xây dựng nhiều khu du lịch <br />
sinh thái, du lịch gắn liền với những địa danh, tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc sinh <br />
ra trên mảnh đất này.<br />
<br />
Cùng với phát triển kinh tế, công tác giáo dục, y tế cũng được tỉnh quan tâm và phát <br />
triển đồng bộ. Bác dạy: “Ban Văn hoá phải tìm những cách không cần tốn tiền mà học <br />
được, như “gia đình học hiệu”, “tiểu giáo viên”, cả làng chung gạo nuôi một thầy <br />
giáo… Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lẽ tre…”(6). (lẽ tre: một <br />
12<br />
đoạn cành tre nhỏ, từ địa phương Nghệ Tĩnh). Làm theo lời Người, những năm qua, <br />
Đảng bộ và chính quyền tỉnh, đội ngũ làm công tác giáo dục Thanh Hóa đã kiên trì, bền <br />
bỉ thực thi xóa mù chữ, dạy bình dân học vụ, bổ túc văn hóa cho đông đảo các tầng lớp <br />
nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vì vậy, trình độ dân trí, trình độ văn hóa của người dân <br />
và cán bộ địa phương được nâng lên rõ rệt. Từ năm 2004, 11/11 xã, thị trấn có số trường <br />
được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung <br />
học cơ sở. Cả tỉnh đã xây dựng được 15 trường đạt chuẩn Quốc gia. Hằng năm, khánh <br />
thành trên dưới 18 làng, bản, cơ quan văn hoá, trong đó có trên 60% số hộ đạt gia đình <br />
văn hóa… Hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa và 37 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành <br />
phố, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân tỉnh Thanh với thái độ phục vụ tận <br />
tình, chu đáo.<br />
<br />
Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã <br />
hội, giáo dục, quốc phòng mạnh của cả nước. Mỗi bước đi lên của tỉnh, Đảng bộ, chính <br />
quyền và nhân dân Thanh Hoá luôn khắc sâu những lời khen ngợi, dặn dò, phê bình cũng <br />
như sự chỉ bảo ân cần của Bác qua mỗi lần Người về thăm. Đó là niềm tin, động lực <br />
tinh thần vô giá để nhân dân Thanh Hoá vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước <br />
xây dựng tỉnh Thanh ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, <br />
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đưa tỉnh trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời <br />
Bác Hồ hằng mong.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />