Bài giảng Chương 3: Xác định yêu cầu – Lê Thị Tú Kiên
lượt xem 3
download
"Bài giảng Chương 3: Xác định yêu cầu – Lê Thị Tú Kiên" được biên soạn giúp người học hiểu được cách tạo một định nghĩa yêu cầu; làm quen với các kỹ thuật phân tích yêu cầu; sử dụng kỹ thuật phân tích yêu cầu; cách thu thập các yêu cầu bằng phỏng vấn, JAD, bảng câu hỏi, phân tích tài liệu và quan sát; sử dụng từng kỹ thuật thu thập yêu cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Xác định yêu cầu – Lê Thị Tú Kiên
- Chương 3: Xác định yêu cầu 1
- Mục tiêu của chương 3 bao gồm: • Hiểu được cách tạo một định nghĩa yêu cầu. • Làm quen với các kỹ thuật phân tích yêu cầu. • Hiểu được khi nào nên sử dụng kỹ thuật phân tích yêu cầu nào. • Hiểu được cách thu thập các yêu cầu bằng phỏng vấn, JAD, bảng câu hỏi, phân tích tài liệu và quan sát. • Hiểu được khi nào nên sử dụng từng kỹ thuật thu thập yêu cầu 2
- Các nội dung chính: 1. Xác định yêu cầu 2. Các kĩ thuật thu thập yêu cầu 3. Các chiến lược phân tích yêu cầu 3
- Giới thiệu - Một vòng đời phát triển hệ thống (SDLC) là quá trình một tổ chức chuyển từ hệ thống hiện tại (as-is system) sang hệ thống mới (to-be system). - Các sản phẩm đầu ra của giai đoạn lập kế hoạch là đầu vào quan trọng cho giai đoạn phân tích. 4
- - Giai đoạn phân tích lấy ý tưởng từ bản yêu cầu xây dựng hệ thống và phát triển chúng thành: - Tập các yêu cầu chi tiết của hệ thống - Các mô hình chức năng - Các mô hình cấu trúc - Các mô hình hành vi 5
- - Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn phân tích là đề xuất xây dựng hệ thống. Nó là tài liệu bao gồm các kết quả của giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn phân tích. - Đề xuất xây dựng hệ thống được trình bày trong một cuộc họp “Thông qua dự án” (walk-through) bao gồm hội đồng phê duyệt dự án, các nhà quản lý và người dùng hệ thống. Chi tiết về hệ thống sẽ được trình bày ở mức vừa phải để mọi người tham gia cuộc họp đủ hiểu, cho ý kiến cải tiến và quyết định xem dự án có nên được tiếp tục hay không. Nếu dự án được tiếp tục thì các thành phần trong bản đề xuất này sẽ được sử dụng làm đầu vào cho giai đoạn thiết kế. Cũng có thể nói rằng giai đoạn phân tích là bước đầu tiên của quá trình thiết kế một hệ thống mới. -------------- system walkthrough: a meeting at which the concept for the new system is presented to the users, managers, and key decision makers. 6
- - Xác định yêu cầu là quá trình chuyển đổi các mô tả yêu cầu hệ thống ở mức tổng quát thành một danh sách chi tiết, chính xác hơn về những gì hệ thống mới phải làm để đem lại lợi ích cho cơ quan tổ chức. 7
- Định nghĩa yêu cầu hệ thống: - Một yêu cầu đơn giản là một phát biểu cái mà hệ thống phải làm hoặc đặc tính mà hệ thống phải có. Yêu cầu chức năng và Yêu - Có hai loại yêu cầu: cầu phi chức năng 8
- Yêu cầu chức năng: liên quan trực tiếp tới một tiến trình mà hệ thống phải thực hiện hoặc thông tin mà hệ thống cần phải chứa. VD, hệ thống phải có tính năng: Tìm kiếm danh sách hàng tồn kho, In hóa đơn bán hàng, Thông tin khách hàng được lưu trữ gồm: Mã khách hàng, tên, số điện thoại,… 9
- Yêu cầu phi năng: các tính chất hành vi mà hệ thống phải có như khả năng thực hiện, hiệu suất sử dụng. Các loại yêu cầu phi chức năng: - Operational: Các môi trường vật lý, kỹ thuật mà hệ thống sẽ vận hành trong nó. Ví dụ, hệ thống chạy ổn định trên 3 trình duyệt web phổ biến: IE, Firefox, Chrome,… - Performance: Tốc độ, khả năng, độ tin cậy hệ thống. Ví dụ, Hệ thống đảm bảo vận hành liên tục 24 giờ/ngày. - Security: Ai được phép truy cập hệ thống, trong hoàn cảnh nào. Ví dụ, chỉ người quản lý trực tiếp mới được phép xem hồ sơ nhân viên họ quản lý. - Cultural and political: Các yếu tố chính trị, văn hóa và yêu cầu pháp lý tác động lên hệ thống. Ví dụ, hệ thống tính lương, thưởng và các chế độ phụ cấp lao động theo đúng luật hiện hành của bộ Lao động và thương binh xã hội. 10
