Bài giảng môn Kinh tế thủy sản: Chương 3: Kinh tế sản xuất - Nguyễn Minh Đức
lượt xem 10
download
Bài giảng môn Kinh tế thủy sản: Chương 3: Kinh tế sản xuất - Nguyễn Minh Đức với mục tiêu thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của con người; những nhu cầu cơ bản của loài người là thực phẩm, quần áo, chỗ ở và sự an toàn,.... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Kinh tế thủy sản: Chương 3: Kinh tế sản xuất - Nguyễn Minh Đức
- BÀI GIẢNG MÔN HỌC KINH TẾ THỦY SẢN CHƯƠNG 3 KINH TẾ SẢN XUẤT NGUYỄN MINH ĐỨC
- Mục đích của sản xuất • Thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của con người • Những nhu cầu cơ bản của loài người là thực phẩm, quần áo, chỗ ở và sự an toàn. Những nhu cầu của con người càng gia tăng gấp nhiều lần cùng với sự phát triển của xã hội. Con người phải sản xuất để có được những phương tiện mà qua đó, họ có thể thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của riêng họ, đồng thời cũng giúp thỏa mãn nhu cầu của những người khác. 2
- • Một người vừa là nhà sản xuất vừa là người tiêu dùng. • Mục đích của sản xuất là để cải thiện lợi ích kinh tế, cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống bằng cách thúc đẩy con người ngày càng thỏa mãn nhiều hơn những nhu cầu và mong muốn. Trước khi bắt tay vào sản xuất, nhà sản xuất sẽ phải xem xét những nhu cầu và mong muốn của những người khác được phản ánh ở một nơi để trao đổi các thông tin, được gọi là thị trường. 3
- Sản xuất là gì? • Sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra một số hàng hóa hay dịch vụ có giá trị. • Sản xuất bao gồm các hoạt động sau: – Thay đổi dạng thức của 1 loại hàng hóa ở bất kỳ giai đoạn nào từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: từ phụ phế phẩm chăn nuôi thành thức ăn cho cá. – Thay đổi tình trạng của hàng hóa. Ví dụ: nuôi cá từ cá giống thành cá thương phẩm, phi-lê cá trong các xí nghiệp chế biến. – Cung cấp dịch vụ. Ví dụ: dịch vụ khuyến ngư 4
- Các yếu tố của sản xuất • Quá trình sản xuất sử dụng nhiều yếu tố, được phân ra làm 4 loại chính, gọi là 4 yếu tố của sản xuất: – Đất đai, đại diện cho tài sản tự nhiên được sử dụng trong sản xuất. Yếu tố đất đai trong sản xuất bao gồm luôn cả cây cối sinh vật tự nhiên, chất khoáng, nước và các loại thủy vực; thậm chí bao gồm cả ánh sáng và không khí. – Vốn là yếu tố “nhân tạo”, bao gồm thức ăn, phân bón, hồ chứa, nhà xưởng, tiền bạc và kể cả kỹ thuật sản xuất. – Lao động là nguồn năng lượng “cơ bắp” sơ cấp được sử dụng trong sản xuất, bao gồm cả lao động điều hành, lao động gia đình và lao động được thuê mướn. – Quản lý là nguồn lực trí óc cho sản xuất, trái với năng lượng “cơ bắp”. Quản lý liên quan đến quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm rủi ro. 5
- Sản xuất thủy sản • Sản xuất thủy sản liên quan đến sinh học. Quá trình sản xuất thủy sản là một quá trình kết hợp các nguồn lợi thủy sinh, lao động và sự quản lý để tạo ra một sản phẩm có khả năng tiêu thụ. • Các nhà sinh học thủy sản thường quan tâm đến sản lượng khi các yếu tố đầu vào như thức ăn, mật độ và số lượng thả giống, chất lượng nước, … thay đổi • Một nhà kinh tế sẽ quan tâm đến cả hai: Sản lượng và hiệu quả sử dụng vốn. 6
- HÀM SỐ SẢN XUẤT • Hàm số sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và sản phẩm tại một thời điểm nhất định với một công nghệ nhất định • Các yếu tố đầu vào: là các nguyên liệu ban đầu, vất chất hay dịch vụ, sử dụng cho quá trình sản xuất. • Các đầu vào cho sản xuất thủy sản bao gồm con giống, thức ăn, ao hồ, nguyên liệu thủy sản, máy móc thiết bị, kỹ thuật, tổ chức và dịch vụ... 7
- • Sản phẩm: là các sản phẩm vật chất hay dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất. Sản phẩm được hiểu là các sản phẩm hay nguồn lực vật chất. Trong ngành thủy sản, sản phẩm bao gồm cá, tôm, các sản phẩm thuỷ sinh ở các dạng thức khác nhau: tươi sống, sơ chế hay đã chế biến, ăn liền. Sản phẩm trong ngành thủy sản cũng là những dịch vụ khuyến ngư, những kỹ thuật sản xuất và tư vấn,… • Sản phẩm NTTS thường đa dạng và là kết quả của hàng loạt các yếu tố đầu vào. Mức độ sản phẩm làm ra được quy định bởi việc sử dụng các mức độ của mỗi yếu tố đầu vào cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng. 8
- Hàm số sản xuất thủy sản có thể được thể hiện thông qua phương trình đại số sau: Y = f(X1, X2, X3,... , Z) Trong đó: Y - Sản phẩm NTTS X1 - Lượng thức ăn X2 - Kích cỡ thả X3 - Tỷ lệ sống X4 - Mật độ thả Z - Các biến liên quan đến tăng trưởng của loài thủy sản 9
- • Phương trình thể hiện sản lượng hay năng suất sản xuất liên quan đến mỗi yếu tố đầu vào ở một mức độ nào đó. • Với số mẫu lớn và thực nghiệm nhiều, hàm số sản xuất là công thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất • Việc xác định hàm số sản xuất trong thực tế thường không đơn giản. Trong thực tế để đơn giản hoá việc xây dựng hàm số sản xuất người ta thường chỉ để 1 yếu tố thay đổi còn các yếu tố khác cố định. Kết quả có thể xác định được mối quan hệ giữa sản phẩm và sự thay đổi của một loại đầu tư (như thức ăn) trong điều kiện các đầu tư khác được khống chế. Trong trường hợp này ta có hàm sản xuất được biểu diễn dưới dạng: • Y = f(X1|X2, X3, X4, X5,..., Z) 10
- Bảng 1: Năng suất cá tra nuôi ở các mật độ khác nhau Mật độ Mật độ Năng suất Thay đổi về (kg/ha) (con/ha) (kg/ha) n.suất 57 6250 2667 - 79 8750 3734 1067 102 11250 4801 1067 114 12500 5221 420 125 13750 5789 568 148 16250 6640 851 11
- 7000 6000 N¨ng suÊt (kg/ha) 5000 4000 3000 2000 1000 0 57 79 102 114 125 148 M Ët ®é th¶ (k g/ha) Quan hệ giữa mật độ và năng suất 12
- Hàm sản xuất trong đồ thị có các đặc điểm sau: •Sản lượng tăng khi đầu vào tăng •Tỷ lệ tăng không bằng nhau ở các mức đầu vào khác nhau 13
- • Trong nuôi trồng thuỷ sản, hàm sản xuất thường rất phức tạp. Brett (1979) tập trung vào mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượng thức ăn đưa vào, theo Brett thì đây là mối quan hệ cơ bản trong NTTS. - Quy luật giá trị giảm dần trong kinh tế sản xuất. -Trong thực tế, hàm số sản xuất rất đa dạng, nó có thể là hàm số tuyến tính, hàm số bậc 2, hyperbole... Do vậy, đường biểu diễn quá trình sản xuất có thể biểu diễn bằng các công thức toán học đơn giản hoặc phức tạp. 14
- 15
- Sản phẩm biên • Hình dạng của đường cong tăng trưởng còn thể hiện giá trị sản phẩm biên (MP - Marginal Product hay MPP - Marginal Physical Product). • Sản phẩm biên là lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng 1 đơn vị của yếu tố đầu vào. Sản phẩm biên của yếu tố X1 là sự thay đổi của tổng sản phẩm (TPP - Total Physical Product) do sự thay đổi 1 đơn vị X1 tạo thành. • Lượng sản phẩm biên được tính bằng công thức: TPP MPPX1 = ------- X1 16
- Sản phẩm trung binh Sản phẩm trung bình (APP - Average Physical Product) thể hiện lượng sản phẩm tạo ra trên mỗi một đơn vị đầu vào tại các mức đầu vào khác nhau. TPP Công thức tính APP: APPX1 = --------- X1 17
- 18
- Hình 4. Mối quan hệ giữa TPP, MPP và APP 19
- MỐI QUAN HỆ GIỮA MPP, APP VÀ TPP Mối quan hệ giữa MPP và APP • MPP > APP (đường cong MPP nằm trên đường cong APP) => APP ở giai đoạn tăng. • MPP < APP (đường cong MPP nằm dưới đường cong APP) => APP ở giai đoạn giảm. • MPP = APP => APP đạt giá trị cự đại. Mối quan hệ giữa MPP và TPP • Khi MPP tăng, TPP tăng với tốc độ (tỷ lệ) tăng. Sau khi MPP đạt giá trị cực đại, TPP tiếp tục tăng nhưng với nhịp độ giảm. • MPP = 0, TPP đạt giá trị cực đại. • MPP < 0, TPP giảm dần. • Đường cong thể hiện mối quan hệ giữa MPP và APP có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà sản xuất, các nhà kinh tế. Thông qua mối quan hệ này người ta có thể chia quá trình sản xuất ra làm các giai đoạn khác nhau. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG
458 p | 210 | 101
-
Giáo trinh kinh tế thủy sản part 1
27 p | 187 | 76
-
Bài giảng Kinh tế lượng - Nguyễn Thị Thùy Trang
21 p | 287 | 51
-
Bài giảng môn Kinh tế học quản lý - TS. Từ Thúy Anh
5 p | 290 | 50
-
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 2: Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT
26 p | 263 | 31
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Phan Nữ Thanh Thủy
39 p | 230 | 25
-
Bài giảng Kinh tế quản lý: Bài 1 - Hoàng Thị Thúy Nga
14 p | 160 | 21
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 1 - ĐH Thủy Lợi
45 p | 240 | 19
-
Bài giảng Giới thiệu sơ lược về ngành kinh tế và quản lý thủy sản
15 p | 160 | 16
-
Giáo trình môn kinh tế thủy sản part 10
21 p | 97 | 15
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 7: Các học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển (Neoclassicism)
33 p | 156 | 12
-
Bài giảng Luật kinh doanh (Cao Thùy Dương) - Chương 1 Tổng quan luật kinh doanh
23 p | 100 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Hà Xuân Thùy
22 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - ThS. Võ Thị Thúy Hoa
34 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn