intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật MKQ - Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh biến chứng sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản - TS. Quách Thị Cần

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

148
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật MKQ - Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh biến chứng sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản trình bày về cách chuẩn bị bệnh nhân, đường rạch da khi mở khí quản, kỹ thuật bộc lộ mặt trước khí quản, đường rạch sụn khí quản, lựa chọn canule, mở khí quản tối cấp cứu, theo dõi sau mở khí quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật MKQ - Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh biến chứng sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản - TS. Quách Thị Cần

  1. KỸ THUẬT MKQ­ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN  LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH BIẾN CHỨNG  SẸO HẸP KHÍ QUẢN SAU  MỞ KHÍ QUẢN TS. Quách Thị Cần BV Tai Mũi Họng TW
  2. Chuẩn bị bệnh nhân  Phẫu thuật được làm trong phòng mổ:  BN có thể đã được đặt NKQ từ trước.  Chưa đặt NKQ cần phải thở ôxy.  Có thể gây mê. Gây tê tại chổ.  Sử dụng đèn trán, ánh sáng đầy đủ.  Tư thế bệnh nhân:  Nếu bệnh nhân không khó thở : kê gối vai.  Nếu khó thở: Nằm ngửa thậm chí cao đầu.  Chú ý cổ ngắn thì khí quản ở sâu so với bể mặt da dẫn  đến lổ MKQ rất xa so với đầu của canule; nếu cố thay  đổi tư thế nhiều dể gây tổn thương khí quản và khó rút  ống sau MKQ.
  3. ĐƯỜNG RẠCH DA  Đường rạch da: Có 2 đường.  Đường rạch ngang.  Đường rạch dọc: Trong cấp cứu chúng tôi sử dụng  đường rạch dọc tạo phẫu trường rộng rãi trong cấp  cứu.  Vấn đề dùng đường rạch nào có nhiều đang gây  tranh cãi. Đường rạch da ngang có sẹo đẹp hơn,  nhưng trong thực tế “ Otolaryngologie  Clinically  north America” Sẹo lại xấu hơn so với đường dọc  vì phần cổ của ống thở luôn cọ xát vào mép da  gây sẹo xấu
  4. KỸ THUẬT BỘC LỘ  MẶT TRƯỚC KHÍ QUẢN  Sử dụng dụng cụ đầu nhọn để bóc tách, xác định  tổ chức tốt hơn và nhìn rõ hơn các mạch máu. Các  tổ chức trước KQ và khí quản rõ hơn.  Sau khi bộc lộ KQ: khâu 2 mũi chỉ hơi lệch về 2  thành bên của khí quản kéo lên nhẹ nhàng, tránh  cắt vào các bộ phận khác. Tránh co kéo mạnh có  thể làm chậm nhịp tim và rối loạn nhịp tim, 2 mũi  chỉ khâu nâng KQ lên có thể  tránh khả năng lổ  MKQ quá sâu với bề mặt da cổ.
  5. ĐƯỜNG RẠCH SỤN KHÍ QUẢN  Đường rạch KQ:   Rạch dọc: Bấm mép sụn.  Rạch theo hình chữ U.  Nên mở khí quản trung bình vào đốt sụn 2, 3:            + Để khi đặt ống thì đầu xa của canule trên  mức của động mạch không tên, tránh cơ hội dò  KQ­ ĐM không tên do hoại tử đầu canule hoặc  hoại tử do cuff.         + Nếu có sẹo hẹp xẩy ra, lổ MKQ cao cho  phép xử lý dể dàng hơn so với sẹo hẹp khí quản  ở đoạn ngực 
  6. LỰA CHỌN CANULE  Đường kính của canule là tùy thuộc vào từng trường hợp.  Đường kính phải đủ lớn để cho phép thở dể dàng không  phải gắng sức. Đường rạch khí quản phải phù hợp với  đường kính của canule: nếu rộng quá dễ gây tràn khí dưới  da, nếu quá hẹp trong lúc đặt khó khăn dể gây sập thành  trước khí quản.  Chiều dài của canule phải được chọn khi người phẫu  thuật viên quan sát bệnh nhân khi MKQ. Chiều dài phụ  thuộc vào độ dầy của tổ chức giữa da và KQ, hình dáng  cổ của bệnh nhân và khí quản.  ống quá dài: nguy cơ hoại tử do cọ xát vào thành trước khí quản ở  đầu ống, hoặc hoại tử ở thành sau ( gây dò khí thực quản) từ lưng  canule.
  7. CHĂM SÓC CANULE  ỐNG NKQ HOẶC CANULE CÓ CUFF PHẢI  CHỌN CUFF THỂ TÍCH RỘNG, KHI BƠM KHÍ  THÌ PHỒNG LÊN THEO HÌNH DẠNG CỦA KHÍ  QUẢN, VÀ GIỮ Ở ÁP LỰC THẤP. CÓ THỂ 2  BÓNG KHÍ THAY NHAU XẢ CUFF KHOẢNG  15­20 PHÚT MỘT LẦN.  ÁP LỰC KHÍ CÀNG THẤP THÌ CÀNG LÀM GIẢM  NGUY CƠ SẸO HẸP Ở VỊ TRÍ CUFF CỦA CANULE.  CUFF CỦA CANULE MKQ CHỈ NÊN BƠM KHI  CẦN HÔ HẤP HỖ TRỢ HOẶC CÓ NGUY CƠ  CHẢY MÁU VÀO ĐƯỜNG THỞ.
  8. CANULE VÀ MÁY THỞ  Khi thở máy cần có một đoạn ống nối  mềm mại kiểu lò xo nối giữa máy thở và  canule MKQ để tránh lực đẩy hoặc kếo vào  canule và gây ra hoại tử thành khí quản.  Khi mà không cần phải trợ giúp thông khí  thì nên thay canule không có cuff ( 2 nòng)  để bệnh nhân có thể bịt ống thở và nói lên  trên được.
  9. RÚT CANULE  Việc rút canule cần thiết phải:  Nếu có cơ sở nội soi thì phải nội soi để đánh giá  đường thở ( ống cứng hoặc ống mềm ).  Nếu không có nội soi thì phải thay thế canule nhỏ hơn  rồi cuối cùng là nút ống 3­4 ngày trước khi rút ống.  Nếu không nghi ngờ có hẹp khí quản hoặc sẹo  hẹp KQ ở lổ MKQ có thể khâu lại lổ MKQ ngay  sau khi rút ống, khâu chỉ tiêu ở lớp cân trước KQ  và không khâu vào thành KQ. Nếu nghi ngờ chưa  an tâm thì tuyệt đối không được khâu.
  10. MKQ TỐI CẤP CỨU  Nếu việc MKQ được làm trong điều kiện cấp  cứu khẩn cấp thì có thể MKQ vào sụn nhẫn rất  an toàn và nhanh để cứu bệnh nhân. Mở lại KQ  xuống dưới ( mở trung bình) để rút canule ở phía  trên làm giảm nguy cơ sẹo hẹp hạ thanh môn.  Nên chụp lại phổi sau khi MKQ mà nghi ngờ có  tràn khí màng phổi, xẹp phổi.
  11. THEO DÕI SAU MỞ KHÍ QUẢN  Việc theo dõi bệnh nhân sau MKQ cần phải:  Nhịp thở .  Mạch.  Oxy, CO2 máu động mạch.  Chảy máu.  Chụp phổi nếu cần thiết.  Tùy thuộc vào tình hình  lâm sàng của bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2