Bài giảng Dòng tiểu cầu - ThS. Hà Nữ Thùy Dương
lượt xem 2
download
Bài giảng Dòng tiểu cầu do ThS. Hà Nữ Thùy Dương biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Hình thái bình thường của dòng tiểu cầu; Tính chất, chức năng của tiểu cầu; Các rối loạn của tiểu cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dòng tiểu cầu - ThS. Hà Nữ Thùy Dương
- DÒNG TIỂU CẦU I. HÌNH THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA DÒNG TIỂU CẦU Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 1
- Tế bào gốc vạn năng ↓ TB gốc đa năng định hướng dòng tuỷ (CFU-GEMM) ↓ TB tiền thân dòng mẫu tiểu cầu ↓ Nguyên mẫu tiểu cầu ↓ Mẫu tiểu cầu ưa bazơ ↓ Mẫu tiểu cầu có hạt chưa sinh tiểu cầu ↓ Mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu nhân tự do Tiểu cầu Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 2
- 1. Nguyên mẫu tiểu cầu: - Kích thước 20-25 μm - Hình tròn hoặc đa giác - Nhân lớn chiếm gần hết tế bào, tròn, cấu trúc nhiễm sắc dày, có 1-2 hạt nhân, có khi hạt nhân không thấy rõ - NSC ưa bazơ đậm (màu xanh lục), không có hạt, giữa nhân và NSC có 1 quầng mờ nhạt không đều, đây là giai đoạn duy nhất có khả năng phân bào Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 3
- 2. Mẫu tiểu cầu ưa bazơ - Kích thước trung bình 40 μm - Hình tròn hoặc giới hạn không đều - Nhân lớn, hình thận hoặc đa giác có eo thắt, cấu trúc nhiễm sắc rất đậm, thô, tụ thành từng đám lớn. - NSC ưa bazơ rất đậm , đã bắt đầu xuất hiện hạt từ vùng có quầng mờ nhạt Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 4
- 3. Mẫu tiểu cầu có hạt chưa sinh tiểu cầu - Kích thước 50-100 μm - Nhân thường lệch ra ngoại biên và có nhiều múi, cấu trúc nhiếm sắc rất đậm, thô - NSC ưa bazơ nhẹ, có rất nhiều hạt ưa azua phân bố trong toàn bộ NSC làm cho NSC có màu đỏ hồng. - Màng tế bào còn nguyên, chưa có chỗ nào bị phá vỡ. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 5
- 4. Mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu - Hình ảnh giống giai đoạn trên, nhưng các hạt nhóm thành từng đám nhỏ, có rất nhiều đám tập trung trong NSC, các đám này có khuynh hướng dồn ra phía ngoại vi. - Màng tế bào có những chỗ bị phá vỡ và có những đám tiểu cầu trưởng thành bị đẩy ra khỏi NSC của tế bào. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 6
- 5. Mẫu tiểu cầu nhân tự do Khi đã sinh hết tiểu cầu, NSC của mẫu tiểu cầu bị phá vỡ hoàn toàn, chỉ còn lại nhân lưu hành tự do một thời gian rồi thoái hoá dần. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 7
- 6. Tiểu cầu - Là tế bào nhỏ nhất trong tuần hoàn, kích thước 2-5 m, hình tròn hoặc bầu dục. - Trên tiêu bản nhuộm giêm sa, tiểu cầu bắt màu đỏ hồng, tụ thành từng đám - Trên kính hiển vi điện tử, cấu trúc siêu vi của tiểu cầu như sau: Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 8
- + Màng tiểu cầu có các glycoprotein (GP), trong đó GPIb, GPIIb, GPIIIa đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng dính và ngưng tập. Mặt ngoài màng là nơi có các yếu tố đông máu hấp thụ vào. + Mặt trong của màng gồm hệ thống ống có tác dụng duy trì hình dạng của tiểu cầu. Hệ thống ống nối với mặt ngoài của tiểu cầu có vai trò trong việc thu nhận các chất trong huyết tương và giải phóng các chất chứa đựng trong các hạt. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 9
- + Các hạt trong tiểu cầu (2): - Hạt đặc (sẫm) chứa Ca2+, serotonin, ADP, ATP, Histamin... - Hạt chứa fibrinogen, fibronectin, yếu tố von Willebrand, Thrombospondin, các chất điều biến phát triển, 1 số yếu tố đông máu(V, HMWK, XI,, Fibrinogen...) + Thrombopoietin tham gia điều hòa sản xuất tiểu cầu theo cơ chế kích thích tăng sinh và biệt hóa mẫu tiểu cầu. + Số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi bình thường từ 150.000-400.000/mm3 Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 10
- II. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TIỂU CẦU 1. Tính chất 1.1. Vận chuyển Tiểu cầu có khả năng vận chuyển - Một số chất gây co mạch: serotonin, adrenalin, noradrenalin - Một số yếu tố đông máu - Các chất hoạt hoá và ức chế tiêu sợi huyết Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 11
- 1.2. Kết dính Ngay khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu sẽ dính vào các sợi tạo keo ở lớp dưới nội mạc của thành mạch thông qua yếu tố von-Willebrand. 1.3. Ngưng tập Bình thường tiểu cầu ở dưới dạng tách rời nhau trong tuần hoàn. khi tổ chức bị thương tổn hoặc khi rời khỏi cơ thể, các tiểu cầu tác động với nhau và kết chụm lại. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 12
- - In vitro: ADP, Adrenalin, serotonin có thể gây ngưng tập tiểu cầu - In vivo: khi tiểu cầu dính vào lớp dưới nội mạc thì nó sẽ được kích hoạt và phóng thích ra ADP, thromboxan A2, các chất này có tác dụng ngưng tập tiểu cầu. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 13
- 2. Đời sống của tiểu cầu - Trung bình là 9-11 ngày - Tiểu cầu già cỗi bị phân huỷ trong các đại thực bào, chủ yếu ở lách. Sự sinh tiểu cầu được điều hoà bởi yếu tố thrombopoietin. 3. Chức năng của tiểu cầu Tiểu cầu tham gia vào quá trình cầm máu ban đầu, quá trình đông máu và tham gia vào sự co cục máu. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 14
- III. CÁC RỐI LOẠN CỦA TIỂU CẦU 1. Rối loạn số lượng tiểu cầu 1.1. Giảm số lượng khi tiểu cầu < 100.000/mm3 1.1.1. Giảm sản xuất tiểu cầu Không thấy hoặc ít thấy mẫu tiểu cầu trên lam tuỷ và xét nghiệm đời sống tiểu cầu bình thường - Các bệnh lý bẩm sinh gây giảm tiểu cầu Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 15
- + Giảm tiểu cầu và thiếu xương quay + Thiếu máu Fanconi - Các rối loạn mắc phải + Suy tuỷ + Bệnh ác tính: lơ xê mi cấp hoặc K di căn vào tuỷ xương + Thiếu máu do thiếu vitamin B12 + Do thuốc: thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, các hoá chất chống ung thư... Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 16
- 1.1.2. Tăng phá huỷ - Số lượng mẫu tiểu cầu/tuỷ xương tăng, xét nghiệm đời sống tiểu cầu bị rút ngắn - Bẩm sinh: Giảm tiểu cầu đồng miễn dịch ở trẻ sơ sinh - Mắc phải: + Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 17
- + Nhiễm virut: hội chứng tăng BC đơn nhân, sởi, Dengue xuất huyết... + Bệnh lý tăng sinh lympho: lơ xê mi kinh dòng lympho, u lympho không Hodgkin + Lupus ban đỏ hệ thống + Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối + Do thuốc: quinidin, penicillin + Sau truyền máu Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 18
- 1.2. Tăng số lượng - Hội chứng tăng sinh tuỷ: trong tăng tiểu cầu tiên phát hay trong đa hồng cầu, lơ xê mi kinh dòng tuỷ - Sau cắt lách 2. Rối loạn chức năng tiểu cầu 1. Hội chứng Bernard-Soulier: Bệnh di truyền lặn trên NST thường. Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 19
- Tiểu cầu thiếu GPIb nên không có khả năng kết dính. 2. Bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzman: Bệnh di truyền lặn trên NST thường. Tiểu cầu thiếu GPIIb, IIIa nên giảm khả năng ngưng tập ********HẾT****** Bài giảng TC ThS. Hà Nữ Thùy Dương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Rối loạn cấu tạo máu phần một: Rối loạn cấu tạo hồng cầu
61 p | 174 | 34
-
Bài giảng Giải phẫu bộ máy tiêu hóa
32 p | 161 | 19
-
Bài giảng Mạch máu - Bs. Trần Kim Thương
27 p | 167 | 18
-
Bài giảng Rối loạn đông máu và chảy máu trong ICU
48 p | 93 | 11
-
Bài giảng Kháng sinh cấu trúc peptid
32 p | 111 | 8
-
Bài giảng Sinh lý tiêu hóa
80 p | 53 | 8
-
Bài giảng Miễn dịch - Sinh lý bệnh: Buổi 7 - ThS.BS Lê Thị Thu Hương
69 p | 37 | 4
-
Bài giảng Sinh lí máu
168 p | 4 | 3
-
Bài giảng Mô học hệ sinh dục - Bs. Nguyễn Văn Đối
80 p | 7 | 2
-
Bài giảng Hệ tuần hoàn - BS. Lê Chí Linh
34 p | 5 | 2
-
Bài giảng Sinh lí bệnh máu và tạo máu
59 p | 7 | 2
-
Bài giảng Sự phát triển của các dòng tế bào máu - ThS. Lê Thị Hoàng Mỹ
67 p | 57 | 2
-
Bài giảng Xét nghiệm cầm máu đông máu ứng dụng trên lâm sàng
96 p | 3 | 1
-
Bài giảng Sinh lý cầm máu
23 p | 1 | 1
-
Bài giảng Các giai đoạn cầm máu, đông máu
54 p | 4 | 1
-
Bài giảng Mạch học tổng quát - Ths. Nguyễn Phước Vĩnh
53 p | 3 | 1
-
Bài giảng Đánh giá nguy cơ tim mạch chu phẫu và cách xử trí các rối loạn nhịp chu phẫu theo hướng dẫn mới của ESC 2022 - BSCK2. Kiều Ngọc Dũng
66 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn