intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khoa học vật liệu (Textile materials) - Phần 6: Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt (Phần sợi)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khoa học vật liệu (Textile materials) - Phần 6: Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt (Phần sợi). Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung gồm: đặc tính chất lượng của sợi; sợi xơ ngắn (Staple fiber yarn); sợi phức (Compound yarn); sợi mới (Novelty yarn); các tham số đặc trưng của sợi; thí nghiệm sợi;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khoa học vật liệu (Textile materials) - Phần 6: Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt (Phần sợi)

  1. Đại học Quốc gia Tp. HCM Trường đại học Bách Khoa Tp. HCM Khoa Cơ Khí Bộ môn Kỹ thuật Dệt may P6. Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt Phần sợi Người giảng: PGS.TS.Bùi Mai Hương, TS.Vũ Khánh Nguyên ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA nguyen_vk@yahoo.com 1
  2. Phần 6.1 Đặc tính chất lượng của sợi I. Giới thiệu • Vải là nhu cầu thiết yếu của con người. • Hoạt động hằng ngày đều liên quan đến vải (ra khỏi giường mặc quần áo (kim, thoi), đi làm trên xe có vỏ xe gia cố bằng vải). • Những sản phẩm này được tạo thành hoặc cố định với nhau bằng sợi. • Mỗi sản phẩm có các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý khi thiết kế để đảm bảo các tính chất kỹ thuật và thẩm mỹ phải dung hòa. • Tính chất sợi ảnh hưởng một phần từ xơ, cách sắp xếp của xơ (cấu trúc sợi). Cấu trúc sợi có thể không khác nhiều nhưng tính chất khác nhau rất rõ. nguyen_vk@yahoo.com 2
  3. II. Các loại sợi “A textile yarn is an assembly of substantial length and relatively small cross-section of fibers and/or filaments with or without twist.” Tubbs, M.C. (ed.) Textile Terms and Definition, 9th edn, The Textile Insitute, London, 1991. • Theo định nghĩa thì sợi rất đa dạng. Một cách phân loại được dùng rộng rãi là sợi xơ ngắn (Spun-staple yarn) và sợi filament liên tục (Continuous filament yarn). • Sợi là sợi đơn (single yarn) hoặc sợi phức (compound yarn). nguyen_vk@yahoo.com 3
  4. II. Các loại sợi • Sợi xơ ngắn (Spun staple yarn): gồm các xơ ngắn/cắt ngắn được tập hợp và liên kết với nhau bằng nhiều cách (thường là tạo xoắn – twist) để tạo ra các tính chất cần thiết: độ bền (strength), cảm giác tay (handle) và ngoại quan (appearance). • Sợi filament liên tục (Continuous filament yarn): gồm tập hợp các filament song song sát nhau, gần như thẳng, chạy suốt chiều dài sợi. Sợi filament không nhất thiết phải liên kết với nhau. Sợi filament đơn gọi là “monofilament” và đa filament gọi là “multifilament”. nguyen_vk@yahoo.com 4
  5. 2.1. Sợi filament • Không đa dạng bằng sợi xơ ngắn. • Sợi filament trơn (flat continuous filament) là tên gọi cho sợi filament tiêu chuẩn để phân biệt với sợi filament biến đổi cấu trúc (textured continuous filament). • Sợi filament có thể được tạo ra bằng phương pháp ép đùn (extrusion) của hai thành phần (bicomponent filament) hoặc dạng polymer tấm (polymer sheet) rồi được cắt thành từng dải sợi (tape yarn) nguyen_vk@yahoo.com 5
  6. 2.1.1. Sợi filament trơn (Flat continuous filament) • Sợi filament nhân tạo, được tạo ra theo dạng filament đơn (monofilament) hoặc đa filament (multifilament). • Ngoài ra, các filament này có thể ở dạng mờ (matt) hoặc bóng (bright/lustrous). • Được gọi là filament tiêu chuẩn hoặc trơn (flat) để phân biệt với filament được biến đổi cấu trúc (textured). nguyen_vk@yahoo.com 6
  7. 2.1.2. Sợi filament biến đổi cấu trúc (Textured continuous filament) • Sợi filament nhân tạo được biến tính bằng các quy trình theo sau khi đùn ép để tạo ra các nếp nhăn (crimp), vòng sợi (loop), hoặc phá hủy sợi (distortion). • Có nhiều phương pháp được dùng để làm thay đổi cấu trúc sợi. nguyen_vk@yahoo.com 7
  8. 2.1.3. Sợi filament hai thành phần (Bi-component yarn) • Sợi filament được tạo thành từ hai thành phần nguyên liệu thô ban đầu. • Các thành phần có thể được thiết kế có độ co khác nhau để trong các quy trình xử lý tiếp theo có thể tạo ra các gút xoắn (kinking) hoặc vòng xoắn (spiralling). Đây là sự bắt chước của xơ len. nguyen_vk@yahoo.com 8
  9. 2.1.3. Sợi filament hai thành phần (Bi-component yarn) nguyen_vk@yahoo.com 9
  10. 2.1.4. Sợi filament dạng băng sợi (Tape /split film yarn) • Các tấm polymer mỏng được cắt thành các băng dải sợi hẹp (narrow strip) hoặc dạng ruy băng (ribbon). • Các dải sợi có thể được cắt mảnh hơn để tạo sợi (fibrillated) – được cắt dọc theo chiều dài dải sợi để tạo ra một mạng lưới các xơ liên kết với nhau. nguyen_vk@yahoo.com 10
  11. 2.2. Sợi xơ ngắn (Staple fiber yarn) • Có rất nhiều loại sợi xơ ngắn do đó cũng có nhiều phương pháp phân loại cho dạng sợi này (theo chiều dài, theo cấu trúc, phương pháp kéo sợi). • Trong các cách trên thì việc phân loại theo phương pháp kéo sợi là chi tiết nhất. nguyen_vk@yahoo.com 11
  12. 2.2.1. Sợi nồi khuyên (Ring spun yarn) • Sợi được tạo ra trên hệ thống nồi/khuyên (ring/traveller). • Là hệ thống kéo sợi xơ ngắn phổ biến nhất. • Đa dạng về nguyên liệu và sản phẩm (độ dài xơ, độ mảnh xơ, loại xơ). • Các xơ liên kết bằng các vòng xoắn. nguyen_vk@yahoo.com 12
  13. 2.2.2. Sợi rotor (Rotor spun yarn) • Tương tự sợi nồi khuyên, các xơ liên kết bằng các vòng xoắn. • Sợi được sản xuất từ xơ ngắn. • Có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng giữa sợi rotor và sợi nồi khuyên. Nhưng nhìn chung, sợi nồi khuyên bền hơn còn sợi rotor thì đồng đều hơn. nguyen_vk@yahoo.com 13
  14. 2.2.3. Sợi không xoắn (Twistless yarn) • Đượctạo ra từ các xơ ngắn. • Các xơ được liên kết bằng chất kết dính (adhesive). nguyen_vk@yahoo.com 14
  15. 2.2.4. Sợi bọc bằng xơ ngắn (Fasciated yarn) • Gồm các bó xơ song song được liên kết bằng cách bọc trên bề mặt sợi. Thành phần liên kết là các xơ ngắn. • Các đoạn bọc sợi không theo quy luật. • Một ví dụ của loại sợi này là sợi tạo bằng phương pháp khí nén (air-jet spun yarn). nguyen_vk@yahoo.com 15
  16. 2.2.5. Sợi bọc (Wrap spun yarn) • Có cấu trúc tương tự sợi bọc xơ ngắn. • Thành phần liên kết lại là sợi khác (thường là một filament). • Có thể được sản xuất bằng xơ ngắn hoặc xơ dài. nguyen_vk@yahoo.com 16
  17. 2.2.6. Sợi lõi (Core spun yarn) • Đặc trưng bởi một lõi được bọc xung quanh bằng xơ ngắn. • Được tạo ra bằng hệ thống vừa cấp lõi vừa cấp xơ ngắn đồng thời. • Có rất nhiều loại được sản xuất: sợi bông có lõi filament, sợi có lõi đàn hồi. nguyen_vk@yahoo.com 17
  18. 2.2.7. Sợi tự xoắn (Self twist yarn) • Là sợi chập đôi. • Trong quá trình tạo sợi, mỗi thành phần được xoắn theo hướng khác nhau. • Hai sợi thành phần được đặt chung sao cho tự xoắn vào nhau. • Thường được sản xuất từ xơ dài. nguyen_vk@yahoo.com 18
  19. 2.2.8. Sợi ma sát (Friction yarn) • Được tạo ra trên các hệ thống có hai suốt sẽ bắt lấy và xoắn các xơ với nhau để tạo ra sợi. nguyen_vk@yahoo.com 19
  20. 2.3. Sợi phức (Compound yarn) • Thực sự là các sợi đơn giản, là sự kết hợp của các sợi đơn. • Còn được gọi là sợi phức hoặc sợi chập (complex/multiple yarn). 2.3.1. Sợi chập (Folded/doubled yarn) • La sợi mà có từ hai sợi đơn trở lên được chập lại với nhau bằng một quy trình xử lý. • Có thể chập đôi, chập ba, chập bốn… nguyen_vk@yahoo.com 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2