Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (GV. Đinh Khương Duy) - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
lượt xem 41
download
Nội dung bài giảng chương 1 các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới, sẽ giúp các bạn nắm các phương thức giao dịch trực tiếp, phương thức giao dịch thông thường,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (GV. Đinh Khương Duy) - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
- Chương 1: CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Đinh Khương Duy khuongduy@ftu.edu.vn 03/15/14 Đinh Khương Duy 1
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Giáo dục, 2007. Luật Thương mại 2005. Bộ Luật Dân sự 2005. Luật Đấu thầu 2005. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Công ước Viên1980. 03/15/14 Đinh Khương Duy 2
- I. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG Đặc trưng Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự do; Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của ít nhất 1 bên; Chủ thể có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau Hàng hóa có thể di chuyển qua biên giới/ biên giới hải quan quốc gia. 03/15/14 Đinh Khương Duy 3
- 1. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRỰC TIẾP 1.1. Hỏi giá Xét về mặt pháp lý: Lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của bên mua Xét về mặt thương mại: Bên mua đề nghị bên bán báo cho mình biết giá cả của hàng hóa và các điều kiện để mua hàng. 1.2. Chào hàng 1.2.1. Khái niệm Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ bên bán 03/15/14 Đinh Khương Duy 4
- 1.2.2. Hình thức Văn bản, lời nói, hành vi cụ thể 1.2.3. Phân loại a. Chào hàng cố định Xác định đầy đủ các yếu tố cần thiết của HĐ Thể hiện ý chí của bên chào muốn được ràng buộc về hợp đồng b. Chào hàng tự do Lời đề nghị gửi cho nhiều người; Không ràng buộc trách nhiệm của bên CH; Thể hiện trên bề mặt là chào hàng tự do. 03/15/14 Đinh Khương Duy 5
- c. Phân biệt chào hàng cố định và tự do Tiêu đề chào hàng Nội dung Cơ sở viết thư Bên nhận chào hàng Thời hạn hiệu lực của chào hàng 1.2.4. Điều kiện hiệu lực của chào hàng Bên được chào nhận được chào hàng Chào hàng hợp pháp: Chủ thể, ND, hình thức, đối tượng 1.2.5. Thu hồi, hủy bỏ chào hàng Chào hàng, dù là không hủy ngang, cũng có thể được thu hồi nếu như thu hồi chào hàng đến được với người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. (Điều 15, Công ước Viên 1980) 03/15/14 Đinh Khương Duy 6
- Điều 16, 17, Công ước Viên 1980: Cho tới thời điểm hình thành hợp đồng, một chào hàng vẫn có thể được hủy bỏ nếu như hủy bỏ chào hàng đến được với người được chào hàng trước thời điểm anh ta gửi đi chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên một chào hàng không thể hủy ngang nếu: Thể hiện rõ chào hàng không thể hủy ngang hoặc thể hiện rõ một khoảng thời gian để chấp nhận chào hàng. Bên được chào hành động trên cơ sở tin tưởng chào hàng là không thể hủy ngang. Một chào hàng, dù là không thể hủy ngang, cũng sẽ hết hiệu lực kể từ thời điểm từ chối chào hàng đến được với người chào hàng. 03/15/14 Đinh Khương Duy 7
- 1.3. Đặt hàng Khái niệm: Là đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua, thể hiện ý định muốn mua hàng của người mua theo một số điều kiện nhất định. Đặt hàng thường là chào hàng cố định, được sử dụng khi người bán và người mua có mối quan hệ từ trước. 1.4. Hoàn giá Khái niệm: Hoàn giá là sự mặc cả về giá cả và các điều kiện giao dịch. Hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá. Hoàn giá biến CHCĐ thành CHTD. Theo BLDS 2005: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.” 03/15/14 Đinh Khương Duy 8
- 1.5. Chấp nhận chào hàng 1.5.1. Khái niệm Là sự đồng ý các nội dung của chào hàng mà phía bên kia đưa ra, thể hiện ý chí đồng tình với phía bên kia để ký kết HĐ. Theo Điều 18, Công ước Viên 1980, sự im lặng hay bất tác vi tự nó không phải là chấp nhận chào hàng. 1.5.2.Phân loại Chấp nhận vô điều kiện Chấp nhận có bảo lưu • Thay đổi ND chủ yếu của chào hàng: tạo thành hoàn giá. Thay đổi cơ bản gồm: Giá cả, Thanh toán, Số lượng và Chất lượng hàng hóa, Địa điểm và Thời gian giao hàng, Phạm vi nghĩa vụ của một bên với bên kia; Giải quyết tranh chấp. (Điều 19 Công ước Viên 1980) • Không thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng: Trừ phi người chào hàng ngay lập tức, không chậm trễ phản đối bằng miệng hay gửi đi một thông điệp; hợp đông coi như đã được hình thành với các điều khoản như trong chấp nhận chào hàng (bao gồm cả các thay đổi không cơ bản). 03/15/14 Đinh Khương Duy 9
- 1.5.3. Tính hiệu lực của chấp nhận chào hàng Người được chào hàng phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Chấp nhận có hiệu lực vào thời điểm nó được truyền đạt đến người chào hàng, trong khoảng thời gian mà người chào hàng nêu rõ; hoặc nếu người chào hàng không nêu rõ thì trong một khoảng thời gian hợp lý có xét tới hoàn cảnh giao dịch và tốc độ của phương thức truyền đạt mà bên được chào sử dụng. Chào hàng bằng lời nói phải được chấp nhận ngay lập tức trừ khi có chỉ dẫn khác. Nếu do tập quán giao dịch giữa các bên hoặc do tính chất của chào hàng, người được chào có thể thể hiện sự chấp nhận bằng hành vi mà không cần báo cho người chào hàng biết. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ thời điểm người được chào thực hiện hành vi đó, nhưng vẫn phải trong khoảng thời gian hiệu lực của chào hàng. Chấp nhận không có sự phụ thuộc vào một vài bước tiếp theo mà các bên thực hiện Lưu ý: Chấp nhận chào hàng có hiệu lực thì HĐ được ký kết. 03/15/14 Đinh Khương Duy 10
- 1.5.4. Hình thức của chấp nhận Lời nói, hành vi hoặc văn bản. 1.5.5. Chấp nhận chào hàng đến muộn - Chấp nhận chào hàng đến muộn vẫn được coi là có hiệu lực nếu người chào hàng không chậm trễ thông báo cho người được chào hoặc gửi đi một thông điệp về việc đó. - Chấp nhận chào hàng đến muộn do kỹ thuật truyền phát vẫn được coi là có hiệu lực trừ phi người chào hàng thông báo cho người được chào rằng chào hàng đã hết hiệu lực. 1.5.6. Thu hồi chấp nhận Chấp nhận chào hàng có thể được thu hồi nếu thông điệp thu hồi đến được bên được chào hàng trước hoặc cùng lúc chấp nhận chào hàng có hiệu lực. 03/15/14 Đinh Khương Duy 11
- 1.6. Xác nhận - Hai bên mua bán sau khi đã thỏa thuận các điều kiện giao dịch, có khi cần thận trọng ghi lại mọi điều đã thỏa thuận, gửi cho đối phương, đó là văn bản xác nhận. - Văn bản do bên bán gửi thường được gọi là giấy xác nhận bán hàng, văn bản do bên mua gửi thường được gọi là giấy xác nhận mua hàng. - Xác nhận được lập bằng hai cách: + Cách 1: Xác nhận được lập thành 02 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong, giữ lại một bản rồi gửi trả một bản + Cách 2: Xác nhận được lập bằng 01 văn bản có chữ ký của 2 bên, gọi là bản thỏa thuận hay HĐ. - Lưu ý: Sau khi thiết lập hợp đồng, nếu có những thay đổi, bổ sung, các bên cần xác nhận lại bằng văn bản 03/15/14 Đinh Khương Duy 12
- 2. PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN 2.1. Khái niệm - Là phương thức thiết lập mối quan hệ giữa người bán và người mua thông qua người thứ ba là trung gian thương mại. - Phân loại: Luật TM 2005, Điều 3 quy định: Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. 03/15/14 Đinh Khương Duy 13
- 2.2. Đặc điểm TGTM là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, người bán và người mua Trung gian thương mại hành động theo sự uỷ thác Tính chất phụ thuộc Lợi nhuận chia sẻ Ưu điểm Đẩy mạnh hoạt động buôn bán và tránh rủi ro tại những thị trường mới Tiết kiệm được chi phí đầu tư trực tiếp Đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các dịch vụ của người trung gian. Tiết kiệm chi phí vận tải. Nhược điểm Mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường Lợi nhuận bị chia sẻ. Rủi ro lớn nếu lựa chọn nhầm người trung gian. Đôi khi bị trung gian đòi hỏi, yêu sách. 03/15/14 Đinh Khương Duy 14
- Những trường hợp nên sử dụng TGTM Thâm nhập vào thị trường mới. Khi giới thiệu và kinh doanh mặt hàng mới. Tập quán thị trường đòi hỏi phải qua trung gian. Mặt hàng cần sự chăm sóc đặc biệt: hàng tươi sống,.. Việc thiết lập quan hệ mua bán bị hạn chế bởi các quy định cả Nhà nước, chính trị, ngoại giao… Điều kiện trở thành TGTM Là thương nhân theo quy định của pháp luật, Hoạt động trong phạm vi ngành nghề đăng ký, Đáp ứng những tiêu chuẩn đặc thù của từng lĩnh vực mà thương nhân đó đóng vai trò trung gian. 03/15/14 Đinh Khương Duy 15
- 2.3. Các loại hình trung gian thương mại 2.3.1. Môi giới 2.3.1.2. Khái niệm Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Điều 150 Luật Thương mại 2005) 2.3.1.3.Đặc điểm Mối quan hệ giữa người môi giới và người ủy thác dựa trên sự ủy thác từng lần. Người MG không đại diện cho quyền lợi của bên nào Môi giới không đứng tên trên Hợp đồng Môi giới không tham gia thực hiện Hợp đồng 03/15/14 Đinh Khương Duy 16
- 2.3.2. Đại lý 2.3.2.1. Khái niệm Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. (Điều 166, Luật Thương mại 2005) 2.3.2.2. Đặc điểm Đại lý đứng tên trong Hợp đồng; Mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là mối quan hệ dài hạn; Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý (Điều 170, Luật Thương mại 2005). 03/15/14 Đinh Khương Duy 17
- 2.3.2.3. Phân loại Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và đ ạ lý + Đại lý thụ ủy + Đại lý hoa hồng + Đại lý gửi bán + Đại lý kinh tiêu Căn cứ vào phạm vi quyền hạn của đại lý + Đại lý toàn quyền + Tổng đại lý + Đại lý thường + Đại lý đặc biệt + Đại lý độc quyền Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đại lý + Đại lý xuất khẩu + Đại lý nhập khẩu + Đại lý giao nhận + Đại lý làm thủ tục hải quan,… 03/15/14 Đinh Khương Duy 18
- Đại lý thụ ủy Danh nghĩa và Khoản tiền hoặc (Giống đại diện chi phí của % tính trên kim cho thương người ủy thác ngạch công việc nhân) Đại lý hoa hồng Danh nghĩa Hoa hồng theo tỷ (Giống ủy thác chính mình và lệ thỏa thuận, tùy mua bán hàng chi phí của tính chất và khối hóa) người ủy thác lượng công việc Đại lý kinh tiêu Danh nghĩa và Chênh lệch giá (Giống đại lý chi phí của mua và bán bao tiêu) chính mình 03/15/14 Đinh Khương Duy 19
- 2.3.2.4.Hợp đồng đại lý Hình thức: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hính thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 168 Luật TM 2005) Nội dung 1) Phần mở đầu 2) Ngày hiệu lực và hết hạn hợp đồng 3) Sản phẩm 4) Khu vực lãnh thổ 5) Quyền và nghĩa vụ bên đại lý 6) Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác 7) Giá cả 8) Thù lao và chi phí 9) Thanh lý hợp đồng và các quy định về chấm dứt HĐ 10) Chữ ký các bên. 03/15/14 Đinh Khương Duy 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (GV. Đinh Khương Duy) - Chương 2: Incoterms và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
114 p | 264 | 56
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế - Phan Thu Hiền
91 p | 234 | 46
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế - ThS. Phan Thị Thu Hiền
165 p | 260 | 40
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 4: Thực hiện hợp đồng ngoại thương
67 p | 199 | 24
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (GV. Đinh Khương Duy) - Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế
55 p | 161 | 23
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
64 p | 242 | 20
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (GV. Đinh Khương Duy) - Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa
29 p | 172 | 19
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 2: Hợp đồng mua bán quốc tế
138 p | 478 | 17
-
Bài giảng giao dịch thương mại quốc tế
48 p | 117 | 13
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (CN. Nguyễn Cương) - Chương 4: Thực hiện hợp đồng ngoại thương
67 p | 113 | 11
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (CN. Nguyễn Cương) - Chương 3: Chuẩn bị ký kết hợp đồng ngoại thương
16 p | 103 | 11
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (CN. Nguyễn Cương) - Chương 2: Hợp đồng mua bán quốc tế
138 p | 90 | 9
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 5: Giao dịch trong nước về hàng hóa xuất nhập khẩu
22 p | 95 | 7
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (CN. Nguyễn Cương) - Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế
68 p | 116 | 7
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 3: Chuẩn bị ký kết hợp đồng ngoại thương
15 p | 139 | 7
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế ( Cô Dung) - Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa
29 p | 151 | 6
-
Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Cương) - Chương 6: Nhập khẩu thiết bị toàn bộ kỹ thuật
35 p | 65 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn