intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Di tích dẫn nhập: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 - Dẫn nhập gồm các nội dung chính: 1. Di tích là gì?; 2. Di tích lịch sử, di tích văn hóa; 3. Thắng cảnh là gì?; 4.Di tích và thắng cảnh trên thế giới và ở Việt Nam; 5. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng di tích và thắng cảnh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Di tích dẫn nhập: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ­ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA QUỐC TẾ HỌC Chương 1 Dẫn nhập GV: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chinh
  2. Di tích là gì? Giá trị của hệ thống di tích  lịch sử ­ văn hóa Nôi  ̣ Thắng cảnh là gì? dung Di tích và thắng cảnh trên  thế giới và ở Việt Nam Yếu tố a/hưởng đến chất lượng DT&TC 2
  3. 1. Di tích là gì?  Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại  trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý  nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử  Di tích: Cái của thời xưa còn để lại (tr  246, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và  Trung tâm Từ điển học, 1997)  Di tích văn hóa và di tích lịch sử 3/31
  4. VĂN HÓA Văn hóa vốn bắt nguồn từ chữ La tinh Colere, sau này trở thành  danh từ Culture/vặt thạ nạ thăm/mun hoa/ có nghĩa là cày  cấy, gieo trồng, chăm bón cây lương thực. Từ ý nghĩa  hạn hẹp ban đầu gắn với hoạt động nông nghiệp cổ xưa,  nội dung của văn hóa mở rộng phát triển thành ý nghĩa  vun trồng, bù đắp hoạt động tinh thần của con người. Trong văn hóa nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết. Sự hiểu biết trong  thời đại hiện nay được đo bằng trình độ học vấn, tức trình  độ tiếp thu vận dụng những kiến thức khoa học. Tuy  nhiên, chỉ riêng hiểu biết không thôi thì cũng chưa thành  văn hóa, chỉ thành văn hóa khi sự hiểu biết được sử dụng  làm nền tảng và định hướng cho lối sống dạo lý, tâm hồn,  hành động của mỗi dân tộc và các thành viên vươn tới cái  đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa người với  người, giữa người với môi trường xã hội, tự nhiên. 4/31
  5. Văn hóa (1) Các-Mác: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người chuyển biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người”   5/31
  6. Văn hóa (2) Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”   6/31
  7. Văn hóa (3) Theo UNESCO (1982): “VH hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. VH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền lực cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. VH đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, có lý tính, có óc phê phán và sống một cách đạo lý. Chính nhờ VH mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân ” 7/31
  8. Văn hóa (4) Theo các nhà văn hóa học: “Văn hóa là những quá trình hoạt động sáng tạo của con người theo hướng chân thiện mỹ và các sản phẩm của hoạt động đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những cái đó có tác dụng phát triển các bản chất của con người bao gồm cả lực lượng thể chất và lực lượng tinh thần (ý thức, khả năng sáng tạo) do đó làm cho xã hội tiến bộ” 8/31
  9. Văn hóa (5) GS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” 9/31
  10. Văn hóa (6) GS. Trần Quốc Vượng: “Trong vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa, ta có thể tạm quy về hai loại. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử… Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, nghệ thuật, học vấn…và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau” . 10/31
  11. Văn hóa (7) Do vậy: “Văn hóa giúp hình thành cái cách con người sống, ảnh hưởng đến sự nhận biết của họ về phát triển và ảnh hưởng đến các cách tiếp cận phát triển” 11/31
  12. Di sản văn hóa Di sản VH là những giá trị VH tích lũy trong  suốt quá trình hàng ngàn năm dựng nước  và giữ nước của dân tộc được lưu giữ lại.  Những di sản này rất phong phú, đa dạng  tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau. Gồm: -Văn hóa vật thể.  -Văn hóa phi vật thể 12/31
  13. Di sản văn hóa phi vật thể Di sản VH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá  trị lịch sử, VH, khoa học, được lưu giữ bằng: trí  nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,  truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ,  lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác  phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn  truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp  sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền  thống, trí thức về y dược cổ truyền, về VH ẩm  thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những  tri thức dân gian khác. 13/31
  14. Di sản văn hóa vật thể Di sản VH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị  lịch sử, VH, khoa học gồm di tích lịch sử - văn hóa,  danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích), di  vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, gồm: -hệ thống di tích lịch sử-văn hóa -Hệ thống danh lam thắng cảnh -Hệ thống di vật -Hệ thống cổ vật -Bảo vật quốc gia 14/31
  15. 2. Di tích lịch sử, di tích văn hóa Về tên gọi di tích lịch sử - văn hóa, nhiều nước  trên thế giới từ trước đến nay đều gọi chung là  dấu tích, dấu vết còn lại. Tiếng Pháp là Vestige,  tiếng Anh cũng viết là Vestige (vết tích, dấu vết,  di tích (phần nhỏ còn lại của cái gì đã một thời tồn  tại): vestige of an ancient civilization -> di tích của  một nền văn minh cổ  tiếng Trung Quốc viết là Cổ tích.  tiếng Nga: Исторические и культурные реликвии 15/31
  16. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia  Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị  lịch sử, văn hóa, khoa học.   Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị  tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ  một trăm năm tuổi trở lên, có giá trị tinh thần, mỹ  thuật, sử dụng   Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại,  có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất  nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.    16/31
  17. Di tích lịch sử - văn hóa Philippin, Luật về giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch  sử - văn hóa, 18-6-1966 :  “Được gọi là di sản văn hóa là các lâu đài, di tích, thánh đường, tài liệu và vật thể cổ được xếp hạng là cổ vật, tàn tích hay vật thể được đẽo gọt bằng tay người, các phong cảnh nhân chủng học, phong cảnh lịch sử và các tiêu bản lịch sử tự nhiên, thể hiện các giá trị đối với quốc gia và tầm quan trọng về văn hóa lịch sử, nhân chủng học, khảo cổ học, dân tộc học, các thiên thạch, những bản viết tay có tính lịch sử, các đồ dùng sinh hoạt và dụng cụ nông nghiệp, vật phẩm trang trí, đồ dùng trang sức, các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, vật thể thẩm mỹ công nghiệp, các loại tiền, huy chương, huy hiệu, phù hiệu, quốc huy, cờ…” . 17/31
  18. Di tích lịch sử - văn hóa Theo điều 4, chương I, Luật sửa đổi, bổ sung một  số điều của Luật di sản văn hóa (VN) được định  nghĩa như sau:  Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 18/31
  19. Tiêu chí của di tích lịch sử-văn hóa  Gắn với địa điểm, quá trình dựng nước và giữa nước:  khu di tích Đền Hùng  Gắn với thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân tộc,  danh nhân văn hóa: Kim Liên (Nghệ An), Côn Sơn-Kiếp  Bạc (Chí Linh-Hải Dương)  Gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cách mạng, kháng  chiến: ATK Tân Trào, Định Hóa, Điện Biên Phủ, Địa đạo  Vịnh Mốc, Căn cứ Trung ương cục miền Nam  Gắn phát triển lịch sử tộc người, quốc gia, dân tộc: Núi  Đọ (Thanh Hóa), thành Thăng Long,   Gắn với giai đoạn lịch sử: di tích Cố đô Huế 19/31
  20. 3. Thắng cảnh là gì?  Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa,  không nhiều thì ít, còn những giá trị văn hóa do thiên  nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắng cảnh.  Về cụm từ danh lam thắng cảnh, trước hết, chữ lam  được gọi rút gọn từ chữ tăng già lam, hoặc tịnh lam, có  nghĩa là ngôi chùa. Ở thời Lý, các ngôi chùa được phân  ra làm ba hạng: Đại danh lam (chùa nổi tiếng nhất),  trung danh lam (chùa nổi tiếng vừa) và tiểu danh lam  (chùa ít nổi tiếng). Cũng ở thời Lý, nơi nào có núi cao,  cảnh đẹp, thường được dựng chùa thờ phật. Từ đó hình  thành nên khái niệm danh lam thắng cảnh, như vậy  danh lam thắng cảnh là nơi có cảnh đẹp và chùa nổi  tiếng. Cho đến nay, phần lớn các danh lam thắng cảnh ở  nước ta đều có chùa thờ phật. 20/31
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2