- Một số chú ý trong quá trình xác định yêu cầu - Cả hai khung nhìn về nghiệp vụ và CNTT đều cần thiết để xác định các yêu cầu trong giai đoạn phân tích. - Cách tiếp cận hiệu quả nhất là để cả nhân viên nghiệp vụ và nhà phân tích làm việc cùng nhau để xác định các yêu cầu. - Nhà phân tích cũng phải biết cách tốt nhất để khơi gợi các yêu cầu từ những người có liên quan đến hệ thống. - Quá trình xác định các yêu cầu tiếp tục trong suốt giai đoạn phân tích và định nghĩa yêu cầu phát triển theo thời gian. ------------- Stakeholders: the people who can affect the system or who will be affected by the system 11
- Định nghĩa yêu cầu Định nghĩa yêu cầu là một báo cáo văn bản đơn giản liệt kê các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Ví dụ trên slide là định nghĩa yêu cầu của một chương trình xử lý văn bản giống như phần mềm như Microsoft Word. Các yêu cầu được đánh số, được nhóm thành các yêu cầu chức năng và không chức năng. 12
- Định nghĩa yêu cầu Định nghĩa yêu cầu là một báo cáo văn bản đơn giản liệt kê các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Ví dụ trên slide là định nghĩa yêu cầu của một chương trình xử lý văn bản giống như phần mềm như Microsoft Word. Các yêu cầu được đánh số, được nhóm thành các yêu cầu chức năng và không chức năng. 13
- 2. Các kỹ thuật thu thập yêu cầu - Quá trình xác định các yêu cầu được sử dụng để xây dựng chính sách hỗ trợ dự án, thiết lập niềm tin giữa đội dự án và người sử dụng hệ thống. - Tất cả những người có liên quan đều phải được tìm hiểu trong quá trình xác định yêu cầu. Nếu những người liên quan quan trọng không được tìm hiểu thì họ sẽ cảm thấy bị xem thường và có thể sẽ dẫn đến những khó khăn cho đội phát triển dự án ở giai đoạn cài đặt và chuyển giao. - Vấn đề nữa của quá trình thu thập thông tin là lựa chọn cách để thu thập dữ liệu. 14
- - Các phương pháp thu thập yêu cầu phổ biến bao gồm: Phỏng vấn JAD Phiếu điều tra Phân tích tài liệu Quan sát 15
- Kỹ thuật phỏng vấn - Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập yêu cầu thường được sử dụng nhất. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành một đối một (một người phỏng vấn và một người được phỏng vấn), nhưng đôi khi một số người được phỏng vấn cùng một lúc do hạn chế về thời gian. - Có năm bước cơ bản cho quy trình phỏng vấn: chọn người được phỏng vấn, thiết kế câu hỏi phỏng vấn, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, thực hiện cuộc phỏng vấn và viết báo cáo phỏng vấn. 16
- Lựa chọn người phỏng vấn - Bước đầu tiên của phỏng vấn là tạo lịch trình phỏng vấn trong đó liệt kê tất cả những người sẽ được phỏng vấn, khi nào và mục đích phỏng vấn là gì. Lịch trình có thể là một danh sách không chính thức được sử dụng để giúp thiết lập thời gặp mặt hoặc danh sách chính thức được đưa vào kế hoạch làm việc. - Những người được phỏng vấn được lựa chọn dựa trên nhu cầu thông tin của nhà phân tích. - Người chủ trì dự án, người dùng quan trọng và các thành viên khác trong đội dự án có thể giúp nhà phân tích xác định ai trong cơ quan tổ chức có thể cung cấp thông tin quan trọng nhất về các yêu cầu. Những người này sẽ được liệt kê trong lịch phỏng vấn theo thứ tự. 17
- Thiết kế câu hỏi phỏng vấn - Có ba loại câu hỏi phỏng vấn: câu hỏi đóng (closedended questions), câu hỏi mở (Open-ended questions) và câu hỏi thăm dò/gợi ý (probing question). - Câu hỏi đóng là những câu cần câu trả lời cụ thể. Chúng tương tự như các câu hỏi trắc nghiệm hoặc số học trong một bài kiểm tra. Các câu hỏi đóng được sử dụng khi nhà phân tích đang tìm kiếm thông tin cụ thể, chính xác. Ví dụ: có bao nhiêu yêu cầu thẻ tín dụng được nhận mỗi ngày. Nói chung, câu hỏi chính xác là tốt nhất. Ví dụ, thay vì hỏi "Bạn có xử lý nhiều yêu cầu không?" thì tốt hơn nên hỏi: "Bạn xử lý bao nhiêu yêu cầu mỗi ngày?". - Các câu hỏi mở là loại câu hỏi giống như câu hỏi tự luận trong các bài kiểm tra, câu trả lời phụ thuộc vào người phỏng vấn. Các câu hỏi mở được thiết kế để thu thập thông tin phong phú và giúp người được phỏng vấn chủ động cung cấp thông tin hơn trong cuộc phỏng vấn. Đôi khi, thông tin mà người được phỏng vấn chọn để thảo luận tiết lộ thông tin cũng quan trọng như câu trả lời. - Câu hỏi thăm dò:Thử hỏi các câu hỏi tiếp theo về những gì đã được thảo luận để tìm hiểu thêm và chúng thường được sử dụng khi người phỏng vấn không rõ câu trả lời của người được phỏng vấn. 18
- - Không có loại câu hỏi nào là tốt hơn loại nào và các loại câu hỏi thường được sử dụng kết hợp với nhau trong cuộc phỏng vấn. - Trong giai đoạn ban đầu của một dự án phát triển IS, đội phân tích chưa hiểu rõ về hệ thống hiện tại nên quá trình phỏng vấn có bắt đầu bằng các cuộc phỏng vấn không có cấu trúc để tìm hiểu các thông tin trên diện rộng và khái quát. Trong trường hợp này, người phỏng vấn có cảm nhận chung về thông tin nào là cần thiết nhưng có rất ít câu hỏi đóng để hỏi. Đây là những những cuộc phỏng vấn khó khăn nhất vì chúng yêu cầu những người phỏng vấn hải biết đặt nhiều câu hỏi mở và câu hỏi thăm dò để nắm bắt được các thông tin quan trọng. - Khi dự án tiến triển, nhà phân tích sẽ hiểu quy trình nghiệp vụ hơn và biết được những thông tin nào cần để thực hiện các quy trình nghiệp vụ (ví dụ: biết được chính xác cách thức thẻ tín dụng của khách hàng được chứng thực). Khi đó, nhà phân tích tiến hành các cuộc phỏng vấn có cấu trúc với các câu hỏi cụ thể được xây dựng trước và thường có nhiều câu hỏi đóng. 19
- 2 cách tiếp cận cơ bản để tổ chức các câu hỏi phỏng vấn: - Từ trên xuống: người phỏng vấn bắt đầu với những vấn đề chung chung và dần dần hướng đến những vấn đề cụ thể hơn (phổ biến nhất). - Từ dưới lên: người phỏng vấn bắt đầu với những câu hỏi rất cụ thể và chuyển sang câu hỏi mở rộng (có thể được ưu tiên khi các nhà phân tích đã đã thu thập được rất nhiều thông tin về các vấn đề) Trong thực tế, nhà phân tích kết hợp hai phương pháp, bắt đầu với các vấn đề chung chung, chuyển sang các câu hỏi cụ thể và sau đó trở về các vấn đề chung. Trong bất kỳ trường hợp nào, tất cả các cuộc phỏng vấn nên bắt đầu bằng những câu hỏi không gây tranh cãi và sau đó dần dần chuyển sang những câu hỏi ở mức sâu hơn sau khi người phỏng vấn đã phát triển một số mối quan hệ với người được phỏng vấn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG HỆ CHUYÊN GIA - ĐẠI HỌC HÀNG HẢI - 3
10 p | 218 | 27
-
BÀI GIẢNG HỆ CHUYÊN GIA - ĐẠI HỌC HÀNG HẢI - 5
10 p | 157 | 26
-
Bài giảng Thiết kế hạ tầng máy tính - Chương 3: Xác định hiện trạng mạng
10 p | 99 | 14
-
Bài giảng Bảo mật hệ thống thông tin: Chương 3 - ĐH Bách khoa TP HCM
50 p | 112 | 13
-
Tập bài giảng Công nghệ phần mềm - Phạm Hùng Phú, Nguyễn Văn Thẩm (Biên soạn)
291 p | 63 | 13
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 3 - Học viện Ngân hàng
56 p | 86 | 12
-
Bài giảng Chương 3: Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
89 p | 291 | 12
-
Bài giảng Nguyên lý ngôn ngữ lập trình - Chương 3: Phân tích từ vựng
18 p | 80 | 8
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Chương 3 - Từ Thị Xuân Hiền
52 p | 85 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật phần mềm - Phần 3: Phương pháp xác định yêu cầu người dùng
21 p | 109 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết nhận dạng – Chương 3: Nhắc lại kiến thức xác suất
72 p | 34 | 5
-
Bài giảng Nhập môn chương trình dịch: Chương 3 - Hoàng Anh Việt
104 p | 71 | 5
-
Bài giảng Ngôn ngữ lập trình nâng cao: Bài 3.1 - Nguyễn Xuân Hùng
26 p | 47 | 5
-
Bài giảng Chương 3: Mô hình hóa dữ liệu (Quy tắc nghiệp vụ và mô hình hóa dữ liệu)
20 p | 144 | 5
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 3 - Thực hiện ẩn. Khởi tạo và hủy bỏ đối tượng
31 p | 11 | 3
-
Bài giảng Chương 3: Xác định yêu cầu - Vũ Chí Cường
35 p | 34 | 2
-
Bài giảng Tương tác người máy: Chương 3 - Lê Quý Lộc
18 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn