intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ bao bì: Chương 10

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

278
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ bao bì - Chương 10: An toàn vệ sinh bao bì thực phẩm trình bày chất lượng bao bì thực phẩm, ký hiệu tái chế bao bì plastic, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu - thiết bị chế tạo và chứa đựng bao bì, tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì, vệ sinh chai lọ tái sử dụng, bao bì bioplastic giảm ô nhiễm môi trường do rác thải từ bao bì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ bao bì: Chương 10

  1. CHƯƠNG 10 AN TOÀN VỆ SINH BAO BÌ THỰC PHẨM
  2. 10.1 CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỰC PHẨM: An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu bao bì, vật chứa đựng thực phẩm cũng là 1 phần quan trọng đối với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề liên quan đến chất lượng bao bì thực phẩm bao gồm:
  3. - Vật liệu bao bì cho thực phẩm, dựa trên đặc tính của vật liệu bao bì ta phải có phương pháp đóng bao bì tương ứng và phải có phương pháp thanh trùng, tiệt trùng tương ứng. - Vật liệu chế tạo bao bì có độ tinh sạch cao hay thấp sẽ đưa đến điều kiện công nghệ chế tạo thay đổi. - Đối với những bao bì tái sử dụng, việc vệ sinh chai lọ trước khi chiết rót thực phẩm được quan tâm. - Đối với những bao bì tái sinh và được in trực tiếp lên bao bì thì cần quan tâm đến sự nhiễm hóa chất vào bao bì.
  4. 10.2 KÝ HIỆU TÁI CHẾ BAO BÌ PLASTIC:
  5. Các loại chai lọ được chế tạo thuần 1 plastic thì được ghi ở đáy ký hiệu như trên để dễ phân loại, thu hồi và tái chế.
  6. 10.3 TIÊU CHUẨN AN TOÀN VỆ SINH VẬT LIỆU THIẾT BỊ CHẾ TẠO VÀ CHỨA ĐỰNG BAO BÌ: Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm được ban hành trong “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm” theo quyết định số 067/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 4/4/1998.
  7. 10.4 TIÊU CHUẨN PHẨM MÀU IN ẤN BAO BÌ: Sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được bao gói bằng bao bì plastic chính là đảm bảo không nhiễm chất tiềm ẩn từ việc in ấn bao bì, điều này cũng bao hàm cả quy định không được in ở mặt trong của bao bì với các loại mực in tiêu chuẩn trừ trường hợp chất liệu in được chính thức phê duyệt là đạt yêu cầu riêng khi tiếp xúc với thực phẩm.
  8. Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về Tiêu chuẩn An toàn Vệ sinh vật liệu bao bì, thì màu dùng trong bao bì chứa thực phẩm chính là màu dùng để in ấn nhãn hiệu trang trí bao bì, được yêu cầu là: phẩm màu cho phép dùng trong thực phẩm.
  9. 10.5 VỆ SINH CHAI LỌ TÁI SỬ DỤNG: Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch. Việc rửa chai lọ nhằm loại các VSV và tất cả các vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát đất, nhãn chai cũ còn dính trên chai.
  10. 10.6 BAO BÌ BIOPLASTIC GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI TỪ BAO BÌ: Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT hiện nay, các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, hoàn toàn vô hại đối với MT, có thể phân hủy dễ dàng được quan tâm sử dụng. Do đó, bao bì plastic có nguồn gốc sinh học được gọi tắt là bioplastic đang được nghiên cứu và phát triển. Một số loại bioplastic phổ biến hiện nay:
  11. 1. Polylactic axit (PLA): - PLA là polyme của axit lactic. PLA cũng có tính chất tương tự như các loại plastic tổng hợp từ dầu mỏ, chỉ khác ở 1 điểm duy nhất là PLA có khả năng phân hủy khi chôn trong đất nên nó không gây ONMT. - Giá thành của PLA tương đối cao, gấp 3-5 lần bao bì plastic thông thường nên nó còn chưa phổ biến.
  12. 2. Poly 3 hydroxybutyrat (PHB): Poly 3 hydroxybutyrat được tổng hợp từ các chủng VSV Arabidopsis thaliana, Brassica napus qua 1 loạt các phản ứng chuyển hóa nhờ sự xúc tác của hệ enzym oxy hóa khử. Và sau cùng là sự xúc tác của enzym synthase, PHA (polyhydroxybulyric) tạo thành sản phẩm PHB.
  13. 3. Mater-Bi: Mater-Bi là 1 chất dẻo sinh học được tạo thành từ tinh bột và 1 chất dẻo từ dầu mỏ. Mater-Bi thường được dùng làm ly, muỗng dùng 1 lần hoặc làm thùng đựng rác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2