CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG<br />
TRẺ EM<br />
<br />
BS VŨ VIẾT CHÍNH<br />
KHOA NHI - BVCTCH<br />
<br />
MỤC TIÊU<br />
<br />
<br />
Giới thiệu chấn thương cột sống trẻ em<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học cột sống cổ trẻ em<br />
<br />
<br />
<br />
Giới thiệu các loại gãy và gãy trật đặc biệt<br />
cột sống trẻ em<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CTCS TRẺ EM<br />
<br />
<br />
Tương đối hiếm<br />
<br />
<br />
<br />
Các tổn thương đặc biệt đặc trưng cho các bệnh lý<br />
nhi khoa.<br />
<br />
<br />
<br />
Các khó khăn trong chẩn đoán do cấu trúc, phần<br />
sụn, phần đốt sống của trẻ em rất khó diễn đạt<br />
trên X-Quang.<br />
<br />
<br />
<br />
Các chỉ định điều trị, tiến triển khác với gãy ở<br />
người lớn.<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CỘT SỐNG CÒN TĂNG TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
Cốt hoá đốt sống và cung thần kinh từ lúc mới sanh tiếp<br />
tục phát triển và hàn lúc 3 – 6 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
Khi tăng trưởng tiếp tục, thân sống trở nên hình chữ nhật<br />
hơn. Các ổ xương nhỏ hình thành trong sụn lúc 6 đến 8<br />
tuổi ở nữ và 7 đến 9 tuổi ở nam. Những ổ này hàn dính<br />
nhau và hình thành mấu vành đai xương sống vào tuổi 12<br />
<br />
<br />
<br />
Mấu gai hình thành do sự hợp lại của cung thần kinh.Điều<br />
này bắt đầu từ vùng thắt lưng ngay sau khi sanh và lan toả<br />
lên vùng cột sống cổ khoảng tuổi lên 2. Cột sống cổ khớp<br />
sụn hoá cốt lúc 3 tuổi tiếp tục lan xuống vùng thiêng vào 6<br />
hay 7 tuổi<br />
<br />
ĐỐT SỐNG ĐỘI (C1)<br />
Hình thành từ 3 trung tâm cốt hoá:<br />
Một cho mỗi khối bên<br />
Một cho cung sau<br />
Xuất hiện ở bào thai vào tuần thứ 7<br />
Thân đốt sống đội không thấy trên<br />
X-Quang cho tới 2 tuổi<br />
Cốt hoá hoàn toàn cung sau 4 tuổi<br />
Không hàn nơi đây dễ lầm gãy<br />
xương<br />
<br />