YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng chuyên đề: Quản lí môi trường đô thị và hiện trạng môi trường đô thị địa phương
206
lượt xem 23
download
lượt xem 23
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cùng tìm hiểu tổng quan về quản lý môi trường đô thị; hiện trạng môi trường đô thị địa phương;... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng chuyên đề: Quản lí môi trường đô thị và hiện trạng môi trường đô thị địa phương".
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng chuyên đề: Quản lí môi trường đô thị và hiện trạng môi trường đô thị địa phương
- BÀI GIẢNG TẬP HUẤN LỚP ĐỊA PHƯƠNG Chuyên đề QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG Giáo viên soạn giảng: Trương Châu Hiếu Đơn vị: Sở Xây dựng Bến Tre, tháng 4 năm 2011
- NỘI DUNG BÁO CÁO I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỊA PHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1. Khái niệm về quản lý môi trường 2. Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu 3. Tổ chức công tác quản lý môi trường 4. Cơ sở khoa học - công nghệ, kinh tế của quản lý môi trường 5. Các công cụ quản lý môi trường 6. Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường 7. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm 8. Những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường 9. Kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSON), công nghệ xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước , không khí , đất và chất thải rắn,
- 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm về quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000) Thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm: - Quản lý nhà nước về môi trường - Quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường
- 1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu - Hướng tới sự phát triển bền vững - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường - Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. - Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP - Polluter pays principle)
- 1.3.Tổ chức công tác quản lý môi trường Tổ chức công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường, bao gồm các mảng công việc quan trọng sau: - Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các qui định luật pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trường. - Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường. - Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo các cán bộ môi trường. - Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa phương ở cấp các ngành.
- 1.4. Cơ sở khoa học - công nghệ, kinh tế của quản lý môi trường Ngày nay, có đủ điều kiện để xem quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi trường, có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người, đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi tường sống của con người cùng các sinh vật trên trái đất, hiện tại cũng như trong tương lai. Công tác quản lý môi trường dựa trên: * Cơ sở khoa học - Vấn đề môi trường thông thường khá phức tạp, liên quan với nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, nên không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa học nào đó. Quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra.
- - Hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt qua khả năng chịu tải của trái đất, và để duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên trái đất. Loài người cần phải quản lý môi trường sống của chính mình thông qua các hoạt động phát triển bền vững. - Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tiêu chuẩn môi trường... Đó là những công cụ có hiệu lực để quản lý chất lượng môi trường.
- * Cơ sở kỹ thuật - công nghệ Tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên là cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục, do vậy cần phải có những phương thức quản lý tối ưu dựa trên các khả năng của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người. Hoạt động quản lý môi trường là cần thiết để điều tiết khả năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai. Các giải pháp tối ưu có từ các ứng dụng thông tin dự báo môi trường GIS , mô hình hoá, qui hoạch môi trường, EIA , kiểm toán môi trường, chỉ có thể triển khai trong thực tế thông qua các biện pháp quản lý tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và quốc tế. Quản lý môi trường trong tương lai, có thể trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế chất thải, một trong giải pháp công nghệ sạch, công nghệ không có phế thải.
- * Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường, được điều tiết thông qua các công cụ kinh tế: Nếu dùng các biện pháp và công cụ kinh tế, chúng ta có thể định hướng được sản xuất và tiêu thụ, nói cách khác, có thể điều khiển được các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường. Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, bao gồm: Quyền sở hữu Thuế các loại Lệ phí và phí môi trường Cota ô nhiễm Hệ thống đặt cọc và hoàn trả Nhãn sinh thái Trợ cấp và xử phạt Tiêu chuẩn môi trường Hệ thống tiêu chuẩn ISO
- * Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường Luật quốc tế về môi trường Khái niệm “ Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia” (Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
- 1.5. Các công cụ quản lý môi trường Khái niệm về công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý môi trường quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng tâm của ngành môi trường.
- Phân loại công cụ quản lý môi trường - Phân loại theo chức năng + Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp, chính sách. + Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh hoạt), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh. + Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hoá... - Phân loại theo bản chất công cụ
- + Công cụ luật pháp - chính sách: bao gồm các qui định luật pháp và chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, luật nước,... + Công cụ kinh tế: đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian, đồng thời rất đa dạng như: thuế môi trường; nhãn sinh thái; phí môi trường; cota môi trường... + Các công cụ kỹ thuật quản lý: có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá môi trường, monitoring môi trường, kiểm toán môi trường, qui hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng... Các công cụ này có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào. + Các công cụ phụ trợ: không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mô hình hoá môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường.
- 1.6. Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường Vai trò công tác kế hoạch hoá ở nước ta không những không bị “lu mờ” trong nền kinh tế thị trường, mà ngược lại còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô điều hành nền kinh tế phát triển đúng hướng, ổn định và bền vững. Do vậy, để đảm bảo phát triển bền vững đất nước, cần phải hình thành những nguyên tắc như: coi môi trường là đối tượng của kế hoạch hoá; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tất cả các dự án, chương trình phát triển của từng ngành, từng địa phương; đưa các chỉ tiêu môi trường vào công tác thống kê, kế hoạch và đánh giá sự phát triển của đất nước. Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường Công tác kế hoạch hoá bảo vệ môi trường cần quan tâm đến việc huy động nội lực toàn dân, toàn quân, xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường từ cơ sở. Nội dung kế hoạch hoá công tác môi trường của nhà nước phải bao quát được 5 vấn đề:
- Hình thành qui hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ môi trường nhằm phục hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Thực hiện việc giáo dục môi trường, phổ cập kiến thức về môi trường và tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về môi trường và bảo vệ môi trường. Xây dựng mạng lưới điều tra, quan sát, dự báo, báo động, kiểm tra và kiểm soát về môi trường nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.
- 1.7. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm Khái niệm chung về công cụ kinh tế môi trường Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực tiếp tới thu thập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới môi trường. Công cụ kinh tế đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Để phát huy hiệu lực của công cụ kinh tế cần có những điều kiện: - Nền kinh tế thị trường thực sự. - Chính sách và các qui định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm. - Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương.
- - Thu nhập bình quân (GDP) của quốc gia cao, cho phép quốc gia có những nguồn tài chính dành cho công tác bảo vệ và giáo dục môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môi trường, do đó cần luôn được nghiên cứu để hoàn thiện, tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất mạnh tới sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển, do vậy cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở qui mô lâu dài.
- Thuế tài nguyên, môi trường và các lệ phí ô nhiễm - Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Các tài nguyên tái tạo được bao gồm: sản phẩm rừng tự nhiên, sản phẩm thuỷ sản tự nhiên, nước tự nhiên. Một số tài nguyên không tái tạo được nhưng chưa xác định được trữ lượng cũng áp dụng cách tính thuế trên. Với tài nguyên không tái tạo được đã xác định được trữ lượng thì đối tượng tính thuế phải là trữ lượng tài nguyên mất đi trong quá trình khai thác. - Thuế môi trường Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phí phục hội môi trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm...
- - Phí và lệ phí môi trường Khái niệm chung: Lệ phí là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. Phí là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.. - Các công cụ tạo ra thị trường Các công cụ loại này có mục đích tạo ra một thị trường mà trong đó những người tham gia có thể mua hoặc bán lại các “quyền” được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng. Sự tạo ra thị trường có thể thực hiện dưới hình thức: các giấy phép có thể bán được (cota môi trường) hoặc bảo hiểm trách nhiệm. Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế của công tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xửl ý chất ô nhiễm.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn