intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày QPPL

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

230
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày quy phạm pháp luật trình bày các nội dung cơ bản như: ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày quy phạm pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày QPPL

  1. Chương 4: NGÔN NGỮ TRONG VBPL. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL.
  2. I. Ngôn ngữ trong VBPL 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp 4. Câu và dấu câu II. Xây dựng và trình bày QPPL 1. Cấu trúc QPPL 2. Cách xây dựng các bộ phận QPPL 3. Trình bày QPPL
  3. I. NGÔN NGỮ TRONG VBPL 1. Khái niệm. Ngôn ngữ trong VBPL là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp chúng trong tiếng Việt được Nhà nước sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và quản lý NN. .
  4. 2. Đặc điểm a.Tính chính xác b.Tính dễ hiểu c.Tính khách quan: d.Tính văn hóa e.Tính khuôn mẫu
  5. Khoản 4 Điều 16, Khoản 5 Điều 18 và Khoản 5 Điều 19 Luật doanh nghiệp quy định: “Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có: chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc (doanh nghiệp tư nhân chỉ có giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.”
  6.  “Đối với hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, các tổ chức hoặc cá nhân không được phép KD mà KD, hoặc được phép KD mà trong quá trình KD không thường xuyên đảm bảo các điều kiện qui định cho loại hàng hóa, dịch vụ đó, đều coi là hành vi KD trái phép, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ của PL hiện hành. (90 từ)
  7.  Đối với việc kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có điều kiện nhưng không có giấy phép hoặc không đảm bảo các yêu cầu qui định đối với hàng hóa, dịch vụ đó đều bị coi là hành vi KD trái phép và có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS tùy theo mức độ vi phạm“. (65 từ)
  8.  Chúng tôi tha thiết và thành thật trông đợi quý vị cho biết ý kiến về vấn đề nói trên.  UBND tận tình hướng dẫn, các cơ quan phải thi hành quyết định này
  9. 3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
  10. Vị giáo sư luật yêu cầu một SV xuất sắc trả lời câu hỏi tình huống: - Nếu anh phải cho ai đó một trái cam, anh sẽ nói thế nào? -Người SV đáp: "Mời ngài dùng trái cam này!". - Giáo sư giận dữ: Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như một luật sư xem nào.
  11. - Sinh viên suy nghĩ và nói: "Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền sở hữu toàn bộ và duy nhất của tôi với tất cả các quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong trái cam này cho ông (T.) cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các quyền hợp pháp như cắn, cắt, ướp lạnh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho người khác. Tất cả những gì được đề cập trước và sau đây hoặc những hành vi không tương thích với tuyên bố này, trong bất kể hoàn cảnh nào, đều không có giá trị pháp lý".
  12. 3.Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp a. Phải đúng chính tả: viết đúng âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng… theo chuẩn quốc gia. - Kiểm soát – kiểm sát - Sáp nhập – sát nhập - Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Lỗi phổ biến hiện nay: bổ xung, sử lý, xử dụng, thăm quan…
  13.  Kết quả, các từ có tỷ lệ lỗi cao nhất là “soi mói” với 74,33%, “sáng lạn” 41,66%, “cọ sát” 28,38%, “thăm quan” 20,61%... Đơn vị có nhiều lỗi nhất là Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm 38,46%, tiếp đến là Viện Năng lượng nguyên tử 31,49%. Đơn vị có ít lỗi nhất thuộc về ngành ngân hàng.
  14.  Khu vực báo chí và truyền thông có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động 10%.  Khu vực chính quyền địa phương, và các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ lỗi khu vực Đại học và Viện nghiên cứu cũng xấp xỉ mức trung bình của xã hội.  Khá nhất là doanh nghiệp và các Bộ có tỷ lệ lỗi 7,47- 19,98% vẫn bỏ xa mức chuẩn 1%.
  15. b. Phải chính xác về nghĩa của từ - thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ em, …. - đảo - ốc đảo - tránh những trùng ngữ, như: đề cập đến; công bố công khai, người đâu tiên đề xuất vấn đề, hàng xuất khẩu ra nước ngoài, - từ ghép không rõ ràng: điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), thanh kiểm tra (thanh tra, kiểm tra). - tránh diễn tả ý bị động bằng từ bởi. - tránh dùng cụm từ phủ định của phủ định.
  16. - "đình chỉ ngừng thi công”; - “cấm không được vứt rác”; - “cấm không được hút thuốc nơi công cộng”;
  17.  Khi chuyển một vật cho người khác mà không cần đền bù được gọi là: cho  Chuyển vật cho người khác với tình cảm đặc biệt hơn: tặng  Chuyển một vật cho ông bà, cha mẹ: biếu  Tôn kính về tôn giáo: cúng  Trong ví dụ ở trên, tất cả các hành động đó trong Bộ luật Dân sự chỉ duy nhất được gọi tên là “Hợp đồng tặng cho”.
  18. Hiến pháp 1992 quy định: - Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. - Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
  19. c. Hạn chế sử dụng từ đa nghĩa  Quyết định 129/2004/QĐ-UBND qđịnh “dịch vụ hớt tóc thanh nữ” là dịch vụ hớt tóc nam có sử dụng thợ nữ.  “đồng ý về mặt nguyên tắc”.  Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2