Bài giảng Luật Tài sản (Dùng cho cao học) - TS. Ngô Huy Cương
lượt xem 36
download
Dưới đây là bài giảng Luật Tài sản (Dùng cho cao học) do TS. Ngô Huy Cương thực hiện. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về tầm quan trọng của tài sản; những vấn đề pháp lý chính của Luật Dân sự truyền thống; mối liên hệ giữa Luật Tài sản và Luật Nghĩa vụ; căn cứ xác lập quyền sở hữu và một số kiến thức khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Tài sản (Dùng cho cao học) - TS. Ngô Huy Cương
- LUẬT TÀI SẢN (DÙNG CHO CAO HỌC) Người soạn thảo: TS. Ngô Huy Cương 1
- Logic lý luận của các luật gia XHCN (1) Để tồn tại, con người phải chiếm hữu của cải vật chất (2) Xuất hiện khái niệm sở hữu (một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan) (3) Xuất hiện quan hệ sở hữu (với tính cách là quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất) (4) Các quan hệ sở hữu trong xã hội hợp thành chế độ sở hữu phù hợp với phương thức sản xuất và hình thái kinh tế xã hội (5)Pháp luật về sở hữu do giai cấp thống trị lập nên (6) Quyền sở hữu xuất hiện với tính cách là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định (7) Khách thể của quyền sở hữu là vật (với tính cách là tài sản) 2
- Tầm quan trọng của tài sản * Có câu ngạn ngữ: “Tài sản sống lâu hơn con người” * Tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Con người sống không thể không có tài sản * Tài sản là mục tiêu, đồng thời là phương tiện để phát triển kinh tế, xã hội 3
- Tình huống 1 Hai sinh viên đại học yêu nhau, nhưng rất nghèo, không đủ tiền học. Nữ sinh viên bỏ học đi làm phục vụ bàn trong một quán ăn để nuôi nam sinh viên ăn học. Nam sinh viên đã cam kết lấy nữ sinh viên làm vợ khi ra trường. Trong quá trình chung sống cả hai không có tài sản gì đáng kể. Khi ra trường nhận bằng đại học, nam sinh viên bội ước không cưới cựu nữ sinh viên. Vấn đề đặt ra: Nữ sinh viên đòi chia tài sản chung là bằng đại học (trình độ đại học). Trình độ đại học có phải là tài sản không? 4
- Tình huống 2 Ông Hoàng Cải Tiến có một người con trai 10 tuổi, vợ mất sớm. Ông quyết tâm đi nghiên cứu sinh tự túc ở nước ngoài, nhưng không có tiền. Ông bán ngôi nhà cổ ở Hội An với điều kiện chuộc lại trong vòng 5 năm. Ông bị tai nạn giao thông ở nước ngoài. Trước khi chết, ông chăng chối để lại ngôi nhà đã bán cho người con trai chuộc lại. Biết rằng ngôi nhà vẫn trong thời hạn chuộc lại, nhưng người mua ngôi nhà đó của ông đã bán ngôi nhà đó cho người khác. Hỏi: Liệu con trai ông Tiến có chuộc lại ngôi nhà đó được không? Cơ sở lý luận ở đây là gì? Ở đây có mối liên hệ gì giữa luật nghĩa vụ và luật tài sản? 5
- Tình huống 3 Ông Tám Lúa làm thuê ở U Minh được một người xa lạ nhờ trông coi hộ ngôi nhà trong hai ngày. Thế rồi người đó không quay trở lại và không có một lời nhắn. Hơn ba mươi năm sau ông bán ngôi nhà đó để về quê sinh sống. Một người hàng xóm mới ở xa dọn đến đang thue nhà này kiện rằng ông Tám Lúa không chiếm hữu ngôi nhà đó liên tục. Có một người làm chứng, ông Tám Lúa ở ngôi nhà đó công khai, ngay tinh vào tháng 10/1974 và người đó cũng lại gặp ông Tám Lúa ở ngôi nhà đó công khai, ngay tinh vào tháng 12/ 2006. Còn thời gian giữa hai thời điểm đó thi không ai đưa ra nổi bằng chứng về việc ông Tám Lúa chiếm hữu ngôi nhà đó. Hỏi: Ông Tám Lúa có đủ điều kiện để thủ đắc quyền sở hữu ngôi nhà đó không? Tại sao? 6
- Những vấn đề cần nghiên cứu liên quan tới khái niệm tài sản Giọng hát ca sĩ Cái đầu người đông lạnh... 7
- Những vấn đề pháp lý chính của luật dân sự truyền thống * Luật dân sự, trên hết tất cả, có liên quan tới con người, hành vi của con người và quan hệ của con người đối với nhau và với tài sản * Có hai loại quan hệ (phân chia một cách thô thiển): Quan hệ giữa người với người Quan hệ giữa người với người thông qua vật (theo quan niệm pháp lý) 8
- Giải pháp pháp lý Để giải quyết các quan hệ này, các nền tài phán thường mượn các giải pháp và các khái niệm của Luật La Mã * Quan hệ giữa mọi người liên quan tới vật được điều tiết bởi luật tài sản (jus rerum). Vì vậy các vật quyền thường được xem là phạm vi truyền thống của luật tài sản * Quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định là quan hệ nghĩa vụ và được điều tiết bởi luật nghĩa vụ hay còn gọi là luật về quyền đối nhân 9
- Khái niệm vật quyền * Vật quyền hay quyền đối vật có mục đích là vật khác với quyền đối nhân có mục đích là một cam kết cụ thể mà người thụ trái phải thi hành. * Quyền đối vật là quyền tuyệt đối khác với quyền đối nhân là quyền tương đối, có nghĩa là quyền đối nhân không có hiệu lực với người thứ ba. * Quyền đối vật có tính cách hạn định, có nghĩa là do luật qui định. 10
- Mối liên hệ giữa luật tài sản và luật nghĩa vụ Các vật quyền được luật dân sự điều chỉnh ở trạng thái tĩnh. Khi chúng được lưu thông, thì chúng được xác định ở trạng thái động. Đó chính là nội dung của trái quyền hay nghĩa vụ. 11
- Nội dung dân luật Quyền lợi tư Chủ thể quyền lợi tư Xác lập Thực hiện Thể nhân Pháp nhân quyền lợi quyền lợi Bình Quyền về Tự do Bản quyền Theo ý chí nhân cách dân sự tính dân sự của chủ thể An toàn An toàn thân thể tinh thần Phân Quyền loại bảo vệ và Tự do yêu cầu Tự do Tự do nghề bảo vệ khi thân thể tinh thần nghiệp có vi phạm Tự do 12 Tự do đi lại Tự do chỗ ở hoạt động
- Xác lập quyền lợi Các Căn cứ quyền lợi phát sinh chủ quan quyền lợi 13
- Căn cứ phát sinh quyền lợi Truyền thống Hiện đại Hành Sự vi kiện pháp pháp lý lý Gần như Gần như Nghĩa vụ Hợp đồng Vi phạm hợp đồng vi phạm pháp định 14
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu * Quyền sở hữu chỉ phát sinh khi có những căn cứ hợp pháp * Các căn cứ này là sự ghi nhận các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế * Giáo trình luật dân sự Việt Nam của ĐHLHN có ba nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu : Theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên Theo qui định của pháp luật (lao động, sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, không xác định được chủ sở hữu, thừa kế...) 15 Theo những căn cứ riêng: Bản án, quyết định của toà
- Sản nghiệp Quyền lợi chủ quan Ngoại sản Quyền quyền nghiệp quyền nhân thân Quyền Quyền đối nhân đối vật Các quyền Quyền Nghĩa vụ lợi về vật gia chuyển đình Động sản giao Vật Nghĩa vụ hành Do Do Vật quyền Vật quyền động Bất bản luật chính yếu phụ thuộc động Nghĩa vụ chất định sả n không hành động Bất động sản Nghĩa vụ do luật định tự nhiên Bất động sản Bất động sản 16 do bản chất do dụng đích
- Tình huống 4 Từ Hải, Thuý Kiều, Thuý Vân, Thúc Sinh và công ty Nguyễn Du thoả thuận thành lập một công ty TNHH. Từ Hải góp vốn bằng một chiếc ô tô. Thuý Kiều góp vốn bằng quyền hưởng dụng một ngôi nhà mặt phố. Thuý Vân góp vốn bằng khả năng nghiên cứu thị trường của mình. Thúc Sinh góp vốn bằng một công việc thích hợp. Công ty Nguyễn Du góp vốn bằng sản nghiệp thương mại của mình. Phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh H không đồng ý vì cho rằng cách thức góp vốn này không phù hợp với Luật Doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên các bên góp vốn đều lập luận các cách thức góp vốn nói trên đều là góp vốn bằng tài sản. Câu hỏi: Theo anh, chị họ đã lập luận như thế nào và cách lập luận như vậy có chuẩn xác không? 17
- Khái niệm tài sản Điều 172 của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 định nghĩa: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ cú giá và các quyền tài sản” Điều 181 của Bộ luật này định nghĩa: “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” 18
- Những điểm cần suy nghĩ * Vật; * Quyền tài sản Câu hỏi: Có mối liên hệ nào giữa vật và quyền được làm rõ trong các định nghĩa trên? Vật và quyền có liên hệ với nhau như thế nào? 19
- Quyền tài sản Đặc điểm của quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam: + Trị giá được bằng tiền + Có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự Vấn đề đặt ra: Các quyền gắn với nhân thân (quyền được trợ cấp, cổ phần ưu đãi biểu quyết...) có chuyển nhượng được không và có được coi là quyền tài sản không? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Môi trường: Chương III - Phan Thị Tường Vi
36 p | 336 | 120
-
Bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình: Phần 2 - Nguyễn Thị Mỹ Linh
106 p | 298 | 71
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Phá sản doanh nghiệp
57 p | 451 | 64
-
Bài giảng Luật dân sự - Phạm Thị Kim Phượng
165 p | 212 | 37
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 3 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
46 p | 182 | 30
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 4: Chế độ pháp lý về phá sản
39 p | 149 | 27
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Bài 13 - ThS. Nguyễn Quốc Sỹ
9 p | 122 | 20
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 4 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
19 p | 81 | 16
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 8: Pháp luật về phá sản
54 p | 16 | 12
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 4: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
19 p | 33 | 12
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 5 - ThS. Lê Thị Giang
31 p | 65 | 8
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 4 - ThS. Lê Thị Giang
59 p | 64 | 8
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 3-4-5: Thủ tục phá sản
24 p | 21 | 6
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 8: Trọng tài thương mại
47 p | 15 | 5
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
22 p | 59 | 5
-
Bài giảng Luật phá sản - Bài 7: Trọng tài thương mại - Phương thức giải quyết tranh chấp
25 p | 20 | 4
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 7 - Pháp luật về phá sản
11 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn