Bài giảng Bệnh sưng mặt phù đầu của lợn cung cấp cho các bạn những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng và trị bệnh sưng mặt phù đầu của lợn. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Chăn nuôi và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh sưng mặt phù đầu của lợn
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
1
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
1. Nguyên nhân gây bệnh
• Do vi khuẩn E.coli có tính chất bám dính và dung huyết
gây ra, có rất nhiều chủng (loại) E.coli. Những tác nhân
khác như stress, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu vitamin
thiếu sắt, chuồng trại ẩm thấp, nhiễm virut và vi khuẩn
khác... đÒu là những yếu tố làm cho E.coli phát triển và
có khả năng bám dính gây bệnh.
2
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
2. Triệu chứng
• Bệnh thường thấy ở lợn con ở giai đoạn cai sữa hoặc
sau cai sữa từ 1-3 tuần tuổi thường những con lợn lớn
nhất đàn bị mắc bệnh trước.
• Lợn kém ăn ỉa phân lỏng màu vàng hay ghi nhạt, da nhăn
nheo, khô do mất nước, lông xù
• Nhiệt độ cơ thể không tăng, lợn thở khó, tai và mõm tớm
xanh
3
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
2. Triệu chứng
• Phù ở hai mí mắt, phù đầu, phù hầu, làm thay đổi
tiếng kêu của lợn, lợn có triệu chứng thần kinh, lợn co
giật, đi lại không định hướng đâm đầu vào tường, hai
chân sau bị liệt,.
• Bệnh diễn ra trong vòng 24 giờ, lợn chết đột ngột, tỷ lệ
chết cao 40-90%, thậm chí tới 100%.
4
- Lợn bị phù đầu
5
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
3.Bệnh tích
• Ruột non sưng to sung huyết, phự nề, màng treo ruột
sung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu, hạch ruột
sưng sung huyết, ruột non trống rỗng,có hiện tượng
phù thũng dưới da, hầu, họng, thận, màng tim.
6
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
4.Phòng trị bệnh
a. Phòng bệnh:
•Tiêm sắt-Dextran cho lợn mẹ và lợn con sơ sinh
•Cho lợn con tập ăn sớm vào tuần thứ hai
•Giảm tinh bột và đạm trong khẩu phần ăn của lợn con sau
cai sữa
•Thay đổi thức ăn cho lợn con phải thay đổi dần dần, không
nên thay đổi đột ngột.
7
- BỆNH SƯNG MẶT PHÙ ĐẦU CỦA LỢN
4.Phòng trị bệnh
b. Trị bênh:
• Điều trị chỉ có kết quả khi chưa nhiễm độc tố vào máu khi
thấy trong đàn xất hiện những con phù đầu phù mặt thì điều
trị bằng kháng sinh ít có hiệu quả. Phải cách ly riêng con ốm,
phòng bệnh toàn đàn cho lợn con bằng các loại kháng sinh
sau
- Kanamycin 1ml/5kgTT
- Genorfcoli 1ml/5kgTT
- Genta- Costrim 1g/5kg TT
-Tiamulin 200mg/1 lít nước
• Lưu ý: Lợn bị chết chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn tiêt ra hoặc
do vi khuẩn bị tiêu diệt bởi kháng sinh giải phóng ra. Do đó khi điều trị
phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh với việc dùng thuốc trợ lực, trợ sức,
giải độc và đặc biệt là thuốc an thần cho vật bệnh
8
- Đơn thuốc điều trị cho 01 đàn lợn con gồm 5 con
mỗi con nặng 5 kg bị bệnh sưng mặt phù đầu
•RP1. Kanamycin 10% 5ml
•DS. Tiêm bắp 1 lần chia đều cho 5 con, ngày tiêm 2 lần,
tiêm 3 ngày liền
•RP2. Nước đường Glucoza 5% 250ml
•DS. Tiêm xoang bụng hay dưới da thành nhiều điểm 1 lần
chia đều cho 5 con, ngày tiêm 1 lần, tiêm 3 ngày liền
•RP3. Analgin 2cc 5 ống
• B. Complex 10cc
•DS. Trộn lẫn, tiêm bắp 1 lần chia đều cho 5 con, ngày tiêm
1 lần, tiêm 3 ngày liền
9
- Bài Tập
1.Khi quan sát một đàn lợn con thấy có biểu hiện thế
nào ở bên ngoài thì bạn cho rằng đàn lợn ấy mắc bệnh
sưng mặt phù đầu?
2. Hãy kê 01 đơn thuốc điều trị cho 01 đàn lợn con
gồm 10 con mỗi con nặng 6 kg bị bệnh sưng mặt phù
đầu?
10