Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 2 - TS. Tạ Quang Ngọc
lượt xem 7
download
"Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 2: Quy chế pháp lý hành chính của các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính" thông qua bài học này, các bạn sẽ nắm được quy chế pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước; quy chế pháp lý của tổ chức xã hội; quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 2 - TS. Tạ Quang Ngọc
- LUẬT HÀNH CHÍNH Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 1 1 v1.0014109222
- BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Với tư cách là người tư vấn pháp luật, các bạn hãy xác định tư cách của các chủ thể trong quan hệ xã hội trên, qua đó tư vẫn để các bên có thêm thông tin pháp lý cần thiết khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 3 v1.0014109222
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm cán bộ, công chức, công vụ, nguyên tắc trong thi hành công vụ; Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và các loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cán bộ, công chức... • Trình bày được các khái niệm công dân, quốc tịch, quy chế pháp lý hành chính của công dân; Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch và quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam. 4 v1.0014109222
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học: • Luật Hiến pháp • Lý luận nhà nước và pháp luật. 5 v1.0014109222
- HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật có liên quan như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; một số nghị định về xử phạt vi phạm hành chính; • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn Luật Dân sự, Luật Hành chính; • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu. 6 v1.0014109222
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Quy chế pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước 2.2 Quy chế pháp lý của tổ chức xã hội 2.3 Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức. 2.4 Cá nhân 7 v1.0014109222
- 2.1. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm 2.1.2. Phân loại cơ quan cơ quan hành chính nhà nước hành chính nhà nước 2.1.3. Quy chế pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước 8 v1.0014109222
- 2.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp thành lập ra, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. • Đặc điểm: Đặc điểm chung: Có quyền nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước; Có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; Được thành lập và hoạt động trên những quy định của pháp luật; Nguồn nhân sự được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định; Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp. Đặc điểm riêng: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương; Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền nhất định; Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. 9 v1.0014109222
- 2.1.2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và Cưỡng chế hình sự hoạt động theo lãnh thổ. Phân loại các cơ Cơ quan hành chính nhà nước được hoạt động quan hành chính theo phạm vi thẩm quyền. nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và nguyên tắc thủ trưởng. 10 v1.0014109222
- 2.1.3. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Chính phủ: Chính phủ; Vị trí, tính chất; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động; Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; • Bộ trưởng, cơ quan ngang bộ: Vị trí, tính chất của Bộ; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động; Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Mối quan hệ giữa Bộ, cơ quan ngang bộ với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND. • Uỷ ban nhân dân: Vị trí, tính chất; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; Mối quan hệ giữa UBND với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, với Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Cơ quan chuyên môn thuộc UBND. 11 v1.0014109222
- 2.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm 2.2.2. Các loại tổ chức xã hội của tổ chức xã hội 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội 12 v1.0014109222
- 2.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI • Khái niệm: Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, hoạt động theo nguyên tắc tự quản trên cơ sở điều lệ và phù hợp với quy định của pháp luật không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. • Đặc điểm: Tổ chức xã hội được thành lập trên cở sở sự tự nguyện của các thành viên; Nhân danh tổ chức mình, chịu trách nhiệm trước pháp luật; Hoạt động theo điều lệ hoặc pháp luật; Không nhằm mục đích tìm kiếm và phân chia lợi nhuận. 13 v1.0014109222
- 2.2.2. CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI Cưỡng Tổ chức chếchính hìnhtrị sự Tổ chức chính trị – xã hội Các loại tổ chức Tổ chức xã hội nghề nghiệp xã hội Tổ chức tự quản Các hiệp hội quần chúng 14 v1.0014109222
- 2.2.3. CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI • Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước: Tham gia các công việc của cơ quan nhà nước; Được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, cơ sở hạ tầng, pháp lý, nghiệp vụ; Phối hợp với các cơ quan nhà nước. • Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: Các tổ chức chính trị – xã hội trình dự thảo dự án luật liên quan đến tổ chức mình; Các tổ chức xã hội tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; Tham gia ban hành văn bản liên tịch. • Trong tổ chức thực hiện pháp luật: Các tổ chức xã hội có nghĩa vụ chấp hành pháp luật; Thực hiện hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật; Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện cơ sở yếu kém; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên và nhân dân. 15 v1.0014109222
- 2.3. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 2.3.1. Khái niệm cán bộ, 2.3.2. Viên chức công chức 2.3.4. Quyền và nghĩa vụ 2.3.3. Phân loại công chức của cán bộ, công chức 2.3.5. Trách nhiệm pháp lý 2.3.6. Xử lí vi phạm đối với của cán bộ, công chức, cán bộ, công chức viên chức 16 v1.0014109222
- 2.3.1. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC a. Cán bộ Được quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008: • Theo phạm vi từ trung ương đến địa phương: Cán bộ từ cấp huyện trở lên; Cán bộ cấp xã. • Theo phạm vi các loại cơ quan, tổ chức nhà nước: Cán bộ trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội; Cán bộ trong cơ quan quyền lực nhà nước; Cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước; Cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện kiểm sát); Cán bộ trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước. 17 v1.0014109222
- 2.3.1. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC b. Công chức • Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; • Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; • Công chức trong cơ quan nhà nước; • Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. • Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập; • Công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; • Được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí việc làm để thực thi công vụ; • Được xếp vào một ngạch công chức; • Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 18 v1.0014109222
- 2.3.2. VIÊN CHỨC • Viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. • Đặc điểm: Được bổ nhiệm vào ngạch viên chức; Làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập; Hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước mà đảm bảo cung ứng dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập; Hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp. 19 v1.0014109222
- 2.3.2. VIÊN CHỨC • Quyền của viên chức: Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp; Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; Quyền của viên chức về nghỉ ngơi; Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định; Các quyền khác của viên chức. • Nghĩa vụ của viên chức: Nghĩa vụ chung của viên chức; Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp; Nghĩa vụ của viên chức quản lý; Những việc viên chức không được làm. 20 v1.0014109222
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật hành chính: Bài 1 - ĐH Luật
106 p | 291 | 65
-
Bài giảng Luật hành chính nhà nước: Phần 1 - CĐ Phương Đông
17 p | 195 | 30
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 4 - TS. Tạ Quang Ngọc
22 p | 61 | 12
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 1 - Nguyễn Hữu Lạc
9 p | 169 | 10
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 2 - Nguyễn Hữu Lạc
4 p | 135 | 10
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
27 p | 83 | 10
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 3 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p | 66 | 9
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 5 - Nguyễn Hữu Lạc
7 p | 118 | 9
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 4 - Nguyễn Hữu Lạc
8 p | 102 | 8
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 6 - TS. Tạ Quang Ngọc
37 p | 56 | 8
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 3 - Nguyễn Hữu Lạc
6 p | 89 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 5 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p | 45 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Luật Hành chính
22 p | 22 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính - Bài 1: Ngành Luật Hành chính Việt Nam
24 p | 76 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 7 - TS. Tạ Quang Ngọc
20 p | 57 | 6
-
Bài giảng Luật hành chính 2: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
39 p | 32 | 3
-
Bài giảng Luật hành chính: Phần 1 - TS. Khuất Thị Thu Hiền
142 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn