intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đường đô thị và tổ chức giao thông: Chương 5+6+7 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đường đô thị và tổ chức giao thông: Chương 5+6+7 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổ chức giao thông trong đô thị; Giao thông và môi trường; Thoát nước, chiếu sáng và hệ thống kỹ thuật;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đường đô thị và tổ chức giao thông: Chương 5+6+7 - Trường ĐH Giao thông Vận tải

  1. ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG University of Transport and Communications Campus in Ho Chi Minh
  2. CHƯƠNG V:TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 2
  3. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Mục đích của tổ chức giao thông ➢ Sử dụng có hiệu quả hệ thống đường, các trang thiết bị kỹ thuật trên đường để tang khả năng thông xe của mạng lưới đường, tránh ùn tắt giao thông trong thành phố. ➢ Nâng cao chất lượng phục vụ cho người tham gia giao thông đặc biệt cho người sử dụng giao thông công cộng. ➢ Đảm bảo an toàn giao thông, nhằm giảm số lượng các vụ tai nạn giao thông. ➢ Giảm tiêu hao nhiên liệu của phương tiện, giảm lượng khíthải, giảm tiếng ồn, bụi trong không khí, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho nhân dân TP.
  4. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Các biện pháp tổ chức giao thông 1.1 Các biện pháp liên quan đến qui hoạch mạng lưới đường và chiến lược phát triển giao thông (các biện pháp vĩ mô) ➢ Muốn tổ chức giao thông có hiệu quả thì phải đề cập tới ngay từ khi làm quy hoạch XD thành phố, qui hoạch mạng lưới đường. Phải phân định rõ ý nghĩa và chức năng của từng con đường. Vídụ: đường vành đai (cho các xe không nhiệm vụ không đi vào thành phố), đường chính, đường khu vực, đường giao thông công cộng. ➢ Cơ cấu hợp lý các phương tiện giao thông, phải có tỉ lệ thích hợp giữa số lượng người sử dụng phương tiện GTCC và phương tiện giao thông cá nhân. Nâng cao chất lượng phục vụ GTCC sẽ giảm được phương tiện giao thông cá nhân trên đường. Muốn vậy, nhà nước phải có chính sách đúng đắn đối với việc phát triển GTCC như bù lỗ, giảm thuế, trợ giá. ➢ Phân bổ giờ làm việc của các cơ quan trong thành phố, tránh tập trung các phương tiện giao thông trên đường trong các giờ cao điểm. ➢ Tổ chức hợp lý nhà ga bến tầu, nơi đỗ xe để hạn chế việc trung chuyển của hành khách. ➢ Hạn chế thời gian các bãi đỗ trong trung tâm thành phố
  5. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Các biện pháp tổ chức giao thông 1.2 Các biện pháp liên quan tới việc phân luồng phân tuyến ➢ Phân chia đô thị giao thông nội thành và giao thông ngoại thành, tổ chức các tuyến đường và nh đai cho các xe không đảm nhiệm có vụ đi vào thành phố, cấp giấy phép cho ô tô được đi vào thành phố, qui định ô tô tải chỉ được đi vào thành phố trong một số giờ nhất định hay cấm một số loại giao thông trên một số đường. ➢ Tách các phương tiện giao thông có tốc độ khác nhau đặc biệt là tách các loại xe thô sơ để tăng an toàn giao thông, tăng vận tốc cho xe cơ giới bằng vạch trên đường, dải phân cách mềm hoặc dải trồng cây. ➢ Trên một số tuyến chính, trong điều kiện có thể điều khiển theo làn song xanh để tang khả năng thông xe của đường. ➢ Tách luồng riêng cho các phương tiện GTCC như làm làn xe riêng cho xe buýt khi mật độ lớn, thời gian cách nhau các xe từ 3-5 phút, để làm tang vận tốc cho xe buýt và không cảng trở các phương tiện khác.
  6. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Các biện pháp tổ chức giao thông 1.3 Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đường ➢ Sử dụng có hiểu quả biển báo hiệu và các thiết bị an toàn trên đường được qui định trong “Điều lệ biển báo hiệu đường bộ Việt Nam” ➢ Các biển chỉ dẫn, biển báo hiệu và biển hiệu lệnh phải rõ ràng ngay cả tong điều kiện ban đêm để người lái xe dễ dàng nhận biết. ➢ Sử dụng đúng và có hiệu quả các vạch, mũi tên chỉ hướng sơn trên đường, các đảo dẫn hướng tại các nút giao thông để người lái xe nhận rõ hướng đi. ➢ Bố tríhệ thống đèn tín hiệu tại các nút giao thông để làm tang khả năng thông xe, tránh ùn tắc và giảm tai nạn giao thông tao nên văn minh trong giao thông đô thị. ➢ Thực hiện phân luồng từ xa, thiết lập hệ thống bảng báo hiệu điện tử, thông báo hướng đường , khu vực bãi đỗ xe còn chỗ trống, giúp lái xe dễ dàng tìm đường.
  7. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Các biện pháp tổ chức giao thông 1.4 Các điều kiện đảm bảo tổ chức giao thông hiệu quả ➢ Hoàn thiện luật giao thông đường bộ theo sự phát triển của giao thông. Phổ biến sau rộng đến mọi người dân, đưa luật giao thông vào trong chương trình đào tạo cho học sinh. Phải thường xuyên phổ biến luật và tình hình giao thông cũng như tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. ➢ Những người điều khiển phương tiện giao thông phải có đủ sức khõe, tay lái tốt và nắm vững luật. ➢ Có đủ kính phíđể mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các trang thiết bị hoạt động, tiền lương cho người làm công tác tổ chức giao thông. ➢ Lực lượng ứng cứu phải có đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và thông tin kịp thời để ứng cứu khi có tai nạn giao thông. ➢ Lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông phải có trang thiết bị hiện đại, nắm vững luật, thực thi đúng luật.
  8. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 3. Tổ chức các bến xe Các bộ phận chức năng 1 bến xe
  9. CHƯƠNG VI: GIAO THÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG 9
  10. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 1. Tiếng ồn do giao thông gây ra ➢ Tiếng ồn do GT gây ra phụ thuộc vào loại phương tiện. ➢ Tiếng ồn phụ thuộc vào lưu lượng xe chạy trên đường và tốc độ xe chạy, khi lưu lượng xe chạy càng lớn và vận tốc càng lớn thìtiếng ồn càng lớn. ➢ Tiếng ồn còn phụ thuộc loại mặt đường và chất lượng mặt đường ➢ Tiếng ồn còn phụ thuộc vào cao độ của đường so với mặt đường thành phố, đường đặt cao hơn gây ồn lớn và vang xa hơn so với mặt đường đặt dưới thấp.
  11. 2. TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRONG ĐÔ THỊ 2. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng do tiếng ồn ➢ Tại các khu dân cư: giảm tốc độ xe chạy, ở các nước phát triển các khu dân cư người ta hạn chế tốc độ tối đa là 30km/h. ➢ Ven các đường cao tốc người ta trông cây, xây các tường chống ồn. Tường có thể là khung sắt lắp kính, tường đất đá, ngày nay người ta sử dụng chất dẻo phế thải để tạo thành các bồn xếp chồng lên nhau có đổ đất bên trong trồng các cây leo vừa chống ồn vừa tạo cây xanh. ➢ Xây các nhà song song với đường tránh phản âm, sử dụng cửa kính để chống ồn ➢ Các đường cao tốc chạy qua các thành phố trung du, miền núi nên đặt cao độ thấp hơn cao độ mặt bằng của thành phố ➢ Xây các nhà cách đường một khoản qui định tùy theo cấp đường, khoảng cách giữa nhà và đường nên trông cây xanh.
  12. CHƯƠNG VII: THOÁT NƯỚC, CHIẾU SÁNG VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT ĐƯỜNG THÀNH PHỐ 12
  13. I. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ 1. Các vấn đề chung về hệ thống thoát nước thành phố ➢ Thoát nước trong phạm vi thành phố là vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều ngành xây dựng. Vấn đề thoát nước cần phải được dự kiến và thực hiện ngay trong bước qui hoạch mặt bằng và mặt đứng của từng TP. ➢ Thoát nước cho từng tuyến được thực hiện bằng các hệ thống rãnh hở hoặc hệ thống rãnh ngầm sau đó được đỗ vào mướng thoát nước và song hồ. ➢ Hệ thống thoát nước chung: Nước mưa, nước sinh hoạt thoát chung 1 hệ thống, sau đó dẫn ra mương hồ,.. Ưu điểm là rẻ tiền, tuy nhiên nước sinh hoạt chưa được xử lý do đó gây ô nhiễm môi trường. ➢ Hệ thống thoát nước riêng biệt: nước sinh hoạt được dẫn ra hệ thống riêng biệt rồi được đưa về trung tâm xử lý làm sạch nước sau đó mới đổ về hệ thống song ngòi của TP.
  14. I. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ 1. Các vấn đề chung về hệ thống thoát nước thành phố ➢ Hệ thống thoát nước lộ thiên: sử dụng hệ thống rãnh xây hoặc rãnh đào tự nhiên. Yêu cầu có độ dốc đảm bảo nước chảy và không đọng bùn cát. ➢ Hệ thống thoát nước kín: sử dụng các công trình thoát nước đặt ngầm dưới đường phố, hầm thoát nước, hệ thống đường ống thoát nước. ➢ Hệ thống mương, sông, hồ trong thành phố vừa có tác dụng thoát nước , chứa nước khi có mưa to lớn vừa góp phần cải tạo môi trường cho TP. 2. Trình tự thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Khi xây dựng thành phố mới, cải tạo thành phố cũ phải nghiên cứu bản đồ địa hình với tỷ lệ 1/500 đến 1/2000. Nghiên cứu hệ thống áo hồ song ngòi của khu vực, nghiên cứu hệ thống thoát nước hiện có. Định hệ thống thoát nước cho từng đường phố, cho khu vực từ đó lên bản đồ mạng lưới thoát nước. Từ bản đồ địa hình khoanh lưu vực mạng lưới thoát nước để tính lưu lượng nước mưa
  15. I. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ 3. Bố tríhệ thống thoát nước và cửa thu nước ➢ Hệ thống đường ống dẫn nước được đặt dọc theo tuyến đường, tùy theo chiều rộng mặt cắt ngang đường có thể bố trímột hệ thống ống dọc hoặc 2 hệ thống. ➢ Đối với hệ thống rãnh xây có nắp đậy, có thể bố trísát đá vỉa, nước chảy vào rãnh nhanh nhưng khó cho việc trồng cột điện chiếu sáng, trồng cây xanh. Trường hợp hè rộng người ta bố trírãnh lùi vào khoảng 2m, cấu tạo các ống thu nước từ đường vào. Đường ngõ, hẻm không có hè có thể đặt rãnh ở giữa. ➢ Khi bề rộng đường hẹp có thể bố trí một hệ thống ở giữa hoặc lệch về một bên và có hệ thống ống ngang thu nước, khi bề rộng mặt đường lớn có thể bố tríhai hệ thống ống có thể đặt dưới nền đường hoặc dưới lề đường. ➢ Nước từ rãnh dọc theo đường sẽ chảy vào các cửa thu nước, tại cửa thu nước chính là các hố ga để kiểm tra và nạo vét đường ống. Khoảng cách cửa thu nước phụ thuộc độ dốc dọc của đường. ➢ Cửa thu nước có thể là cửa thu trực tiếp hoặc cửa thu gián tiếp từ rãnh và được đặt dọc theo đường.
  16. I. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ 3. Bố trí hệ thống thoát nước và cửa thu nước Cửa thu nước
  17. II. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THÀNH PHỐ 1. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chiều sáng: ➢ Quang lượng (quang thông)f: lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng (đèn) trong một giây, đơn vị lumen. ➢ Độ rọi E: Thể hiện lượng quang thông chiếu đến một đơn vị diện tích của bề mặt chiếu sáng, E(lux=lumen/m2), ➢ Độ chói: thể hiện mức độ sáng của bề mặt chiếu sáng, bằng mật độ quang thông phát ra từ một đơn vị diện tích của bề mặt đó theo một hướng xác định đến một qua sát viên (biểu thị khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt người) 2. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng: Nhìn chung, thìđường ngoài đô thị không cần thiết kế chiếu sáng trừ một số đoạn đường đặc biệt: nút GT, cầu hẹp, các đoạn đường hầm, các đoạn cong gấp, các vị trícó công trình xd lấn vào lề đường…
  18. II. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THÀNH PHỐ 2. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng: Trong trường hợp có thiết kế chiếu sáng ở nút GT thì cần tạo sự chuyển tiếp chiếu sáng dần dần từ vùng tối ra vùng sáng và ngược lại Không nên bố trí các cột đèn dọc theo phía bụng đường cong ở những đoạn đường dốc; Trên những đoạn có dải phân cách thìthiết bị chiếu sáng được đạt ở dải phân cách hoặc bên phải của đường Mức độ chiếu sáng của đường đô thị tuỳ thuộc vào loại đường, lưu lượng xe, kích thước hình học của đường phố ,… Nếu không có gìđặc biệt thìtheo quy định chung. Mức độ chiếu ság tại nút GT lấy bằng tổng mức độ chiếu sáng trên các đường phố cắt nhau tại nút giao.
  19. II. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THÀNH PHỐ 3. Những tham số liên quan đến việc bố trí đèn: ➢ Chiều cao của đèn: phụ thuộc vào công suất của đèn (tránh làm loá mắt) và chiều rộng của mặt đường. Chiều cao càng lớn thì độ chiếu sáng càng rải đều. Chiều cao của của đèn từ 8- 10m, hoặc 12m khi chiều rộng mặt đường lớn và 15m cho đường cao tốc. ➢ Khoảng cách giữa hai cột đèn: chọn dựa vào loại đường đô thị 4. Nguồn chiếu sáng: Nhà sản xuất sẽ cung cấp cho người thiết kế các thông số cần thiết của đèn; 5. Chọn lọai đèn: Để hạn chế chói lóa, nói chung nên sử dụng các lọai đèn có phân bố ánh sáng bán rộng Imax nằm trong khỏang từ 0-650. Các lọai đèn phân bố ánh sáng rộng nằm trong khoảng 0-750 chỉ sử dụng ở các đường nhỏ, chiều rộng không lớn, tốc độ xe chạy thấp.
  20. II. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THÀNH PHỐ 6. Chọn công suất của bóng đèn sử dụng: R.Ltb .B.e  bd  .k : quang thông của bóng đèn  Ltb: độ chói trung bình trên bề mặt đường B: chiều rộng đường; E: khỏang cách các cột đèn; k: giá trị dự trữ, k=1.3(đèn nung sáng), k=1.5(đèn phóng điện) : hệ số sử dụng của đèn, xác định theo thông báo của nhà sản xuất và phương pháp đặt đèn hoặc có thể xác định theo tỷ sốn l/H; R: tỷ số giữa độ rọi và độ chói trung bình trên mặt đường: Btb 7. Xét yếu tố lão hoá khi thiết kế chiếu sáng: R Ltb Độ chiếu sáng của đèn bị giảm dần theo thời gian sử dụng, vì vậy khi thiết kế chiếu sáng trên đường ôtô phải xét hiện tượng lão hoá của nguồn chiếu sáng. Hiện tượng này phụ thuộc vào kiểu đèn sản xuất và môi trường, không khí nơi sử dụng đèn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2