Bài giảng Chính trị - Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc
lượt xem 61
download
Bài giảng "Chính trị - Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc" với các nội dung tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chính trị - Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc
- BÀI 8 PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC
- • KẾT CẤU CỦA BÀI: • I. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • 2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • II. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • 2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- • I. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thảo luận: 1. Khái niệm dân tộc? 2. Đoàn kết dân tộc có ý nghĩa như thế nào? Dân tộc: chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững, hợp thành nhân dân của một quốc gia và có: lãnh thổ chung; có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung; có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng và giữ nước. “ Dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia – dân tộc” - Đoàn kết dân tộc mang ý nghĩa chiến lược đối với mọi dân tộc….
- 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, quyết định sự phát triển lịch sử. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. - Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ rõ cơ sở, mục tiêu, những lực lượng và nguyên tắc đoàn kết dân tộc.
- • 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • + Cơ sở xây dựng đoàn kết dân tộc đó là sự thống nhất về lợi ích. • + Về mục đích của đoàn kết dân tộc là nhằm giải phóng lao động, tiêu diệt chế độ nô lệ, làm thuê thiết lập một chế độ xã hội bình đẳng không phân biệt nam, nữ và dân tộc. • + Lực lượng đoàn kết dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là mọi thành viên trong xã hội trên nguyên tắc của đoàn kết dân tộc là khối đoàn kết dựa trên liên minh công - nông vững chắc và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - cơ sở lý luận quan trọng của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có sự bao quát rộng lớn và sâu sắc, phong phú trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- 1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Nêu những phát biểu của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc?
- 2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Tổng kết những kinh nghiệm thành công & thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào CM Việt Nam & TG. • Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước những thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nội lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam
- II. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Đảng ta luôn luôn xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực chủ yếu để đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Chủ trương này thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng? Qua đó rút ra quan điểm của Đảng về đại đoàn kết dân tộc?
- 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Một số quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được thể hiện qua các nội dung sau: - Về vị trí: Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là chiến lược cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam - Về vai trò: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Về cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đảm bảo hài hòa các lợi ích chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc. • Về lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: sức mạnh của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bao gồm đồng bào các dân tộc, tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế, các lứa tuổi ở mọi vùng miền của đất nước và đồng bào ta cư trú ở nước ngoài
- 1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Về nguyên tắc đoàn kết dân tộc: trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. • Về ứng xử trong xây dựng khối ĐĐKDT: Đảng chỉ rõ: “xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”. • Về chủ thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là “sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng”
- 2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • Sinh viên thảo luận nêu phương hướng và đề xuất giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- 2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • a. Những phương hướng cơ bản Một là, quán triệt sâu sắc thực hiện đồng bộ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Hai là, thực hiện và phát huy dân chủ XHCN trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, quan hệ xã hội. Ba là, tổ chức và động viên các tầng lớp nhân dân các dân tộc tham gia các phong trào thi đua yêu nước để tập hợp, động viên nhân dân, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Bốn là, thực hiện hệ thống các chính sách đúng đắn, kịp thời đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội, tạo nên một cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu thành phần kinh tế
- 2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc • b. Những giải pháp chủ yếu • Thứ nhất, thường xuyên nâng cao giác ngộ về đại đoàn kết toàn dân tộc cho cả hệ thống chính trị và toàn dân • Thứ hai, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, thực tiễn của đất nước, tình hình khu vực và thế giới • Thứ ba, nắm vững tư tưởng chỉ đạo về chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực dân tộc, đề cao vai trò các chủ thể trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc • Thứ tư, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chính trị: Bài 5 - Đại úy Nguyễn Ngọc Nam
18 p | 1754 | 116
-
Bài giảng Chính trị - Bài 4: Đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
20 p | 1046 | 71
-
Bài giảng Chính sách văn hóa với phát triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - PGS.TS. Vương Xuân Tình
18 p | 322 | 64
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 1
15 p | 195 | 61
-
Bài giảng Chính trị - Bài 6: Tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
15 p | 463 | 55
-
Bài giảng Chính trị - Bài 7: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11 p | 370 | 51
-
Bài giảng Chính trị - Bài 9: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt
17 p | 431 | 40
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 5
12 p | 179 | 29
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 3
15 p | 142 | 28
-
Bài giảng chính trị Chiến lược Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
17 p | 147 | 28
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 4 - GV. Kim Hoa
12 p | 148 | 26
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 2 - GV. Kim Hoa
18 p | 130 | 24
-
Bài giảng: quản trị ngoại thương_c9
15 p | 136 | 24
-
Bài giảng Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam - HV Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM
10 p | 169 | 17
-
Kinh tế chính trị bài tập - Nguyễn Quang Hạnh - 4
15 p | 105 | 13
-
Bài giảng Quản trị thực hành trách nhiệm xã hội - Chương 3: Tổ chức triển khai thực hành trách nhiệm xã hội (Trình độ Thạc sĩ)
12 p | 17 | 7
-
Bài giảng Quản trị thực hành trách nhiệm xã hội - Chương 2: Hoạch định thực hành trách nhiệm xã hội (Trình độ Thạc sĩ)
18 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn