YOMEDIA
Bài giảng luật đất đai - Chương 4 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Chia sẻ: Dau Duc Khang
| Ngày:
| Loại File: PPT
| Số trang:202
570
lượt xem
67
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
I. Các vấn đề chung
1. Khái niệm địa vị pháp lý người sử dụng đất:
Trong khoa học pháp lý, khái niệm địa vị pháp lý của người sử dụng đất được xem xét dưới các góc độ:
- khái niệm người sử dụng đất (chủ thể sử dụng đất);
- năng lực chủ thể của người sử dụng đất;
- các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Như vậy, khái niệm địa vị pháp lý của người sử dụng đất được xem xét dưới hai phương diện cơ bản:
Một là, toàn bộ những quyền và nghĩa vụ của người sử dụng...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng luật đất đai - Chương 4 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
- Chương 4
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
- I. Các vấn đề chung
1. Khái niệm địa vị pháp lý người sử dụng đất:
Trong khoa học pháp lý, khái niệm địa vị pháp lý
của người sử dụng đất được xem xét dưới các
góc độ:
- khái niệm người sử dụng đất (chủ thể sử dụng
đất);
- năng lực chủ thể của người sử dụng đất;
- các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- • Như vậy, khái niệm địa vị pháp lý của người sử
dụng đất được xem xét dưới hai phương diện cơ
bản:
– Một là, toàn bộ những quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất được nhà nước quy định, phụ thu ộc vào
ý chí của nhà nước;
– Hai là, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử
dụng đất phát sinh trong quá trính sử dụng đ ất trên
cơ sở các QPPL hoặc từ hành vi của họ (quyền và
nghĩa vụ tự tạo).
- • Khái niệm: Địa vị pháp lý của người sử dụng đất
được hiểu là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm trong hoạt động sử dụng đất được Nhà
nước quy định cho người sử dụng đất và những
quyền, nghĩa vụ do họ tự tạo ra trong quá trình
sử dụng đất dựa trên sự cho phép của pháp luật.
- Tuy nhiên, việc xác lập và hoàn thiện địa vị pháp lý
của người sử dụng đất cần chú ý:
• Cơ sở pháp lý ban đầu xác lập quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất;
• Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong
các giao dịch dân sự về đất đai;
• Nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với NN;
• Cơ chế pháp lý cho việc bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- 2. Khái niệm người sử dụng đất theo PLVN.
2.1. Về mặt lý luận:
• Có hai tiêu chí để xác định người sử dụng đất:
– Căn cứ vào cơ sở pháp lý phát sinh quyền sử dụng
đất, thì tổ chức, cá nhân, HGĐ được coi là người sử
dụng đất khi được NN giao, cho thuê, cho phép nhận
chuyển quyền sử dụng đất…
– Căn cứ vào thực tế sử dụng đất thì người sử dụng đất
là người trên thực tế đang sử dụng đất.
- • Người sử dụng đất là người là các tổ chức, cá
nhân, HGĐ được NN cho phép sử dụng đất bằng
một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất,
cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất; có quyền và
nghĩa vụ do pháp luật quy định trong thời hạn sử
dụng đất.
- 2.2. Người sử dụng đất theo LĐĐ 2003.
1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp
công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức
khác theo quy định của Chính phủ được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển
quyền sử dụng đất;
- 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương
tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung
dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công
nhận quyền sử dụng đất;
- 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất,
thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của
tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở
khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất hoặc giao đất;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có
chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam
thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính
phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ
được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
- 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu
tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học
thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt
Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho
thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở;
7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước
Việt Nam cho thuê đất.
- • Điểm mới trong quy định về người sử dụng đất.
– Bổ sung một số đối tượng: tổ chức CT-XH, CT,XH-
nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp,tổ chức
KT-XH nghề nghiệp, tổ chức khác do CP quy định;
– Bổ sung chủ thể cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo;
– Bổ sung chủ thể người sử dụng đất là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại VN.
- 2.3. Những đảm bảo cho người sử dụng
đất.
• Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất.
• Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã
được giao theo quy định của Nhà nước cho
người khác sử dụng trong quá trình thực hiện
chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- • Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người
trực tiếp sản xuất NN, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất; đồng
thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề,
phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động
ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
- 2.4.Nguyên tắc sử dụng đất
• Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng
mục đích sử dụng đất;
• Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của
người sử dụng đất xung quanh;
• Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy
định của LĐĐ 2003 và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
- 2.5. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
• Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà
pháp luật cho phép người sử dụng đất thực hiện
những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng
đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích.
• Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự
bắt buộc mà người sử dụng đất phải tiến hành
trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn
hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
- 2.5.1. Các quyền chung
• Quyền chung:
– Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về
bảo vệ, cải tạo đất NN;
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải
tạo, bồi bổ đất NN;
– Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm
đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi
phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và
những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
(Đ105 LĐĐ 2003)
- • Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất.
Để thực hiện được các quyền này, người sử
dụng đất cần có các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi
hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
(Đ108 LĐĐ 2003)
- • Quyền được lựa chọn hình thức giao đất, cho
thuê đất. Các đối tượng sau được lựa chọn:
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh,
sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có
mục đích kinh doanh; tổ chức kinh tế sử dụng đất
vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để
chuyển nhượng hoặc cho thuê, sử dụng đất để sản
xuất NN, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối
được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc thuê đất.
- – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện các
dự án đầu tư tại Việt Nam được lựa chọn hình thức
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tr ả
tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các dự án
đầu tư tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có chức
năng ngoại giao được lựa chọn hình thức thuê đất tr ả
tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...