intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu

Chia sẻ: Sung Sung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu giới thiệu tới các bạn về cách chọn mẫu; các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu; các phương pháp chọn mẫu;... Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu

  1. CHỌN MẪU VÀ TÍNH TOÁN CỠ MẪU
  2. Chọn mẫu? n  Nếu tất cả các cả thể của một quần thể đều giống nhau, chúng ta có một quần thể thuần nhất (homogenous). Khi đó, đặc tính của mỗi cá thể cũng chính là của quần thể. Không có sự khác nhau/ giao động tính chất giữa các cá thể.
  3. Chọn mẫu? n  Khi các cá thể trong một quần thể khác nhau, chúng ta có một quần thể hỗn tạp/ không thuần nhất (heterogeneous). Khi đó đặc tính của một cá thể bất kỳ không mang tính đại diện cho cả quần thể. Có sự khác nhau/ giao động giữa các cá thể. n  Nếu muốn mô tả đặc tính quần thể, khi không thể quan sát được tất cả các cá thể, người ta phải chọn một số lượng cá thể ít hơn trong khả năng, đại diện “tốt” cho tất cả các cá thể của quần thể để quan sát.
  4. Chọn mẫu? Là cái Là cái mà chúng ta Quần thể chúng ta muốn biết quan sát Chọn mẫu Mẫu Suy ra Sử dụng dữ liệu/ thông tin của một số ít tiếp cận được để nói về số đông mà không thể tiếp cận hết
  5. Chọn mẫu? n  Mẫu của một quần thể phải suy ra được những thông tin hữu ích về quần thể đó. Do vậy, mẫu phải đảm bảo có được những biến thiên cơ bản giữa các cá thể như ở quần thể. n  Một quần thể càng không đồng nhất… ¨  Thì xác suất một mẫu khó có thể mô tả quần càng lớn à Sẽ là một sai lầm nếu suy đặc tính của mẫu thành đặc tính của quần thể. n  Và… ¨  Thì số lượng cá thể của mẫu phải càng lớn để có thể mô tả quần thể tốt à Một mẫu phải có số lượng cá thể đủ lớn để cho thể suy đặc tính của mẫu thành của quần thể
  6. Chọn mẫu? n  Chọn mẫu là một quy trình lựa chọn cá thể từ quần thể cho quan sát, để có thể coi kết quả quan sát mẫu thành kết quả quan sát quần thể, ở một mức độ chấp nhận mà xác định được. ¨  Mẫu là đại diện của một quần thể. Mức độ đại diện phải được xác định/ đo lường được. n  Có hai cách chọn mẫu: ¨  Chọn mẫu không ngẫu nhiên ¨  Chọn mẫu ngẫu nhiên
  7. Các khái niệm cơ bản n  Toàn thể: Là tập hợp lý thuyết của tất cả các cá thể, không xác định không gian và thời gian n  Quần thể: Là tập hợp lý thuyết của tất cả cá thể theo một đặc tính, trong một khoảng không gian và thời gian xác định. n  Mẫu/ quần thể quan sát được: Là tập hợp một số lượng cá thể, lựa chọn từ một quần thể trên một đặc tính mẫu quan tâm. n  Đặc tính mẫu: Là cơ sở để xác định, lựa chọn cá thể của quần thể vào một mẫu, có số lượng cá thể ít hơn, ví dụ cá thể một quần thể người có thể là cá thể người, hộ gia đình, làng/ xóm n  Danh sách/ khung mẫu: Là danh sách các cá thể của một quần thể, giúp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình chọn mẫu n  Cỡ mẫu: Là số lượng cá thể được lựa chọn từ một số lượng xác định/ không xác định cá thể của quần thể vào một tập hợp mẫu. n  Sức mạnh mẫu: Là mức độ suy diễn kết quả thống kê trên mẫu thành kết quả của quần thể
  8. Phân loại các phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu Không ngẫu Ngẫu nhiên nhiên Hệ thống Phân tầng Thuận tiện Ném bóng tuyết Ngẫu nhiên Theo cụm Chủ đích Chỉ tiêu đơn
  9. Chọn mẫu ngẫu nhiên n  Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn n  Đảm bảo mỗi cá thể của quần thể được lựa chọn với xác suất như nhau vào mẫu n  Ghép cặp mỗi cá thể với một số ngẫu nhiên, các cá thể được lựa chọn theo sự ngẫu nhiên của con số. Cỡ mẫu Xác suất lựa chọn = Tổng số cá thể của quần thể
  10. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Khoảng cách giữa các cá thể là ngẫu nhiên, không có quy luật nào
  11. n  Ưu điểm n  Không cần nhiều thông tin về quần thể n  Tính gía trị cao, xác định được sai số thống kê n  Dễ dàng phân tích dữ liệu n  Hạn chế n  Tốn kém n  Yêu cầu danh sách cá thể trong quần thể n  Không cần chuyên môn của nghiên cứu viên n  Nguy cơ sai số ngẫu nhiên
  12. n  Chọn mẫu hệ thống n  Cá thể đầu tiên được lựa chọn ngẫu nhiên trong quần thể, các cá thể tiếp theo được lựa chọn theo một khoảng cách xác định so với cá thể trước đó. Khoảng cách xác định được gọi là khoảng cách mẫu = Tổng số cá thể của quần thể/ cỡ mẫu
  13. Chọn mẫu hệ thống Khoảng cách giữa các cá thể bằng nhau à Mang tính quy luật
  14. n  Ưu điểm n  Chi phí hợp lý, hay được sử dụng n  Tính gía trị cao, xác định được sai số thống kế n  Các cá thể dễ tiếp cận n  Hạn chế n  Sai số chu kỳ do bản thân danh sách cá thể cũng có thể có tính chu kỳ n  Yêu cầu danh sách cá thể của quần thể
  15. n  Chọn mẫu phân tầng Chia quần thể theo một đặc tính cụ thể thành các nhóm/ tầng (strata) (Ví dụ: Chia quần thể sinh viên trường ĐHY Hà Nội thành 3 nhóm/ tầng: học viên tiến sĩ, học viên thạc sĩ và học viên đại học). Các cá thể trong mỗi tầng đồng nhất, nhưng không đồng nhất giữa các tầng. Có thể áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hay chọn mẫu hệ thống ở mỗi tầng (strata). Số mẫu mỗi tầng tham gia vào tổng mẫu có thể bằng nhau (chọn mẫu phân tầng không cân xứng) hay tỷ lệ với số cá thể của mỗi tầng (chọn mẫu phân tầng cân xứng)
  16. Chọn mẫu phân tầng không cân xứng 1000 1000 Tầng 1 Tầng 2 N= 2000 N = 6000
  17. Chọn mẫu phân tầng cân xứng 1000 3000 Tầng 1 Tầng 2 N= 2000 N = 6000
  18. n  Ưu điểm n  Đảm bảo mỗi nhóm đều có tính đại diện trong tổng mẫu n  Mỗi nhóm đều được thống kê và so sánh n  Giảm sai số hệ thống n  Hạn chế n  Yêu cầu thông tin chính xác về tỷ lệ giữa các tầng n  Chi phí để có được danh sách mỗi tầng
  19. n  Chọn mẫu theo cụm/ chùm n  Cụm đây là cụm địa lý nơi các các thể sinh sống. Đầu tiên là chọn cụm, sau đó mới chọn cá thể trong cụm. n  Phương pháp hay được sử dụng khi không có danh sách cá thể của quần thể
  20. n  Các loại chọn mẫu theo cụm/ chùm n  Chọn mẫu theo cụm 2 bước: n  Chọn cụm – chọn cá thể trong cụm n  Chọn mẫu theo cụm nhiều bước: n  Ví dụ: chọn 7 vùng sinh thái ở Việt Nam, chọn 1 tỉnh ở mỗi vùng sinh thái, chọn 1 huyện ở 1 tỉnh, chọn 1 xã ở 1 huyện, 1 thôn/ bản ở 1 xã, chọn 200 hộ gia đình ở 1 thôn/ bản theo cỡ mẫu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2