intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật lập trình C: Bài 1 - Hoàng Quốc Tuấn

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật lập trình C: Bài 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu Ngôn ngữ C và Borland C; Các kiểu dữ liệu cơ sở; Hằng, Biến, Mảng; Cấu trúc của chương trình C. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật lập trình C: Bài 1 - Hoàng Quốc Tuấn

  1. KỸ THUẬT LẬP TRÌNH C BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Hoàng Quốc Tuấn tuanhq@fpt.edu.vn http://hoangquoctuanpro.wordpress.com
  2. Nội dung I. Giới thiệu Ngôn ngữ C và Borland C II. Các kiểu dữ liệu cơ sở III. Hằng, Biến, Mảng IV. Cấu trúc của chương trình C V. Bài tập 2
  3. GIỚI THIỆU Giới thiệu ngôn ngữ C Khởi động Borland C, Giao diện soạn thảo chương trình C Tập ký tự, từ khóa, tên dùng trong ngôn ngữ C 3
  4. Giới thiệu Ngôn ngữ C Ngôn ngữ lập trình C được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Ken Thompson và Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX Ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất Ngôn ngữ lập trình C được gọi là “ Ngôn ngữ lập trình hệ thống ” vì nó được dùng cho việc viết hệ điều hành nó cũng tiện dụng cho việc viết các chương trình xử lý số, xử lý văn bản, cơ sở dữ liệu, các chương trình ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng. C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính 4
  5. I. Giới thiệu Ngôn ngữ C Trong thực tế, người ta thường dùng trình dịch Turbo C hoặc Borland C của hãng Borland. Ngày nay, do xu hướng chuyển sang lập trình hướng đối tượng nên ngôn ngữ C còn được phát triển thành ngôn ngữ lập trình có tên là C++. (C/C++) Hãng Microsoft cũng cung cấp bộ phát triển tích hợp Visual C++ trong bô Visual Studio 5
  6. 1. Khởi động, giao diện BC Khởi động BC Giao diện của BC 6
  7. 1.1. Khởi động Borland C Phần mềm BC thường được cài đặt trong các ổ đĩa C và trong thư mục BC Ta có thể khởi động BC bằng nhiều cách khác nhau như khởi động từ DOS, NC, Explorer hoặc RUN trên menu START 7
  8. 1.1. Khởi động Borland C Muốn khởi động từ DOS, NC, Explorer, người dùng vào thư mục BC\BIN và chạy file BC.EXE 8
  9. 1.1. Khởi động Borland C Khởi động từ menu START ta thực hiện như sau: Click vào menu START, chọn RUN, gõ vào C:\BC\BIN\BC, sau đó chọn OK hoặc nhấn phím ENTER 9
  10. 1.2. Giao diện của BC 10
  11. 1.2. Giao diện của BC Sau khi khởi động BC, ta có giao diện của BC, trong đó: Menu FILE: Gồm New tạo chương trình mới, Open mở chương trình cũ,... Menu RUN: Chọn Run để chạy chương trình đang mở Menu COMPILE: Chọn Compile để kiểm tra lỗi và dịch chương trình đang mở 11
  12. 1.2. Giao diện của BC Menu FILE New tạo chương trình mới. Open mở chương trình cũ. Save lưu chương trình Save as lưu chương trình bằng tên khác. Change dir thay đổi thư mục làm việc. Quit thoát khỏi BC 12
  13. 1.2. Giao diện của BC Menu RUN Run chạy chương trình. Go to cursor chạy chương trình đến vị trí con trỏ thì dừng. Trace into chạy chương trình đi vào trong các hàm Step over chạy chương trình vượt qua hàm. 13
  14. 1.2. Giao diện của BC Menu COMPILE Compile dịch chương trình. Make tạo tập tin chương trình và chạy. 14
  15. 1.2. Giao diện của BC Lưu ý: Ta có thể sử dụng một số phím tắt khi thực hiện chương trình BC: F2: Lưu chương trình (Save) F3: Mở chương trình cũ (Open) F4: Chạy chương trình đến vị trị con trỏ F7: Chạy từng dòng lệnh trong chương trình (Trace into) F8: Chạy từng hàm trong chương trình (Step over) F9: Dịch chương trỉnh và kiểm tra lỗi Ctrl + F9: Chạy chương trình đang mở 15
  16. 2. Tập ký tự, từ khóa, tên Tập ký tự Từ khóa Tên 16
  17. 2.1. Tập ký tự Ngôn ngữ lập trình được xây dựng từ tập hợp các ký tự xác định Chương trình được viết bằng ngôn ngữ nào thì chỉ được dùng các ký tự trong tập ký tự của ngôn ngữ đó Các ký tự ghép lại tạo ra các từ, Các từ liên kết với nhau theo quy tắc tao ra các câu lệnh. Chương trình là tập hợp các câu lệnh để thực hiện một thuật toán, nhằm giải quyết bài toán nào đó. 17
  18. 2.1. Tập ký tự Ngôn ngữ C được xây dựng trên bộ ký tự sau: - Chữ cái hoa A B C ... Z - Chữ cái thường a b c ... z - Chữ số 0 1 2 ... 9 - Các ký hiệu toán học + - * / = ( ) - Ký tự gạch nối _ - Các ký tự khác . , : ; [ ] { } ! \ & % # $... - Dấu cách space, enter, tab 18
  19. 2.2. Từ khóa Từ khóa (keyword) là các từ dành riêng cho ngôn ngữ mà người sử dụng không được thay đổi hoặc dùng vào mục đích khác. Từ khóa là những từ được sử dụng để khai báo các kiểu dữ liệu, các toán tử và các câu lệnh Các từ khóa của ngôn ngữ C: break char continue case do double default else float for goto int if long return struct switch unsigned while typedef union void volatile ... 19
  20. 2.2. Từ khóa Chú ý: Không được dùng từ khóa để đặt tên cho các đối tượng như hằng, biến, mảng... Ngôn ngữ C phân biệt chữ hoa và chữ thường Từ khóa sử dụng trong chương trình phải viết chữ thường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2