Bài giảng Kỹ thuật soạn thảo & ban hành văn bản: Chương 12 - Quy trình lập quy của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trình bày về văn bản lập quy của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; quy trình lập quy của Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật soạn thảo & ban hành văn bản: Chương 12
- CHƯƠNG XII
QUY TRÌNH LẬP QUY CỦA BỘ TRƯỞNG,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
I. VĂN BẢN LẬP QUY CỦA BỘ TRƯỞNG,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
II. QUY TRÌNH LẬP QUY CỦA BỘ, THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
- I. VĂN BẢN LẬP QUY CỦA BỘ TRƯỞNG,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
1. Quyết định
2. Chỉ thị
3. Thông tư
- 1. Quyết định
quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc,
quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và
các định mức kinh tếkỹ thuật của ngành, lĩnh
vực do mình phụ trách,
quy định các biện pháp để thực hiện chức năng
quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và
những vấn đề được Chính phủ giao.
- 1.1. Phần mở đầu
Các yếu tố cơ cấu thể thức
Căn cứ ra quyết định.
Nêu ngắn gọn mục đích của việc
được ban hành
căn cứ pháp lý thông thường là căn cứ
thẩm quyền (Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992),
- Căn cứ (tiếp theo)
căn cứ liên quan đến nội dung VB
(Luật, pháp lệnh, nghị quyết và nghị định
của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến
nội dung quyết định),
đề nghị của thủ trưởng các cơ quan
đơn vị cấp dưới hoặc sự thỏa thuận của
các cơ quan hữu quan.
- 1.2. Phần triển khai
1.3. Phần kết
(tương tự như Quyết định của Thủ
tướng chính phủ)
- 1.2. Phần khai triển
Viết bằng văn “điều khoản”
Khi trực tiếp đặt ra các QPPL, quyết định được
phân chia và sắp xếp thành chương, mục, điều
Khi gián tiếp đặt ra các QPPL, quyết định phải ban
hành kèm theo các VB QPPL phụ như quy định,
quy chế, điều lệ, chính sách, chế độ, phụ lục,
v.v. ..
Trong trường hợp này tên của văn bản phụ kèm theo
phải được được ghi ngay dưới tên quyết định ở phần
trích yếu (Ban hành kèm theo ...).
- + Nội dung của quyết định gián tiếp đặt ra các
QPPL chủ yếu nhằm công bố việc ban hành VB
QPPL,
+ Số lượng các điều của quyết định không lớn
(thường không quá 5 điều).
+ Ở điều 1 thường ghi: "Ban hành kèm theo
Quyết định này ... (tên văn bản phụ). . .".
- 1.3. Phần kết luận
Xác định hiệu lực pháp lý của quyết định:
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc
thi hành và hướng dẫn thi hành quyết định đó.
Không cần nhắc lại phần điều khoản thi hành này
trong VB phụ kèm theo (nếu có).
- QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ .................
Về việc .............. (1).................
Bộ trưởng bộ .......................
Căn cứ ............................................ (2)........................................................;
Căn cứ .....................................................................................................;
Nhằm .......................................................................................................;
Xét đề nghị
của ...................................................................................,
Quyết định:
Điều 1: ................................................ (3) ...................................................
Điều 2: ........................................................................................................
Điều...: Các ................. (4)................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
- 2. Chỉ thị của bộ trưởng
Chỉ thị quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để:
quy định các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và
kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc
ngành, lĩnh vực do mình phụ trách trong việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên và của bộ.
- Nội dung:
2.1. Phần mở đầu
2.2. Phần triển khai
(trình bày theo kiểu văn xuôi pháp luật)
2.3. Phần kết
(tương tự như Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ)
- 2.1. Phần mở đầu
Nêu các căn cứ ban hành:
căn cứ pháp lý,
mục đích ban hành.
Có thể nêu các căn cứ đó trong một đoạn văn hoặc
bằng nhiều đoạn văn.
- 2.2. Phần khai triển
Trình bày theo kiểu văn nghị luận (văn xuôi pháp
luật),
Không chia thành chương, điều (như nghị định,
quyết định),
Chia thành các phần hoặc điểm.
Các phần có thể có tiêu đề (so sánh với nghị quyết).
Cách hành văn:
dứt khoát, nhưng không cứng nhắc,
từ ngữ dễ hiểu, giọng văn có tính thuyết phục cao, vừa
thể hiện tính nghiêm túc, mệnh lệnh,
vừa phát huy tính tự giác thực hiện, tính sáng tạo của
cấp dưới.
- 2.3. Phần kết
Xác định rõ trách nhiệm thi hành đối với:
Các chủ thể chịu trách nhiệm chính,
Các tổ chức, cá nhân phối hợp...
Quy định về chế độ báo cáo thỉnh thị, công tác sơ
kết, tổng kết theo từng giai đoạn.
- Mẫu chỉ thị của Bộ trưởng Bộ …
CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ…
Về việc .............. (1).................
Để thực hiện ....................................................... ; nhằm
đảm bảo ..................................................................., Bộ
trưởng Bộ … chỉ thị: (2)
1............................................................................................
...................
2............................................................................................
..................
3............................................................................................
..................
- 3. Thông tư
Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những
quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định
của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính
phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do
bộ phụ trách.
- Thông tư có thể được ban hành bởi liên tịch
nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã
hội khác nhau.
Thông tư liên tịch giữa các cơ quan cấp bộ với
nhau được ban hành để hướng dẫn thi hành các
văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
nhà nước cấp trên có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ đó.
- Thông tư liên tịch giữa các cơ quan cấp bộ với giữa
Toà án NDTC với Viện KSNDTC nhằm hướng dẫn
áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng
và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan đó;
Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyên với tổ chức chính trịxã hội để hướng dẫn thi
hành những vấn đề khi pháp luật quy định về tổ chức
chính trịxã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
- 3.1. Phần mở đầu
Nêu những lý do ban hành thông tư.
Đó có thể là những VB QPPL của cấp trên,
những chế độ, chính sách hay vấn đề nhất
định nào đó cần hướng dẫn và giải thích.
Phần này thông thường được viết bằng văn “điều
khoản”, tức là các căn cứ nằm chung trong một
hoặc một vài đoạn văn.