Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương VII - GV. Thân Thị Diệp Nga
lượt xem 64
download
Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Chương VII: Hệ tiêu hóa do GV. Thân Thị Diệp Nga thực hiện, trình bày về cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa, đặc điểm hệ tiêu hóa ở trẻ em, đặc điểm phát triển răng trẻ em - vệ sinh răng miệng và vệ sinh hệ tiêu hóa cho trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương VII - GV. Thân Thị Diệp Nga
- TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
- GiẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM CHƯƠNG VII: HỆ TIÊU HÓA
- I- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ KMiệng Cấu tạo ống tiêu hóa Hầu Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già
- 1- CẤU TẠO cơ quanbiết các cơ quan này có Hãy cho tiêu hoá gồm ống thể xếp thành mấy phần? I/ Thức ăn và sự tiêu hoá tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. II/ Các cơ quan tiêu hoá Các cơ quan Các tuyến tiêu trong ống tiêu hóa hóa Miệng, Tuyến nước bọt, họng, Tuyến vị, thựcquản, Tuyến gan, dạ dày, Tuyến tụy, ruột non, Tuyến ruột ruột già, ruột thẳng hậu môn.
- a- Ống tiêu hoá : * Khoang miệng gồm răng & lưõi.
- a- Ống tiêu hoá : *Khoang miệng • Răng : - Cấu tạo từ mô xương gồm các loại răng: răng cửa, răng nanh,răng hàm. - Mỗi răng gồm có thân răng –cổ răng – chân răng,răng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp men răng tiếp đến là ngà răng, tuỷ răng (trong tuỷ răng có nhiều mạch máu & dây thần kinh) - Răng thực hiện chức năng cắn nhỏ,nghiền nát thức ăn và tham gia vào việc phát âm.
- a- Ống tiêu hoá : răng Lưỡi
- a- Ống tiêu hoá : *Lưỡi: - Cấu tạo từ hệ cơ cho nên rất linh hoạt, lưỡi được bao bọc bên ngoài bằng lớp màng nhầy, trong lưỡi có nhiều mạch máu và dây thần kinh. - Chức năng của lưỡi: +Vận chuyển thức ăn (qua động tác nuốt) + Là cơ quan thu nhận về vị giác,xúc giác. + Tham gia vào việc phát âm (người ngắn lưỡi phát âm không rõ).
- a- Ống tiêu hoá : * Hầu: là một đoạn ống dài khoảng 12cm nối khoang miệng với thực quản. Nhiệm vụ dẫn thức ăn vào thực quản, dẫn không khí vào thanh quản. * Thực quản: là một ống dài khoảng 25cm, nối hầu với dạ dày. nhiệm vụ là dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày.
- *Dạ dày: - Là phần rộng nhất của ống tiêu hoá. - Thành dạ dày gồm 3 lớp: thanh mạc, cơ & niêm mạc. - Dạ dày cấu tạo nhiều nếp gấp,nhiều mạch máu và dây thần kinh Dạ dày là nơi chứa & biến đổi thức ăn về mặt cơ học, hoá học nhờ các cơ và các tuyến ở dạ dày (vd: co bóp làm mềm thức ăn, nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị).
- * Ruột: gồm ruột non và ruột già. Ruột non: - Là phần dài nhất của ống tiêu hoá, là nơi tiếp tục thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng đã được biến hoá dưới dạng hoà tan. - Trong ruột có nhiều lông ruột & có nhiều mạch máu phân nhánh thành mạng lưới > đây là nơi tiếp thu các chất dinh dưỡng để chuyển về tim.
- Ruột già: - Dài 1,3m –1,5m, phần đầu nối với ruột non gọi là manh tràng, -Phía sau manh tràng có một mẩu gọi là ruột thừa (nằm ở hố chậu phải). -Tiếp theo manh tràng là đại tràng (ruột già chính thức). -Cuối cùng là ruột thẳng (trực tràng) thông ra ngoài ở hậu môn.
- b-Tuyến tiêu hoá *Tuyến nước bọt gồm 3 đôi tuyến: tuyến dưới hàm – tuyến mang tai – tuyến dưới lưỡi. Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt đỗ vào khoang miệng có tác dụng làm nhão thức ăn, có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc miệng > đây là dịch tiêu hoá thức ăn đầu tiên. * Tuyến tuỵ: nằm trong khoang bụng tiết ra dịch tuỵ đỏ vào ruột non (phần tá tràng). * Tuyến vị: tiết ra dịch vị đổ vào dạ dày. * Tuyến ruột: tiết ra dịch ruột.
- * Gan: • Là tuyến tiêu hoá lớn nhất. • Gan tiết ra dịch mật làm tiêu hoá thức ăn. Dịch mật chứa 90% các muối vô cơ, hữu cơ. • Gan còn là nơi trung hoà độc tố, • Nơi tiêu huỷ hồng cầu già. Tuyến gan
- 2- Chức năng của cơ quan tiêu hoá: •Biến đổi thức ăn thành những chất Lipit dinh dưỡng hoà tan, Chất độc •Hấp thu các chất Vitamin dinh dưỡng để cung Chất dinh cấp cho cơ thể. dưỡng Muối khoáng Gan điều hoà nồng độ Nước các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định Mạch bạch (phần chất dinh dưỡng huyết dư được tích luỹ tại gan hoặc thải bỏ). Chất độc bị khử.
- II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 1- Khoang miệng: - khoang miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kích thước nhỏ vì xương hàm trên ít phát triển. - Lưỡi dày, rộng, có nhiều gai vị giác, có nhiều nếp nhăn, niêm mạc miệng mềm, mỏng, có nhiều mạch máu do đó dễ bị tổn thương, dễ bị các bệnh về nấm ở miệng. VD: tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh. - Niêm mạc miệng trẻ em trong mấy trong mấy tháng đầu (dưới 4 tháng) còn khô do nước bọt tiết ra ít, từ 4 tháng trở đi tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toàn vì vậy trẻ 4-5 tháng thường chảy nước bọt nhiều. Đối với trẻ < 4 tháng không nên cho trẻ ăn bột?
- II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 2- Thực quản: - Thực quản trẻ sơ sinh có dạng hình chóp nón (phía trên rộng, phía dưới hẹp). - Thành thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển, lớp niêm mạc mỏng mịn, nhiều mạch máu, tổ chức tuyến nhầy ít phát triển . Do đó trẻ dễ hóc, nghẹn khi ăn những miếng thức ăn lớn. Vì vậy khi chăm sóc trẻ ăn cần lưu ý.
- II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM 3- Dạ dày: kích thước, hình dạng, vị trí thay đổi theo lứa tuổi. * Kích thước (dung tích dạ dày) thay dổi theo lứa tuổi: + Sơ sinh: 30 –35ml (cm3). + 3tháng: 100ml. +1 tuổi trở lên: 250ml. * Hình dạng thay đôi theo lứa tuổi. + Sơ sinh dạ dày có dạng hình tròn. + 1 tuổi hình thuôn dài. + 7 tuổi có hình dạng như người lớn
- II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM * Vị trí: + Sơ sinh dạ dày nằm ngang. + Khi biết đi dạ dày chuyển dần sang đứng. + Tuổi MG giống người lớn (2/3 đứng, 1/3 ngang) • Lớp cơ thành dạ dày phát triển còn yếu nhất là cơ thắt tâm vị nên lổ tâm vị rộng, cơ thắt môn vị phát triển tốt nên lổ môn vị đóng rất chặt. Đến 2 tuổi lớp cơ thành dạ dày giống người lớn.
- II- ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM • * Lớp niêm mạc ở thành dạ dày cùa trẻ cũng tiết dịch vị ngay từ khi mới sinh, thành phần dịch vị giống người lớn (thành phần chính là axit Hcl). • * Khả năng hấp thu ở dạ dày chưa cao ( chí có sữa mẹ hấp thu 25%).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 4: Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh
162 p | 55 | 20
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh
163 p | 84 | 17
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 10: Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục
133 p | 74 | 12
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 9: Giải phẫu sinh lý thận niệu
92 p | 66 | 11
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết
110 p | 78 | 11
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 6: Giải phẫu sinh lý máu
105 p | 56 | 10
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 2: Giải phẫu sinh lý hệ xương
170 p | 63 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 1: Đại cương giải phẫu sinh lý
131 p | 63 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ xương
171 p | 73 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 8: Giải phẫu hệ tiêu hóa
139 p | 54 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp
143 p | 99 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý máu
106 p | 73 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ cơ
165 p | 71 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 11: Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết
109 p | 62 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 3: Giải phẫu sinh lý hệ cơ
164 p | 76 | 7
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn
174 p | 58 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý thận niệu
93 p | 71 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 156 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn