intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lean và Six - Sigma - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân

Chia sẻ: Sdfcdxgvf Sdfcdxgvf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

556
lượt xem
197
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Bài giảng Lean và Six - Sigma nhằm tìm hiểu về đầu tiên hãy tìm hiểu Lean là gì? Six Sigma là gì? Hoặc thế nào là Lean và Six - Sigma, thế nào là Lean Six-Sigam? Lean và Six Sigma là hai hệ thống quản lý. Hệ thống này sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động. Khi được sử dụng một cách hợp lý, hệ thống này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như kết quả kinh doanh. Đôi khi cả hai hệ thống này được sử dụng chung với nhau nên mới có khái niệm là Lean Sigma hoặc Lean Six Sigma.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lean và Six - Sigma - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân

  1. CHƯƠNG 2: LEAN VÀ SIX-SIGMA GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân www.themegallery.com LOGO
  2. Chương 2 1 Lịch sử hình thành 2 Lean 3 Six-Sigma
  3. Mở đầu  Logistics là quá trình tối ưu hóa…  Vậy làm cách nào để tối ưu hóa?
  4. Mở đầu  Lean và Six-Sigma là hai công cụ mạnh giúp bạn giải quyết vấn đề này!
  5. Mở đầu  Đầu tiên hãy tìm hiểu Lean là gì? Six- Sigma là gì? Hoặc thế nào là Lean Sigma, thế nào là Lean Six-Sigam?
  6. Mở đầu  Lean và Six-Sigma là hai hệ thống quản lý. Hệ thống này sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động. Khi được sử dụng một cách hợp lý, hệ thống này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như kết quả kinh doanh. Đôi khi cả hai hệ thống này được sử dụng chung với nhau nên mới có khái niệm là Lean Sigma hoặc Lean Six-Sigma. Cả hai hệ thống này bổ trợ nhau rất tốt, do đó cũng dễ hiểu tại sao cả hai công cụ này thường được sử dụng chung với nhau.
  7. Lịch sử hình thành Người đặt nền móng cho các nguyên tắc và kỹ thuật Lean chính là Henry Ford và Lean được áp dụng để sản xuất ra những chiếc xe hơi đầu tiên, nhưng người có công tạo ra Lean của ngày hôm nay lại là Taiichi Ohno.
  8. Lịch sử hình thành (tiếp) Năm 1950,trong chuyến thăm Hoa Kỳ và các tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới, bằng những quan sát thực tế tại hãng Ford và những nhận xét chính xác về các khiếm khuyết của hãng này, Eiji Toyoda – chủ hãng Toyota lúc bấy giờ, đã truyền cảm hứng cho Taiichi Ohno, giám đốc Toyota, cần phải tìm ra phát minh mới, kế thừa được những ưu việt, đồng thời khắc phục những nhược điểm của Ford.
  9. Lịch sử hình thành (tiếp) Trở về Nhật Bản, Taiichi Ohno nghiên cứu kỹ lại cuốn sách “Hôm nay và ngày mai” của Henry Ford, tìm ra những nguyên lý cơ bản: tạo dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các thao tác và quy trình, loại bỏ các thao tác thừa, để có được năng suất cao.
  10. Lịch sử hình thành (tiếp)  Khi đưa vào ứng dụng thực tế, những nguyên tắc này giúp đạt được năng suất cao hơn, nhưng lại bộc lộ không ít nhược điểm: lượng sản phẩm, bán thành phẩm tồn kho nhiều, tỷ lệ phế phẩm, phế liệu cao, tại khu vực sản xuất nguyên vật liệu để bừa bộn khắp nơi giống như trong nhà kho, làm cho nơi này trở nên lộn xộn, mất khả năng kiểm soát.
  11. Lịch sử hình thành (tiếp) Bên cạnh việc nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Henry Ford, Taiichi Ohno còn nghiên cứu “hệ thống kéo - Pull”, được áp dụng rất hiệu quả bởi các hệ thống siêu thị của Mỹ, với nguyên tắc cơ bản: lượng hàng hóa được bổ sung để bày bán trên giá kệ một cách chính xác, đúng bằng lượng hàng mà khách vừa lấy đi.
  12. Lịch sử hình thành (tiếp) Đặc biệt, Edwards Deming cùng những triết lý về chất lượng, khách hàng và quản trị chất lượng của ông đã hỗ trợ rất nhiều cho công trình nghiên cứu của Taiichi Ohno. Theo Deming, chất lượng là tiêu chuẩn mà công ty phải đáp ứng và đáp ứng vượt mức yêu cầu của khách hàng. Ông cũng mở rộng khái niệm khách hàng, theo đó khách hàng bao gồm cả khách hàng bên trong lẫn khách hàng bên ngoài.
  13. Lịch sử hình thành (tiếp)  Trong đó, “vòng tròn Deming”, hay còn gọi là “chu trình Deming” có những đóng góp to lớn cho phát minh của Ohno.  Chu trình Deming PDCA (Plan – Do – Check – Actions, chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) => Toyota đã thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động của mình.
  14. Lịch sử hình thành (tiếp)  Chắt lọc tất cả các tinh túy vừa nêu, Taiichi Ohno và các cộng sự đã cho ra đời mô hình Toyota Production System - TPS (hệ thống sản xuất Toyota), theo đó, tập trung vào sản xuất liên tục một sản phẩm (one-piece-flow), rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ các chi phí trong từng công đoạn của quy trình để đạt được chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất, cùng với mức an toàn và tinh thần lầm việc cao.
  15. Lịch sử hình thành (tiếp) Rất nhiều công ty trên thế giới đã áp dụng phương pháp và hệ thống của Toyota – được biết nhiều đến với tên gọi JIT (just-In-Time) hoặc là Sản xuất JIT (Just-In-Time Manufacturing). Chính sự phát triển này đã đưa đến khái niệm Sản xuất Lean
  16. Lịch sử hình thành (tiếp) Thuật ngữ “Lean manufacturing” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990, trong cuốn sách bán chạy nhất thời bấy giờ “Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới” (The Machine that Changed the World) của các tác giả James Womack, Daniel Jones và Danile Roos.
  17. Lean là gì?  Trong tác phẩm “Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới”, Lean được sử dụng để đặt tên cho hệ thống phương pháp giúp liên tục cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh. Cuốn sách trở thành cuốn cẩm nang gối đầu giường của nhiều doanh nhân Mỹ và Châu Âu. Nó đặt nền tảng cho mô hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing).
  18. Lean là gì? Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền lạc. Các cấp độ của Lean:  Lean manufacturing (sản xuất Lean)  Lean enterprise (Doanh nghiệp Lean)  Lean thinking (Tư duy Lean).
  19. Lean là gì?  Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing/ Lean Production) là hệ thống cách thức hay hệ thống triết lý được phát triển rất đơn giản nhằm giúp cho chúng ta luôn nghĩ về làm sao và làm thế nào để mang lại giá trị cho khách hàng, nó giúp xây dựng một phương thức sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất có thể.
  20. Lean là gì?  Trong thực tế thì Lean là một triết lý kinh doanh, hoặc là cách suy nghĩ khác đi so với cách các công ty thông thường suy nghĩ. Lean là luôn luôn tìm cách làm tốt hơn. Tức là bạn phải thường xuyên đánh giá lại quy trình của mình và tìm cách làm cho các quy trình này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ vậy hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2