intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Amalgam Nha khoa

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

261
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Amalgam là hợp kim của thủy ngân với một hoặc nhiều kim loại hoặc hợp kim khác. Phản ứng giữa thủy ngân và mạt hợp kim gọi là sự amalgam hóa (amalgamation). Mời bạn đọc cùng tham khảo Bài giảng Amalgam Nha khoa dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, ưu/nhược điểm, phân loại và hình dạng của Amalgam,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Amalgam Nha khoa

  1. Amalgam Nha khoa Dental Amalgam
  2. Mở đầu Amalgam là hợp kim của thủy ngân với một hoặc nhiều kim loại hoặc hợp kim khác. Phản ứng giữa thủy ngân và mạt hợp kim gọi là sự amalgam hóa (amalgamation) Amalgam nha khoa được tạo thành bằng cách trộn thủy ngân với mạt hợp kim (gồm bạc, thiếc, đồng, đôi khi có thể có kẽm, vàng, palladium, platinum…) Amalgam Nhakhoa= Thủy ngân (Hg) + Mạt hợp kim (amalgam alloy)
  3. Mở đầu Sau khi trộn mạt hợp kim với thủy ngân, khối vật liệu mới trộn dẻo, có thể nhồi (condence) vào lỗ trám; sau đó, điêu khắc (carve); amalgam sẽ cứng dần trong miệng. Amalgam được dùng cho các miếng trám vĩnh viễn ở răng sau, và cho phục hồi các mất chất lớn để làm cùi răng.
  4. Mở đầu Ưu điểm: Độ bền cơ học cao, Khít kín, tạo và duy trì được hình dạng của răng Ít đòi hỏi đặc biệt về thao tác kỹ thuật Đã chứng tỏ sự thành công lâu dài về lâm sàng, Kinh tế, Nhược điểm: Không phù hợp về màu Có thể bị ăn mòn trong miệng và tạo dòng galvanic, Ô nhiễm và nguy hại do thủy ngân
  5. Thành phần Mạt hợp kim Thành phần cơ bản của amalgam là mạt hợp kim bạc-thiếc. Các kim loại khác: kẽm, đồng, vàng, palladium, platinum, indium, selenium có thể có. Thành phần hợp kim được qui định theo ISO 24234 và được điều chỉnh năm 1986
  6. Thành phần mạt hợp kim Thành phần &Khối lựơng % Kim loại Giới hạn (trước 1986) Giớihạn (hiện nay) Bạc (Ag) 65 (tối thiểu) 40 (tối thiểu) Thiếc (Sn) 29 (tối đa) 32 (tối đa) Đồng (Cu) 6 (tối đa) 30 (tối đa) Kẽm (Zn) 2 (tối đa) 2 (tối đa) Thủy ngân (Hg) 3 (tối đa) 3 (tối đa)
  7. Thành phần Mạt hợp kim Các kim loại của mạt hợp kim theo thành phần Kẽm: >0,01%: hk chứa kẽm
  8. Phân loại theo Mạt hợp kim Hình dạng Không xác định, dạng mạt dũa (irregular, lathe-cut) Dạng cầu (spherical) Dạng hỗn hợp Hiện nay, hầu hết amalgam trên thị trường có hk tỷ lệ đồng cao, dạng mạt hỗn hợp
  9. Hình dạng mạt hợp kim Hợp kim tỷ lệ đồng thấp có mạt dạng không xác định (irregular) hoặc dạng cầu. Cả hai loại chứa tỷ lệ tương đối của bạc và thiếc như một hợp chất liên kim loại (intermetallic compound) Ag3Sn. Hợp kim tỷ lệ đồng cao chứa mạt dạng cầu của cùng một hợp kim (unicompositional) hoặc hỗn hợp dạng không xác định và dạng cầu của các công thức hợp kim khác nhau (admixed) Các hợp kim hỗn hợp (admixed alloys) được chế tạo bằng cách trộn các mạt hợp kim bạc-thiếc (thường là dạng không xác định) với mạt hợp kim bạc-đồng (thường có dạng cầu)
  10. Thay đổi ở thành phần thuỷ ngân Thêm 10 – 15% indium (In) vào thuỷ ngân làm: − Giảm lượng Hg cần thiết − Giảm lượng hơi Hg trong quá trình cứng − Giảm độ chảy − Tăng độ thấm ướt − Kéo dài thời gian cứng nhưng đạt độ cứng sau cùng cao hơn
  11. Phản ứng đông cứng Khi trộn Hg với mạt hợp kim: Hg thâm nhập vào các hạt hợp kim, • Một lượng nhỏ hợp kim tan hòan tòan trong Hg, • Bề mặt hạt hợp kim phân rã, tham gia phản ứng amalgam hóa. Sản phẩm của phản ứng tinh thể hóa, tạo thành một pha mới trong amalgam đông cứng, Còn một lượng lớn hợp kim vẫn duy trì trạng thái ban đầu trong khối amalgam đã đông cứng  Trong khối amalgam đã đông cứng, có thành phần hợp kim không phản ứng trong một pha bao bọc là sản phẩm phản ứng
  12. Phản ứng đông cứng Phương trình (không cân bằng) phản ứng amalgam hóa của amalgam cổ điển: • Ag3Sn + Hg  Ag2Hg3 + SnxHg + Ag3Sn • ɣ + Hg  ɣ1 + ɣ2 + ɣ Sản phẩm ban đầu của phản ứng là các pha: – Ag-Hg (ɣ1) và – Sn-Hg (ɣ2), là một pha không bền vững; – SnxHg giá trị của x có thể là 7 hoặc 8; – ɣ là pha hợp kim không tham gia phản ứng.
  13. Phản ứng đông cứng • Đối với Amalgam tỷ lệ đồng cao: Ag3Sn + Cu + Hg  Ag2Hg3 + Cu6Sn5 + Ag3Sn ɣ + Cu + Hg  ɣ1 + Cu6Sn5/Cu3Sn + ɣ Như vậy, không có pha ɣ2 (Sn-Hg), Pha Cu-Sn: Cu6Sn5 (ƞ) hoặc /Cu3Sn (ɛ) thay thế. Một số amalgam hiện đại có sự xuất hiện tạm thời pha ɣ2 trong quá trình phản ứng không có pha ɣ2 Thay đổi tính chất của amalgam hiện đại
  14. ĐẶC ĐiỂM CỦA AMALGAM Các đặc điểm quan trọng của amalgam là: Sự thay đổi kích thước Độ bền Tính chảy Sự ăn mòn
  15. ĐẶC ĐiỂM CỦA AMALGAM Đòi hỏi về tính chất lý học và cơ học của amalgam Đặc điểm Đòi hỏi cần đạt Thay đổi thể tích (%) -0,1 đến +0,2 Độ bền nén (MPa) Sau 1 giờ Tối thiểu 50 Sau 24 giờ Tối thiểu 300 Độ chảy Tối đa 3,0
  16. Đòi hỏi về tính chất vật lý Thử nghiệm lực 36 MPa trên một mẫu amalgam hình trụ sau 7 ngày ở 37 độ C: Độ chảy được đo trong khoảng 1h đến 4 h, tối đa 1% Độ bền nén tối thiểu: thử nghiệm trên khối amalgam hình trụ 1h sau khi cứng với lực nén 0,25mm/phút: 80 MPa sau 1h; 300 MPa sau 24h Thay đổi kích thước giữa 5 phút và 24h: từ -15 đến +20 µm/cm
  17. Thay đổi thể tích Phản ứng đông cứng liên quan đến thay đổi thể tích: • Trong khỏang nửa giờ đầu tiên sau trộn, amalgam co lại do Hg tiếp tục xâm nhập vào hợp kim • Khi quá trình tinh thể hóa chiếm ưu thế, amalgam bắt đầu dãn nở và tiếp tục dãn khi các tinh thể lớn lên  Khối amalgam có thể tích lớn hơn khi mới trộn
  18. Thay đổi thể tích Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thể tích: • Loại hợp kim • Kích thước và hình dạng mạt hợp kim • Kỹ thuật trộn • Kỹ thuật nhồi
  19. Thay đổi thể tích Nếu amalgam co lại nhiều: Khe hở bờ (marginal gap) Nếu amlgam dãn nở quá nhiều: Miếng trám trồi lên cao hoặc làm vỡ răng Amalgam tốt khi chỉ co/dãn 0,1%
  20. Thay đổi thể tích Amalgam chứa kẽm có sự trương nở muộn (thứ phát) delayed expansion nếu bị ướt trong khi nhồi: Zn + H2O  ZnO + H2 Vìvậy, cần tránh cho amlgam bị ướt nước bọt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2