intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 14: Cấp cứu nạn nhân trong thảm hoạ

Chia sẻ: Nguyễn Tình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Bài 14: Cấp cứu nạn nhân trong thảm hoạ" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nêu được mức độ nguy hiểm của thảm hoạ và sự cần thiết phải tổ chức cấp cứu; quá trình phân loại và cấp cứu nạn nhân trong thảm hoạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 14: Cấp cứu nạn nhân trong thảm hoạ

  1. BÀI 14. CẤP CỨU NẠN NHÂN TRONG THẢM HOẠ Mục tiêu 1. Nêu được mức độ nguy hiểm của thảm hoạ và sự cần thiết phải tổ chức cấp cứu. 2. Trình bày được quá trình phân loại và cấp cứu nạn nhân trong thảm hoạ. Nội dung 1. Đặt vấn đề Thảm họa là một biến cố xảy ra có thể gây nên thương tích hàng loạt cho con người, tài sản, môi trường, vượt quá khả năng đáp ứng trong điều kiện bình thường. Thảm hoạ do thiên nhiên và con người gây ra đang gia tăng trên thế giới, đặc biệt tai nạn khủng bố đang đe dọa nhiều quốc gia. Yêu cầu cấp cứu thảm hoạ cần nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, với sự tham gia của toàn xã hội không chỉ riêng ngành Y tế. 2. Sự cần thiết phải tổ chức cấp cứu nạn nhân trong thảm họa 2.1. Mục tiêu cấp cứu nạn nhân trong thảm họa  Thảm hoạ gây nên một tình trạng mà ở đó nhu cầu cấp cứu, vận chuyển nạn nhân vượt quá khả năng về con người và phương tiện hiện có, vì vậy mục đích đặt ra trong cấp cứu nận nhân trong thảm họa khác với cấp cứu thông thường: - Cấp cứu nhiều người nhất - Không quá mất thời gian với các trường hợp ít hy vọng 2.2. Đánh giá mức độ của thảm hoạ  Việc cấp cứu hàng loạt không chỉ đơn thuần là công việc chuyên môn mà cần có sự tổ chức và bố trí việc cấp cứu nhanh chóng, thuận lợi. Muốn vậy, cần phải hiểu rõ mức độ thảm họa qua phân chia các mức độ. Thảm họa được chia các mức độ: nhỏ, trung bình, lớn dựa vào sự đánh giá số lượng nạn nhân, thời gian tác động của các tác nhân gây nên thảm hoạ, thời gian phải tổ chức triển khai các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, mức độ lan rộng của thảm hoạ, địa bàn xảy ra thảm họa (thành phố chịu sự tác động lớn hơn nhiều so với vùng nông thôn) vượt khả năng tổ chức sơ tán con người rời khỏi vùng bị thảm họa. 106
  2. CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bảng 12. Phân loại mức độ thảm họa. Mức độ Nhỏ Trung bình Lớn Số lượng nạn nhân < 100 100 – 1000 > 1000 Thời gian tác động < 1 giờ 1 – 24 giờ > 24 giờ Thời gian cứu hộ < 6 giờ 6 – 24 giờ > 24 giờ Mức độ lan rộng < 1 km 1 – 100 km > 100 km 3. Tổ chức và tiến hành cấp cứu nạn nhân trong thảm họa 3.1. Tổ chức theo kiểu thời chiến Huy động nhanh nhất, đầy đủ nhất về người và phương tiện Đảm bảo phối hợp, hiệp đồng tốt giữa các bộ phận, lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, Điều chỉnh linh hoạt, kịp thời theo diễn biến của tình hình Sơ cứu nhanh nạn nhân tại hiện trường Vận chuyển có tổ chức nạn nhân về bệnh viện Bệnh viện được chuẩn bị để đối phó với số lượng nạn nhân lớn Bệnh viện được bảo vệ an toàn. 3.2. Công tác chỉ huy điều hành  Phân cấp chỉ huy rõ ràng theo kiểu quân đội Tổng chỉ huy các lực lượng cứu hộ, cứu nạn Chỉ huy cấp cứu y tế Chỉ huy trạm cấp cứu tiền phương Chỉ huy đội vận chuyển cấp cứu Chỉ huy cấp cứu tại bệnh viện Tổng chỉ huy thành lập bộ phận chỉ huy liên ngành gồm chỉ huy các ngành khác nhau trong cùng một trạm chỉ huy có nhiệm vụ phối hợp nhân lực, phương tiện cũng như sự thông tin thống nhất với truyền thông. 3.3. Hệ thống thông tin liên lạc 3.3.1. Phương tiện thông tin: - Điện thoại cố định - Máy bộ đàm - Radio - Điện thoại di động luôn có nguy cơ nghẽn mạng không liên lạc được - Báo động thảm họa Thảm họa được báo động bởi các lực lượng : - Cấp cứu y tế 107
  3. CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH - Cảnh sát - Phòng cháy 3.3.2. Các lực lượng này có sự thông tin lẫn nhau Thông tin báo động của thảm hoạ cần nêu rõ : - Địa điểm xảy ra thảm họa - Bản chất của thảm họa - Dự báo số lượng nạn nhân - Những nguy cơ tiềm ẩn có thể tiếp tục xảy ra 3.3.3. Bộ chỉ huy nhanh chóng khẳng định nguồn thông tin: - Cử đội tiền trạm đánh giá nhanh tình hình và xác định - Bản chất thảm họa - Mức độ nghiêm trọng - Số lượng nạn nhân - Yêu cầu huy động cấp cứu hay không 3.4. Nhiệm vụ của đội tiền trạm Duy trì liên lạc với ban chỉ huy Phối hợp hành động với các đội tiền trạm khác Lựa chọn chiến lược hành động Tiến hành cấp cứu tại chỗ (lập trạm cấp cứu tiền phương) hay chuyển thẳng nạn nhân về bệnh viện gần nhất. 3.5. Trạm cấp cứu tiền phương Giới hạn một khu vực riêng để tổ chức cấp cứu và tránh sự cản trở của những người không có nhiệm vụ Có thể tận dụng các cơ sở sẵn có: trường học, nhà trống hoặc dựng nhanh lều bạt dã chiến. Vị trí trạm cấp cứu càng gần hiện trường tai nạn càng tốt để nạn nhân nhanh chóng được cấp cứu. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ mức độ an toàn, không bị tắc nghẽn, cản trở, tiếp cận với giao thông, có 2 đường vào ra thuận tiện. Đảm bảo rộng, thoáng, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp. Nhiệm vụ của trạm cấp cứu: - Thu gom nạn nhân - Phân loại sơ bộ và tái phân loại - Tiến hành cấp cứu ban đầu với mức độ đủ ổn định nạn nhân để đảm bảo vận chuyển an toàn - Định hướng vận chuyển về bệnh viện - Tẩy trùng, tẩy độc trước khi vận chuyển Phân công trách nhiệm: 108
  4. CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH - Chỉ huy trạm - Bộ phận tiếp nhận, phân loại - Bộ phận cấp cứu nạn nhân nặng - Bộ phận cấp cứu nạn nhân nhẹ - Bộ phận vận chuyển – thư ký Bố trí trạm cấp cứu tiền phương: Trong trạm bố trí theo từng bộ phận Ngoài trạm: - Lối vào - ra xe, cáng vận chuyển - Khu cho nạn nhân không cấp cứu - Khu cho nạn nhân đã tử vong 3.6. Ghi nhận, phân loại nạn nhân Ghi nhận bằng ký hiệu màu (Đỏ, Vàng, Xanh, Đen) Thư ký ghi phiếu, sổ tiếp nhận: tên, tuổi, địa chỉ, quốc tịch Nặng (màu Đỏ): Có rối loạn chức năng sống: huyết áp, nhịp thở, tri giác Cần cấp cứu sớm trước 6 giờ Chuyển ngay vào khu cấp cứu nặng Trung bình (màu Vàng): Không có rối loạn chức năng sống Không có nguy cơ tử vong sớm Chuyển vào khu cấp cứu nhẹ Nhẹ (màu Xanh): Không có tổn thương đáng kể Trấn an tinh thần Cung cấp đồ ăn uống, chăn áo ấm Đưa vào khu nạn nhân nhẹ, nghỉ ngơi Tử vong (màu Đen): Không cần cấp cứu nữa Tập trung vào khu riêng Bảo toàn thi thể Che đậy, nhận dạng 3.7. Bố trí nhân lực nhiệm vụ trạm cấp cứu Cấp cứu nặng: bố trí 1 bác sĩ cho 2 nạn nhân Ổn định chức năng sống Sơ cấp cứu Tái phân loại Xác định thứ tự ưu tiên vận chuyển Cấp cứu nhẹ: 1 bác sĩ cho 10 nạn nhân Sơ cấp cứu 109
  5. CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Tái phân loại Xác định thứ tự ưu tiên để vận chuyển Chỉ huy trạm Giữ liên lạc thường xuyên với Ban chỉ huy, đội vận chuyển cấp cứu, trạm cấp cứu, bệnh viện Quyết định thứ tự ưu tiên vận chuyển Nạn nhân khi chuyển đi: Cần ghi vào phiếu chuyển các thông tin Số, nhận dạng (tên, tuổi, giới, chứng minh thư nhân dân, ID, hộ chiếu) Phân loại cấp cứu Đã được cấp cứu, làm gì: phương pháp, thuốc Nơi chuyển đến Phương tiện vận chuyển Người đi kèm Giờ chuyển 3.8. Bệnh viện Khởi động kế hoạch Báo động chỉ huy Huy động đội cấp cứu ngoại viện, điều động nhân viên Kiểm tra giường bệnh, nơi tiếp đón nạn nhân Kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men Tổ chức tiếp nhận, giải quyết nạn nhân Phối hợp, liên lạc với đội vận chuyển cấp cứu, với các cơ sở y tế/ bệnh viện khác Tổ chức tiếp đón người nhà nạn nhân Tổ chức tiếp đón báo chí truyền thông, các cơ quan lãnh đạo Đảm bảo đón nhận điều trị nạn nhân thông thường 3.9. Đối phó với sự hoảng loạn Không để bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn Đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực tiếp nhận cấp cứu nạn nhân Kiểm soát, giới hạn cung cấp thông tin. Chỉ người có trách nhiệm mới được phát ngôn với truyền thông. Các điểm cần lưu ý: Không quá tập trung vào cấp cứu 1 nạn nhân quá nặng mà quên đi nhiều nạn nhân khác Không vận chuyển tuỳ tiện Không mất tập trung và phân tán tư tưởng vào sự hoảng loạn Có tinh thần hợp tác, làm đúng nhiệm vụ được phân công, không chủ nghĩa anh hùng, cá nhân Cảnh giác với các phương tiện thông tin truyền thông. Các phân loại trong cấp cứu hàng loạt: 110
  6. CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Thứ hạng một : Các trường hợp phải xử trí cấp cứu ngay lập tức không được trì hoãn quá 1 giờ. Đó là các trường hợp chảy máu cấp nặng không thể cầm được, chảy máu bên trong, vỡ tạng đặc như gan, lách, mạch máu không có garrot, tình trạng ngạt thở, chấn thương ngực nặng, tổn thương vùng đầu mặt cổ. Đối với các trường hợp này cần phải thông khí bằng đặt ống nội khí quản, hoặc mở khí quản, sốc chấn thương cần hồi sức ngay, bỏng nặng vùng mặt và đường hô hấp. Thứ hạng hai: So với loại thứ hạng một, việc cấp cứu nạn nhân nhóm này có thể trì hoãn trong vài giờ, ngay cả trường hợp có tổn thương mạch máu nhưng người ta có thể đặt garrot và chờ đợi phẫu thuật trong vài giờ. Các trường hợp chấn thương bụng không có sốc, không có chảy máu nặng. Có gãy xương hở hoặc tổn thương vào vùng khớp nhưng còn đợi được trong vài giờ. Các trường hợp chấn thương sọ não, vỡ xương sọ nhưng chưa hôn mê có thể chờ đợi được. Trường hợp gãy xương trật khớp kín, bỏng mức độ hai có thể chờ để giải cứu và xử trí sau. Thứ hạng ba: Các tổn thương nhẹ, các chấn thương kín, bỏng mức độ hai dưới 20% diện tích bề mặt hoặc bỏng nông mức độ ba. Các trường hợp này sẽ được giải cứu và xử trí theo qui định. Thứ hạng bốn: Bao gồm hai loại nạn nhân được xác định như sau: đó là các nạn nhân bị thương tổn quá nặng mà không có khả năng sống như tổn thương mạch lớn, chấn thương sọ não quá nặng, tổn thương nặng ngực, bỏng mức độ hai hoặc mức độ ba nhưng lan toả rộng. Trong trường hợp có nhiều nạn nhân mức độ tổn thương nặng, có thể cố gắng cứu chữa một số nạn nhân nặng có ít cơ hội sống sót để an ủi và động viên các nạn nhân khác. Cũng có thể có cách lựa chọn khác là trong khi cấp cứu hãy để các trường hợp quá nặng hấp hối vào một nơi yên tĩnh và chuyển sang cấp cứu các nạn nhân khác và chờ nếu tình trạng họ có cải thiện hơn có thể quay lại để cấp cứu. Câu hỏi lượng giá cuối bài: 1. Nêu mức độ nguy hiểm của thảm hoạ và sự cần thiết phải tổ chức cấp cứu? 2. Trình bày quá trình phân loại và cấp cứu nạn nhân trong thảm họa? 3. Trình bày các phân loại trong cấp cứu hàng loạt? 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2