intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 5 - TS. Vũ Thế Dũng

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 5 Chiến lược thương mại quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức như: Định vị chiến lược; Mở rộng hoạt động toàn cầu, khả năng sinh lợi và tăng trưởng lợi nhuận; Tính kinh tế nhờ khu vực; Tăng kỹ năng của các bộ phận;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 5 - TS. Vũ Thế Dũng

  1.  Những hành động nào nhà quản lý nên làm để cạnh tranh có hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh quốc tế  Làm thế nào các công ty tăng lợi nhuận thông qua mở rộng quốc tế?  Các chiến lược cấp quốc tế nào công ty nên theo đuổi?
  2.  Chiến lược công ty liên quan đến các hành động của nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của công ty  Khả năng sinh lợi có thể được xác định bởi tỷ số lợi nhuận trên số vốn đầu tư  Tăng trưởng lợi nhận là tỷ lệ phần trăm tăng của lợi nhuận ròng trong một khoảng thời gian  Mở rộng kinh doanh ra quốc tế có thể làm tăng khả năng sinh lợi và tăng trưởng lợi nhuận
  3. Cắt giảm chi phí Khả năng sinh lợi Thêm giá trị & tăng giá Giá trị công ty Bán nhiều hơn ở thị trường hiện tại Tăng trưởng lợi nhuận Thâm nhập thị trường mới
  4.  Giá trị tạo ra bởi một công ty được đo bởi sự khác biệt giữa V (giá mà công ty có thể bán sản phẩm trong điều kiện áp lực cạnh tranh) và C (chi phí để sản xuất sản phẩm đó)  Nếu khách hàng càng đánh giá cao sản phẩm của công ty thì công ty càng có thể bán sản phẩm với giá cao hơn, và khả năng sinh lợi của công ty càng cao hơn
  5.  Có thể tăng lợi nhuận bằng cách: ◦ Tăng giá trị cho một sản phẩm để khách hàng sẵn sàng trả cao hơn cho nó  chiến lược khác biệt hóa ◦ Giảm chi phí  chiến lược chi phí thấp  Michael Porter cho rằng các công ty có khả năng sinh lợi tuyệt vời là những công ty biết tạo ra giá trị rất lớn bằng cách cắt giảm cấu trúc chi phí hay khác biệt hóa sản phẩm để bán hàng giá cao hơn
  6.  Michael Porter cũng cho rằng công ty nên chọn một trong hai chiến lược, khác biệt hóa hay giá thành thấp, và sau đó định hình các hoạt động bên trong để hỗ trợ sự lựa chọn này  Để tối đa hóa lợi nhuận lâu dài của đồng vốn đầu tư, các công ty phải: ◦ Đi tiên phong về hiệu quả ◦ Định hình các hoạt động bên trong để hỗ trợ vị trí tiên phong của mình ◦ Có một cầu trúc tổ chức phù hợp để triển khai chiến lược
  7.  Các hoạt động của một công ty có thể xem xét như một chuỗi giá trị bao gồm sự kết hợp của một loạt các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm sản xuất, tiếp thị, quản lý nguyên vật liệu, R&D, nhân sự, hệ thống thông tin, và cơ sở vật chất của công ty  Các hoạt động tạo giá trị có thể được phân thành hai nhóm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ
  8.  Mở rộng thị trường bằng cách bán các sản phẩm ở thị trường nội địa ra thị trường quốc tế  Nhận dạng tính kinh tế nhờ khu vực bằng cách phân bố các hoạt động tạo giá trị ở nhiều nơi trên thế giới, chọn nơi nào có thể thực hiện hoạt động đó một cách hiệu quả nhất  Nhận dạng tính kinh tế nhờ kinh nghiệm, bằng cách phục vụ một thị trường quốc tế mở rộng từ một vị trí nhất định nhằm giảm chi phí tạo giá trị  Tăng lợi nhuận nhờ nhận dạng các hoạt động có thể tạo giá trị ở các nước đang phát triển và chuyển những hoạt động này vào mạng lưới các hoạt động của công ty
  9.  Công ty có thể tăng tốc độ tăng trưởng của mình bằng cách bằng cách bán các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường quốc tế  Sự thành công của công ty khi mở rộng ra thị trường quốc tế phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ họ đem bán, và vào năng lực cốt lõi (những kỹ năng của riêng công ty mà những công ty khác không thể sánh được hoặc bắt chước được)  Năng lực cốt lõi cho phép công ty cắt giảm chi phí tạo giá trị và tạo ra những giá trị nhận thức được, từ đó công ty có thể bán sản phẩm với giá cao hơn
  10.  Khi công ty thiết lập các hoạt động tạo giá trị của mình tại những nơi mà tính kinh tế, tính chính trị và các điều kiện văn hóa bao gồm cả chi phí từ các tác nhân có liên quan, có lợi nhất đối với hoạt động đó, đó là họ đạt được tính kinh tế nhờ khu vực  Nhờ đạt được tính kinh tế nhờ khu vực, công ty có thể ◦ Giảm chi phí tạo giá trị và định vị giá thấp ◦ Khác biệt hóa sản phẩm
  11.  Những công ty có được tính kinh tế nhờ khu vực từ nhiều phần của thế giới, thường tạo ra một mạng lưới toàn cầu các hoạt động tạo giá trị  Theo chiến lược này, những giai đoạn khác nhau của chuỗi giá trị được phân bố ở những khu vực khác nhau trên khắp địa cầu, nơi mà những giá trị nhận thức đạt cực đại hoặc chi phí tạo giá trị đạt cực tiểu  Chi phí vận chuyển, rào cản thương mại và các rủi ro chính trị làm cho bức tranh trở nên phức tạp
  12.  Đường cong kinh nghiệm liên quan đến việc giảm chi phí sản xuất một cách có hệ thống, điều này đã được quan sát và xảy ra trong suốt vòng đời của sản phẩm  Hiệu ứng học tập giúp giảm chi phí nhờ học tập qua thực nghiệm  Do đó, khi hiệu suất lao động tăng, mỗi cá nhân sẽ học được cách thực hiện một công việc cụ thể nào đó hiệu quả nhất, và nhà quản lý học được cách quản lý hiệu quả nhất
  13.  Tính kinh tế nhờ quy mô: là sự cắt giảm chi phí đơn vị nhờ sản xuất với số lượng lớn  Nguồn gốc của tính kinh tế nhờ quy mô từ: ◦ Chia nhỏ chi phí cố định cho một số lượng lớn sản phẩm ◦ Sử dụng cơ sở sản xuất nhiều hơn ◦ Tăng quyền lực của người mua hàng  Bằng cách dịch chuyển xuống phía dưới đường cong kinh nghiệm, công ty sẽ giảm được chi phí tạo giá trị
  14.  Nhà quản lý nên nhận dạng những kỹ năng giá trị có thể được khai thác ở khắp nơi trong mạng lưới toàn cầu của công ty (chứ không riêng gì ở chính hãng)  Thiết lập hệ thống khen thưởng để khuyến khích nhân viên địa phương tiếp thu những kỹ năng mới  Có một quy trình xác định những kỹ năng mới có giá trị đã được tạo ra ở các bộ phận
  15.  Nhà quản lý cần ghi nhớ mối quan hệ phức tạp giữa khả năng sinh lợi và tăng trưởng lợi nhuận khi ra những quyết định chiến lực liên quan đến giá  Trong một số trường hợp đáng để các sản phẩm theo đuổi chiến lược giá dù sẽ phải hạ thấp giá trị nhận thức của chúng nhằm tăng thị phần
  16.  Các công ty cạnh tranh trên thị trường tòan cầu thường đối mặt với hai loại áp lực cạnh tranh: ◦ Áp lực phải giảm giá ◦ Áp lực địa phương hóa  Những áp lực này tạo nên các nhu cầu mâu thuẫn nhau  Áp lực giảm giá buộc công ty hạ giá bán, nhưng áp lực địa phương hóa đòi hỏi công ty chỉnh sửa sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu cụ thể ở địa phương, điều này làm tăng chi phí
  17.  Những ngành công nghiệp sản xuất các hàng hóa phổ thông để đáp ứng những nhu cầu thông dụng ở khắp nơi (thường thì sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng đối với các mặt hàng này không mấy khác biệt giữa các quốc gia), thường thì giá sẽ là vũ khí cạnh tranh chính  Khi những đối thủ cạnh tranh chính đặt nền tảng ở những vùng sản xuất chi phí thấp  Khi có sự dư thừa năng lực sản xuất vĩnh viễn  Khi người tiêu dùng nắm nhiều quyền lực và có chủ trương chọn sản phẩm giá thấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2